Cựu Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH và các đồng phạm sắp hầu tòa
Ngày 18/9, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cựu Tổng giám đốc BHXH VN Lê Bạch Hồng và các đồng phạm.
Đây là vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH VN) và công ty Cho thuê tài chính II, trực thuộc Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam – Agribank (viết tắt là ALC II).
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 1 tuần, từ ngày 18 đến ngày 24/9 với HĐXX gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân.
6 bị cáo ra hầu tòa gồm Lê Bạch Hồng (cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cựu Tổng giám đốc BHXH VN), Nguyễn Huy Ban (cựu Tổng giám đốc BHXH VN), Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng Ban Kế hoạch – Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch – Đầu tư, kiêm Kế toán trưởng BHXH VN), Hoàng Hà và Trần Tiến Vỹ (đều là cựu Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Ban Kế hoạch – Tài chính, BHXH VN).
Ông Lê Bạch Hồng
Các bị cáo cùng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Riêng bị cáo Trần Thị Thanh Thủy (cựu chuyên viên, sau là Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Kế hoạch – Tài chính) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
“Bốc hơi” ngàn tỷ
Theo cáo trạng, BHXH VN được sử dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ BHXH để thực hiện các biện pháp đầu tư, tăng trưởng.
Việc đầu tư Quỹ BHXH phải được thực hiện theo luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và các quy định khác.
Ngày 25/12/2003, ông Lê Văn Sở (khi đó là Tổng giám đốc Agribank) và ông Nguyễn Huy Ban ký thỏa thuận hợp tác về việc BHXH đồng ý cho Agribank, các chi nhánh cấp 1 và các công ty thuộc Agribank vay vốn.
Video đang HOT
Agribank chịu trách nhiệm toàn bộ về việc vay, sử dụng và hoàn trả vốn của tất cả các hợp đồng do Agribank trực tiếp đi vay, các cho nhánh cấp 1, các công ty trực thuộc ký kết với BHXH do Tổng giám đốc Agribank ký bảo lãnh.
Ngày 1/1/2007, khi luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực, theo quy định tại điều 79 luật này và các quy định khác thì BHXNVN chỉ được cho NH Phát triển Việt Nam, NH Chính sách xã hội và NH thương mại nhà nước vay vốn.
ALCII là công ty cho thuê tài chính, tổ chức tín dụng phi ngân hàng (trực thuộc Agribank). Pháp luật không cho phép ALCII vay vốn của BHXHVN và cũng không cho phép BHXHVN cho ALCII vay vốn.
Tuy nhiên, thời điểm đầu năm 2008, do có nhu cầu về vốn kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê tài chính, ông Vũ Quốc Hảo (khi đó là Tổng giám đốc ALCII) đã gặp cựu Tổng giám đốc BHXHVN Nguyễn Huy Ban và Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng ban Kế hoạch – Tài chính, BHXHVN) để đặt vấn đề vay vốn.
Hai bên đi đến thống nhất, để được BHXNVN cho vay vốn, ALCII phải có bảo lãnh của Agribank.
Tháng 3 và 4/2008, ông Hảo ký hàng loạt công văn gửi Tổng giám đốc Agribank đề nghị về việc nhận tiền vay của BHXHVN. Ông Nguyễn Thế Bình (khi đó là Tổng giám đốc Agribank) đã ký phát hành nhiều thư bảo lãnh thanh toán để ALCII được nhận vốn của BHXHVN.
Các cán bộ BHXHVN sau đó đã lập 14 tờ trình đề nghị ông Ban và Lê Bạch Hồng cho ALCII vay vốn từ Quỹ BHXH.
Sau bút phê “đồng ý” của hai ông này, 14 hợp đồng BHXHVN cho ALCII vay hơn 1.000 tỷ đồng đã được thực hiện.
Tháng 7/2018, ALCII bị phá sản. Tính đến thời điểm ALCII bị phá sản, công ty này mới thanh toán cho BHXHVN một phần tiền gốc và lãi, còn nợ hơn 1.697 tỷ đồng.
