Cựu thứ trưởng Bộ TN&MT sai phạm, doanh nghiệp thu lợi bất chính hơn 736 tỷ đồng
Trong vụ án này, ông Nguyễn Linh Ngọc, cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 27 bị can trong vụ án Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Buôn lậu; Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội ma có; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Gây ô nhiễm môi trường, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan.
Theo kết luận điều tra, với vai trò là thứ trưởng Bộ TN&MT, phụ trách việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản, quan nghiên cứu tờ trình của Tổng cục Địa chất & khoáng sản và hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản, ông Nguyễn Linh Ngọc biết rõ Công ty Thái Dương chưa đủ điều kiện được cấp phép.
Tuy nhiên cựu thứ trưởng Bộ TN&MT vẫn ký giấy phép khai thác khoáng sản, giao nguồn tài nguyên đất hiếm cho Công ty Thái Dương khai thác, dẫn đến công ty này khai thác trái phép, gây thất thoát khoáng sản trị giá hơn 864 tỷ đồng.
Hành vi của ông Nguyễn Linh Ngọc bị cho là đã phạm vào tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3, Điều 219 BLHS.
Ông Nguyễn Linh Ngọc khi còn đương chức. Ảnh: Media Quốc hội
Theo kết luận điều tra, với vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Thái Dương, từ năm 2019- 2023, ông Đoàn Văn Huấn đã chỉ đạo, tổ chức khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ đất hiếm Yên Phú với tổng trị giá hơn 864 tỷ đồng.
Video đang HOT
CQĐT xác định, ông Huấn đã bán trái phép hơn 10 triệu kg quặng đất hiếm trị giá hơn 403 tỷ đồng và hơn 280 triệu kg quặng sắt, trị giá hơn 333 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 736 tỷ đồng.
Đại gia Huấn còn chỉ đạo bị can Nguyễn Văn Chính (khi đó là Phó TGĐ, kiêm kế toán trưởng Công ty Thái Dương) xuất hóa đơn bán quặng đất hiếm và quặng sắt ghi đơn giá thấp hơn giá bán thực tế, qua đó khai man, để ngoài sổ sách kế toán hơn 27 tỷ đồng doanh thu, không kê khai nộp thuế, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 9 tỷ đồng tiề.n thuế.
Kết luận điều tra xác định, ông Chính đã giúp Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương chỉ đạo, tổ chức khai thác trái phép quặng đất hiếm và quặng sắt tại mỏ đất hiếm Yên Phú với tổng trị giá hơn 864 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 736 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án, bị can Lưu Anh Tuấn với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty CP đất hiếm Việt Nam đã thỏa thuận với ông Đoàn Văn Huấn xuất hóa đơn mua bán đất hiếm ghi thấp hơn giá trị thực tế, qua đó giúp ông Huấn khai man, để ngoài sổ sách kế toán, che giấu hơn 20 tỷ đồng doanh thu, không kê khai thuế, gây thiệt hại tiề.n thuế cho nhà nước hơn hơn 7,3 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Tuấn còn sử dụng 15 hóa đơn phản ánh số lượng vật tư đầu vào nhiều hơn thực tế mua bán tổng trị giá hơn 16 tỷ đồng để hạch toán, kê khai thuế, vi phạm pháp luật về kế toán, gây thiệt hại tiề.n thuế cho nhà nước hơn 4 tỷ đồng.
CQĐT xác định, hành vi của ông Tuấn gây thiệt hại cho tiề.n thuế nhà nước hơn 11 tỷ đồng. Trong đó bị can phải liên đới chịu trách nhiệm với ông Huấn đối với thiệt hại hơn 7,3 tỷ đồng, chịu trách nhiệm chính với số tiề.n thiệt hại hơn 4 tỷ đồng.
Theo CQĐT, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đất hiếm Việt Nam còn có hành vi buôn lậu. Cụ thể, từ năm 2019- 2023, ông Tuấn đã chỉ đạo nhân viên khai báo hải quan gian dối mã hàng hóa, mã loại hình xuất khẩu và nguồn gốc nguyên liệu dùng để sản xuất xuất khẩu tại 63 tờ khai hải quan, qua đó Công ty CP đất hiếm Việt Nam xuất khẩu trái pháp luật 474,98 tấn “tổng oxit đất hiếm”, trị giá hơn 379 tỷ đồng.
