Cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến và 4 đại tá ra tòa với những tình tiết giảm nhẹ nào?
Sáng nay (18/5), Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Đinh Ngọc Hệ (còn gọi Út trọc) và 7 bị cáo, trong số này có ông Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trước khi ra tòa, ông Nguyễn Văn Hiến đã bị Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật bằng hình thức khai từ khỏi Đảng (Hội nghị Trung ương 12 ngày 14/5).
Trong vụ án này các bị cáo bị truy tố gồm: Đinh Ngọc Hệ, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng; Chủ tịch Hội đồng quản trị – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P; Bị cáo Phạm Văn Diệt, Tổng Giám đốc điều hành Công ty cổ phần tập đoàn Đức Bình, Giám đốc điều hành Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh; Bị cáo Vũ Thị Hoan, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Yên Khánh Hải Thành.
Ông Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hầu tòa sau 4 ngày bị kỷ luật khai trừ Đảng (ảnh IT).
Ba bị cáo trên đều bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a Khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.
Các bị cáo: Bùi Như Thiềm, nguyên Trưởng phòng Kinh tế, Quân chủng Hải Quân đã nghỉ hưu; bị cáo Bùi Văn Nga, nguyên Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ và Du lịch biển đảo Hải Thành, Quân chủng Hải Quân; bị cáo Đoàn Mạnh Thảo, nguyên Trưởng phòng Tài chính Quân chủng Hải quân; bị cáo Trần Trọng Tuấn, Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ và Du lịch biển đảo Hải Thành, Quân chủng Hải Quân.
4 bị cáo trên khi công tác đều có cấp bậc hàm là đại tá, cả 4 người cùng bị truy tố về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” theo Điểm b Khoản 3 Điều 229 Bộ luật hĩnh sự năm 2015, có mức hình phạt từ 5 đến 12 năm tù.
Riêng bị cáo Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điểm c Khoản 3 Điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015, có mức hình phạt từ 7 đến 12 năm tù.
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ, tức Út trọc (ảnh TTXVN).
Video đang HOT
Trong vụ án này, cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương đã liệt kê những tình tiết giảm nhẹ mang tính định khung với các bị cáo. Theo đó tình tiết người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải (điểm s Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015) gồm bị cáo: Nguyễn Văn Hiến, Vũ Thị Hoan, Phạm Văn Diệt, Bùi Như Thiềm, Đoàn Mạnh Thảo, Bùi Văn Nga, Trần Trọng Tuấn.
Tình tiết người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (điểm t Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015), có bị cáo Phạm Văn Diệt, Vũ Thị Hoan.
Tình tiết người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong công tác (điểm V Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015) gồm bị cáo: Bùi Như Thiềm, Đoàn Mạnh Thảo, Bùi Văn Nga, Trần Trọng Tuấn, Nguyễn Văn Hiến.
Cáo trạng cũng nêu rõ, ông Nguyễn Văn Hiến trong quá trình công tác đã có nhiều công lao đóng góp xây dựng Quân đội và cho sự nghiệp bảo vệ biển đảo của Tổ quốc; được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh; anh trai ruột của ông Hiến là Liệt sỹ (Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015).
Ngoài ra Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương còn đề nghị áp dụng Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 đối với các bị cáo sức khỏe yếu, mắc nhiều bệnh tật: Nguyễn Văn Hiến, Bùi Như Thiềm, Bùi Văn Nga, Đoàn Mạnh Thảo, Trần Trọng Tuấn.
Như vậy, trong số các bị cáo, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến là trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhất, tiếp đến là các bị cáo Thiềm, Thảo, Nga và Tuấn, đây là cơ sở rất quan trọng khi tòa lượng hình.
Theo lịch, phiên tòa diễn ra trong 3 ngày, từ 18 đến 20/5.
Út 'Trọc' bị cáo buộc chiếm đoạt đất vàng quận 1 như thế nào?