Bản cáo trạng cho rằng, các thư bảo lãnh của Agribank vô hiệu, không có giá trị pháp lý đối với 13 hợp đồng vay vốn giữa BHXHVN và ALCII.
Còn bản thỏa thuận hợp tác giữa Agribank và BHXHVN chỉ có tính định hướng cho quan hệ hợp tác giữa hai bên, không có giá trị pháp lý ràng buộc giữa Agribank và BHXHVN. Sau khi luật Bảo hiểm xã hội 2006 có hiệu lực thì thỏa thuận hợp tác này vô hiệu.
Trong vụ án này, ông Lê Bạch Hồng bị xác định đã ký và chỉ đạo thực hiện 3 hợp đồng, đến nay không thu hồi được, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 434 tỷ đồng.
T.Nhung
Theo vietnamnet
Tham ô, gây thất thoát tiền tỷ ở Huế: Đề nghị Công an tỉnh vào cuộc
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo làm rõ vụ tham ô và gây thất thoát tiền tỷ xảy ra đã nhiều năm, nhưng chưa điều tra xong.
Liên quan đến vụ tham ô, gây thất thoát tiền tỷ xảy ra tại xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) đã nhiều năm, nhưng công an vẫn chưa điều tra xong khiến dư luận hoài nghi, ngày 15/8, theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến về vụ việc.
Cụ thể, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành văn bản số 5738/UBND-ĐTPT gửi Công an tỉnh và UBND thị xã Hương Thủy để tuyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh về vụ việc này.
Bí thư Đảng ủy xã Thủy Thanh Trần Duy Khánh (ngoài cùng bên phải) tại một cuộc họp của xã.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND thị xã Hương Thủy chỉ đạo Công an thị xã Hương Thủy làm rõ vụ việc, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/8.
Trước đó, Công an thị xã Hương Thủy cho biết, trên cơ sở kiến nghị khởi tố của Thanh tra thị xã, cơ quan này đã tiến hành điều tra, xác minh theo quy định, trình tự của Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên, kiến nghị khởi tố của thanh tra thị xã về những sai phạm trong quản lý kinh tế xảy ra tại UBND xã Thủy Thanh có nhiều tình tiết phức tạp, cần có nhiều tài liệu, chứng cứ quan trọng. Trong đó, nhất là những công trình xây dựng cơ bản đã đưa vào sử dụng cần có kết quả giám định của Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế và trưng cầu giám định tư pháp đối với 9 công trình xây dựng cơ bản trong kiến nghị của Thanh tra thị xã, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Trên cơ sở đó, Công an thị xã Hương Thủy cho rằng, căn cứ vào Điều 36 và Khoản 1, Điều 148 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cơ quan này đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết kiến nghị khởi tố nêu trên. Khi có kết quả giám định các công trình xây dựng có liên quan đến việc giải quyết kiến nghị khởi tố mà cơ quan điều tra yêu cầu, công an thị xã sẽ ra quyết định phục hồi giải quyết kiến nghị khởi tố để tiếp tục xác minh kết luận theo quy định.
Theo UBND thị xã Hương Thủy, trên cơ sở nội dung kết luận, kiến nghị xử lý của Thanh tra thị xã và xét đề nghị của UBND xã Thuỷ Thanh tại tờ trình số 47/TTr-UBND ngày 16/5/2018 về việc xử lý kỷ luật một số cán bộ, công chức xã vi phạm theo Kết luận số 110/KL-TTr ngày 24/5/2016 của Thanh tra thị xã, UBND thị xã đã thành lập Hội đồng kỷ luật thị xã và tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật về mặt chính quyền đối với các cá nhân có liên quan.
Cụ thể, ông Trần Duy Khánh - Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch UBND xã Thuỷ Thanh nhiệm kỳ 2011-2016 và bà Trần Thị Minh Thắm - Công chức Tài chính, kế toán xã cùng bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Ông Nguyễn Ích Ánh - Phó Chủ tịch HĐND xã, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2011-2016 và bà Nguyễn Thị Hạnh - Công chức Tài chính, kế toán phường Thủy Dương, nguyên công chức Tài chính, kế toán xã Thuỷ Thanh bị kỷ luật khiển trách.