Công ty Thái Dương không xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, không thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đạt chuẩn theo quy định của pháp luật, chưa được phép xả thải ra môi trường, nhưng trong thời gian từ năm 2018 đến tháng 10/2023, ông Huấn đã chỉ đạo ông Nguyễn Văn Lai xả, đổ ra môi trường trái pháp luật hơn 348 ngàn tấn bùn thải quặng đuôi; chỉ đạo Lê Văn Cẩn đổ ra môi trường trái pháp luật 2.425 tấn bùn thải lẫn thải thạch cao.
Truy tố Chủ tịch Công ty Hải Hà vì gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 317 tỷ đồng
VKSND Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố bà Trần Tuyết Mai (SN 1961, Chủ tịch HĐTV, kiêm TGĐ Công ty Hải Hà) về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tội Vi phạm về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Liên quan đến vụ án, bị can Nguyễn Thị Ngọc Ánh (phụ trách Phòng tổng hợp Công ty Hải Hà) bị truy tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Lê Thị Huệ (cựu Giám đốc điều hành, kiêm Kế toán trưởng Công ty Hải Hà) bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo buộc, Công ty Hải Hà được Bộ Công thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu ngày 17/3/2017. Từ năm 2017 đến ngày 12/1/2024, Công ty Hải Hà thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá (BOG) là hơn 612 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi dụng việc được giao quản lý quỹ này, bà Trần Tuyết Mai đã chỉ đạo bà Lê Thị Huệ chỉ nộp 295 tỷ đồng để trích lập Quỹ BOG; còn lại hơn 317 tỷ đồng sử dụng trái quy định.
Bị can Trần Tuyết Mai, Chủ tịch HĐTV, kiêm TGĐ Công ty Hải Hà. Ảnh: Bộ Công an
Ngày 12/1/2024, Bộ Công thương đã ban hành quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu của Công ty Hải Hà.
Sau khi bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, bà Trần Tuyết Mai và Lê Thị Huệ không nộp ngay toàn bộ Quỹ BOG vào ngân sách nhà nước theo quy định, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 317 tỷ đồng.
Đối với hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán, cáo buộc cho rằng, quá trình điều hành hoạt động, kế toán trưởng và Nguyễn Thị Ngọc Ánh, phụ trách Phòng tổng hợp Công ty Hải Hà lập hai hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, phần mềm kế toán Fast để báo cáo thuế theo quy định và phần mềm kế toán Visoft Accounting (sổ sách kế toán nội bộ) để theo dõi, quản lý hoạt động bán hàng thực tế của Công ty Hải Hà.
Kết quả điều tra xác định, tại phần mềm kế toán Fast, số lượng xăng A95 đã bán, kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường là hơn 150 triệu lít. Tại phần mềm Visoft, số lượng xăng A95 bán ra thực tế là hơn 154 triệu lít.
Như vậy, Công ty Hải Hà đã để ngoài sổ sách kế toán, không kê khai nộp thuế hơn 3 triệu lít xăng A95. Số lượng xăng A95 này thuộc trường hợp phải nộp thuế bảo vệ môi trường năm 2010.
Cáo trạng xác định, kể từ khi Công ty Hải Hà được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, Công ty Hải Hà đã thu và quản lý cả tiề.n thuế bảo vệ môi trường do người mua xăng, dầu nộp cho Nhà nước thì phải có trách nhiệm quản lý số tiề.n thuế bảo vệ môi trường đã thu; thực hiện kê khai đủ hơn 3 triệu lít xăng A95 nêu trên, tính tiề.n thuế 4.000 đồng/lít và nộp số tiề.n thuế và ngày 25 hàng tháng.
Tuy nhiên, bà Mai đã chỉ đạo bị can Lê Thị Huệ, kế toán trưởng và Nguyễn Thị Ngọc Ánh, phụ trách Phòng tổng hợp lập, sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán để ngoài sổ sách kế toán (báo cáo thuế) số lượng xăng A95 thực bán nêu trên với số tiề.n hơn 15 tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Ngày 31/12/2024, giám định viên tư pháp Tổng cục thuế đã ban hành kết luận giám định, xác định hành vi để ngoài sổ sách kế toán, không kê khai thuế bảo vệ môi trường đã bán của Công ty Hải Hà gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước số tiề.n thuế hơn 15 tỷ đồng.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị tuyên phạt 6 năm tù Sau năm ngày xét xử và nghị án kéo dài, chiều 21/1, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với bị cáo Lê Tiến Phương (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) và 16 bị cáo khác về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát,...