Viện kiểm sát cho rằng Út "Trọc" lợi dụng sự kém hiểu biết pháp luật của một số cán bộ Quân chủng Hải Quân để chiếm đoạt một trong 3 khu đất vàng của đơn vị này ở TP.HCM.
Trong vụ án Quân chủng Hải quân mất 3 lô đất vàng ở TP.HCM vào tay tư nhân, Viện kiểm sát Quân sự Trung ương truy tố Đinh Ngọc Hệ (49 tuổi, còn gọi là Út "Trọc", cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) cùng đồng phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quá trình điều tra, ông Hệ không thừa nhận hành vi phạm tội. Nhưng cơ quan tố tụng kết luận có đủ cơ sở xác định Út "Trọc" đã chiếm đoạt khối tài sản trị giá hơn 525 tỷ đồng của Quân chủng Hải quân.
Theo cáo trạng, khu đất số 7-9 đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM) có diện tích hơn 3.500 m2. Đây là bất động sản rộng nhất trong số 3 khu đất quốc phòng thuộc quyền quản lý của Quân chủng Hải quân liên quan vụ án.
Quá trình quản lý, Quân chủng Hải quân đã thống nhất giao đơn vị trực thuộc là Công ty Hải Thành hợp tác làm kinh tế với các doanh nghiệp trên 3 lô đất nay.
Năm 2005, Hệ nhờ cháu là sinh viên cao đẳng Vũ Thị Hoan đứng tên người đại diện pháp luật để thành lập Công ty Yên Khánh. Sau đó, Hệ chỉ đạo Hoan ký quyết định bổ nhiệm Phạm Văn Diệt (48 tuổi, trú TP.HCM) làm Giám đốc điều hành của doanh nghiệp này.
Ông Đinh Ngọc Hệ tại phiên tòa hồi cuối năm 2018. Ảnh: Bá Chiêm
Hồ sơ nêu Công ty Yên Khánh có vốn điều lệ 1,7 tỷ đồng, trụ sở đặt tại nhà riêng của ông Hệ ở quận 2, TP.HCM. Vũ Thị Hoan và Phạm Văn Diệt đứng tên góp vốn nhưng mọi điều hành làm đều theo chỉ đạo của Út "Trọc".
Năm 2006, Đinh Ngọc Hệ biết Quân chủng Hải quân có chủ trương chuyển mục đích sử dụng khu đất số 7-9 sang làm kinh tế. Công ty Yên Khánh mới thành lập, không có năng lực tài chính nhưng Út "Trọc" chỉ đạo Hoan ký tờ trình ghi khống nhiều nội dung về năng lực tài chính và kinh doanh để xin liên kết đầu tư.
Sau đó, khi khu đất chưa được chuyển đổi sang đất làm kinh tế, cán bộ cấp dưới vẫn tham mưu cho cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nguyễn Văn Hiến ký ủy quyền, giao Bùi Văn Nga (Giám đốc Công ty Hải Thành) liên doanh làm kinh tế với Công ty Yên Khánh.
Trong 7 nội dung được ký kết, có điều khoản quy định hai bên thành lập liên doanh Yên Khánh Hải Thành (do Vũ Thị Hoan làm người đại diện pháp luật) để xây dựng, vận hành cao ốc đa năng tại khu đất số 7-9 trong 49 năm. Trong đó, phía Hải Thành góp 32 tỷ đồng bằng quyền sử dụng khu đất. Còn Công ty Yên Khánh góp cổ phần 288 tỷ bằng tiền mặt (gấp 9 lần đối tác).
Tháng 7/2009, sau khi ông Nguyễn Văn Hiến ký các văn bản đồng ý, khu đất vàng trên được bàn giao cho liên doanh Yên Khánh Hải Thành với giá trị theo UBND TP.HCM là hơn 503 tỷ.