Ngoài ra, về mặt kỷ luật Đảng, các tổ chức Đảng và Ủy ban kiểm tra Thị ủy Hương Thủy đã tiến hành xem xét, quyết định xử lý các hình thức kỷ luật đối với từng cán bộ, đảng viên nêu trên.
Một trong những sai phạm nghiêm trọng của ông Khánh xảy ra khi xã Thủy Thanh xây dựng nhà tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ.
Như Dân Việt đã phản ánh, vào tháng 6/2016, thanh tra thị xã Hương Thủy chuyển hồ sơ đề nghị Công an thị xã Hương Thủy điều tra làm rõ dấu hiệu tội phạm của ông Trần Duy Khánh - Bí thư Đảng ủy xã Thủy Thanh và một số cán bộ xã này.
Trong đó, ông Khánh bị đề nghị điều tra hành vi tham ô tài sản, buông lỏng quản lý gây thất thoát ngân sách Nhà nước, khi còn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh.
Trước đó, Thanh tra thị xã Hương Thủy phát hiện ông Khánh cùng một số người liên quan thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý ngân sách, đầu tư cơ bản, lợi dụng quyền hạn để vụ lợi cá nhân, lập quỹ trái phép để tham ô trên 600 triệu đồng và làm thất thoát ngân sách Nhà nước 864 triệu đồng.
Một trong những sai phạm nghiêm trọng của ông Khánh xảy ra khi xã Thủy Thanh xây dựng nhà tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ. Với cương vị Chủ tịch UBND xã, ông Khánh chỉ đạo kế toán để ngoài sổ sách hơn 246 triệu đồng và không công khai đầy đủ kê chi cho cá nhân, không lưu chứng từ khi chi, lập hồ sơ nhận tiền giả để chiếm dụng trên 55 triệu đồng.
Liên quan đến công trình này, trong giai đoạn từ năm 2012-2014, ông Khánh đã chi số tiền từ quỹ đền ơn đáp nghĩa và ngân sách để trồng cây tại nhà tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ xã với tổng số tiền trên 345 triệu đồng, nhưng đến nay chỉ còn 12 cây sống, tổng trị giá khoảng 45 triệu đồng. Quá trình thanh tra, cơ quan chức năng khẳng định, việc thiết kế trồng cây ở đây gây lãng phí lớn.
Năm 2011 - 2015, xã Thủy Thanh được cấp hơn 530 triệu đồng để thực hiện các công trình xây dựng cơ bản. Ông Khánh và kế toán ngân sách UBND xã là bà Trần Thị Minh Thắm đã lập bảng kê nội dung khống để chiếm dụng hơn 283 triệu đồng.
Ngoài ra, hầu hết các chứng từ thanh toán sửa chữa thường xuyên giá trị dưới 20 triệu đồng của UBND xã Thủy Thanh, kế toán xã là bà Nguyễn Thị Hạnh có dấu hiệu lập hồ sơ, chứng từ giả mạo thanh toán chuyển khoản vào tài khoản đứng tên chồng mình để chiếm đoạt tiền theo chỉ đạo của ông Khánh.
Mặc dù đã có những sai phạm rất nghiêm trọng, nhưng đến thời điểm hiện tại, ông Trần Duy Khánh và các cán bộ liên quan vẫn được tại vị. Tình trạng này khiến dư luận nghi ngờ các cá nhân sai phạm được bao che và Công an thị xã Hương Thủy thiếu trách nhiệm trong điều tra vụ việc.
Theo Danviet
Kế toán trưởng giả mạo chữ ký, tham ô hơn 1,7 tỷ đồng Lợi dụng chức vụ kế toán trưởng, Nguyễn Quốc Lộc đã thực hiện lập khống 20 bộ chứng từ ủy nhiệm chi giả. Theo đó, trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 6/2016, Lộc rút gần 1,75 tỷ đồng dưới danh nghĩa chi chế độ bảo hiểm cho huyện Mộc Hóa, rồi lấy tiền tiêu xài cá nhân. Viện kiểm sát Nhân...