Nửa năm sau, Đinh Ngọc Hệ đã chỉ đạo để Yên Khánh Hải Thành cho nhiều đối tác thuê lại đất vàng từ năm 2009 đến 2019. Qua đó thu được tổng số tiền hơn 32,5 tỷ.
Theo cáo trạng, năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp sổ đỏ cho khu đất số 7-9 đứng tên Công ty Hải Thành. Sau đó, Phạm Văn Diệt đã chỉ đạo nhân viên đến làm thủ tục để Công ty Hải Thành giới thiệu cho người của Diệt đi lấy sổ đỏ và nộp phí trước bạ 500 triệu.
Sau đó, Phạm Văn Diệt đã làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ Công ty Hải Thành sang Yên Khánh Hải Thành. Khi được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đỏ mới, Diệt mang về Công ty Yên Khánh.
Từ đó, Đinh Ngọc Hệ đã chỉ đạo Hoan và Diệt thế chấp đất cho Ngân hàng VietBank để vay 52 tỷ đồng. Út "Trọc" dùng tiền vay được để mua 2 căn nhà ở quận 2, TP.HCM cho vợ và con ông ta và mua cổ phiếu của Công ty Tân Cảng Hiệp Phước.
Cuối năm 2013, sau khi giải chấp tài sản với VietBank, Đinh Ngọc Hệ tiếp tục chỉ đạo Hoan và Diệt gán sổ đỏ để vay vốn của BIDV chi nhánh Thành Đô. Quá trình thỏa thuận, nhà băng và doanh nghiệp của Hệ thống nhất giá trị khu đất là hơn 717 tỷ đồng.
Trong 3 khu đất của Quân chủng Hải quân ở đường Tôn Đức Thắng (TP.HCM), lô liên quan đến Út "Trọc" có diện tích lớn nhất. Ảnh: Quỳnh Danh.
Cáo trạng quy kết bằng các thủ đoạn gian dối, Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt và Vũ Thị Hoan đã lợi dụng sự chủ quan, kém hiểu biết của một số cán bộ thuộc Quân chủng Hải quân và lợi dụng sơ hở, buông lỏng quản lý đất của một số cán bộ ở TP.HCM để chiếm đoạt quyền sử dụng khu đất số 7-9 của Quân chủng Hải quân có giá trị tại thời điểm tháng 2/2010 là trên 525 tỷ đồng.
Trong vụ án, Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt và Vũ Thị Hoan bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điểm a, Khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt tù 12-20 năm hoặc tù chung thân.
Liên quan sai phạm trên, ông Nguyễn Văn Hiến (nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) bị truy tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với khung hình phạt 7-12 năm tù do chủ quan, tin tưởng cán bộ dưới quyền, ký các văn bản trái pháp luật liên quan quản lý tài sản và hợp tác kinh doanh làm kinh tế.
Còn nhóm cán bộ cấp dưới của ông Hiến ở Quân chủng Hải Quân là Bùi Như Thiềm, Bùi Văn Nga, Đoàn Mạnh Thảo và Trần Trọng Thuấn bị truy tố tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai với khung hình phạt 5-12 năm tù.
Ngày 18/5, Tòa án Quân sự Quân chủng Hải quân sẽ xét xử ông Nguyễn Văn Hiến và 7 bị can nói trên.
Đinh Ngọc Hệ đang thụ án tù 12 năm về các tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức. Ngày 28/1/2019, ông Hệ bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi do có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại dự án BOT cầu Việt Trì (Phú Thọ).
Đến ngày 24/10/2019, Út "Trọc" tiếp tục bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng liên quan vụ đấu thầu, thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Út 'trọc' dùng thủ đoạn gì để chiếm đoạt đất 'vàng' quốc phòng? Trong vụ án sai phạm đất đai liên quan đến cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến, Đinh Ngọc Hệ và Vũ Thị Hoan, Phạm Văn Diệt bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quyền sử dụng khu đất 7-9 Tôn Đức Thắng, TP.HCM. Khu đất 7-9 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH...