Cựu thủ lĩnh đối lập Syria trở thành tổng thống lâm thời, nêu 4 ưu tiên
Chính phủ mới của Syria ngày 29.1 thông báo ông Ahmed al-Sharaa, dẫn đầu lực lượng đối lập lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad vào tháng trước, đã được bổ nhiệm làm tổng thống lâm thời.
Một liên minh do nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) của ông Sharaa lãnh đạo đã lật đổ ông al-Assad vào ngày 8.12.2024 sau một cuộc tấ.n côn.g chớp nhoáng, chấm dứt 5 thập niên nắm quyền của gia đình ông Assad. Sau cuộc lật đổ ông al-Assad, một chính phủ chuyển tiếp đã được thành lập để điều hành Syria cho đến ngày 1.3.
Ông Ahmed al-Sharaa tại dinh tổng thống ở thủ đô Damascus của Syria vào ngày 16.1. ẢNH: AFP
Đến ngày 29.1, ông Sharaa được bổ nhiệm “làm tổng thống của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp”, theo hãng thông tấn nhà nước SANA trích lời sĩ quan quân đội Hassan Abdel Ghani. Ông Abdel Ghani thông báo thêm ông Sharaa cũng sẽ đại diện cho đất nước “tại các diễn đàn quốc tế”.
Ngoài ra, ông Sharaa còn được giao nhiệm vụ thành lập “một hội đồng lập pháp tạm thời… cho đến khi hiến pháp lâu dài cho đất nước được quyết định”, theo SANA. Hãng thông tấn này còn đưa tin quốc hội thời ông Assad đã bị giải tán và hiến pháp năm 2012 đã bị đình chỉ.
Những thông báo trên được đưa ra tại một hội nghị về “chiến thắng của cuộc cách mạng Syria”, với sự tham dự của ông Sharaa, Ngoại trưởng Syria Asaad al-Shaibani và những người đứng đầu các phe phái vũ trang.
Cũng tại hội nghị, ông Abdel Ghani tuyên bố giải thể tất cả các nhóm vũ trang tham gia cuộc lật đổ ông al-Assad, cũng như quân đội và các cơ quan an ninh của chính phủ trước đây. Ông còn tuyên bố thành lập một bộ máy an ninh mới bảo vệ an ninh cho người dân” và “tái thiết quân đội Syria”.
Về phần mình, Tổng thống lâm thời Sharaa đã nêu ra các ưu tiên của Syria là “lấp đầy khoảng trống quyền lực, duy trì hòa bình dân sự, xây dựng lại các thể chế nhà nước và nỗ lực xây dựng nền kinh tế hướng đến phát triển”. Ông nhấn mạnh thêm: “Nhiệm vụ của những người chiến thắng rất nặng nề và trách nhiệm của họ rất lớn”.
Trong tháng trước, ông Sharaa nói rằng có thể mất 4 năm trước khi có thể tổ chức bầu cử và có thể mất tới 3 năm để viết lại hiến pháp của Syria.
Trước đó, giới chức Syria đã nói về một hội nghị đối thoại toàn quốc sẽ tập hợp những người Syria thuộc mọi thành phần chính trị, nhưng SANA hôm 29.1 không đề cập bất kỳ hội nghị nào như thế.
Syria hủy thỏa thuận cho Nga hiện diện tại quân cảng Tartus?
HTS, có nguồn gốc từ nhánh của Al-Qaeda tại Syria, bị nhiều chính phủ, trong đó có cả Mỹ, coi là một tổ chức khủn.g b.ố. Tuy nhiên, kể từ khi ông al-Assad bị lật đổ, một loạt các nhà ngoại giao phương Tây đã đến thăm Syria để kêu gọi một cuộc chuyển đổi toàn diện, theo AFP.
Trước khi ông al-Assad bị lật đổ, Syria đã trải qua cuộc nội chiến khoảng 13 năm. Cuộc xung đột đó đã giế.t chế.t hơn 500.000 người và khiến hàng triệu người khác phải di dời.
EU công bố gói viện trợ 235 triệu euro cho Syria
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, ngày 17/1, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố gói viện trợ 235 triệu euro của Liên minh châu Âu (EU) cho Syria và các nước láng giềng, trong chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao EU tới quốc gia Trung Đông này kể từ khi Tổng thống Bashar Al-Assad bị lật đổ.
Người dân tại một khu chợ ở Hama, Syria. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại một họp báo ở thủ đô Damascus sau khi gặp nhà lãnh đạo mới của Syria Ahmed al-Sharaa, Ủy viên châu Âu về quản lý khủng hoảng và bình đẳng, bà Hadja Lahbib nhấn mạnh rằng nguồn tài trợ EU sẽ đóng góp vào việc cung cấp các nhu cầu cơ bản như nơi trú ẩn, thực phẩm, nước sạch, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các trường hợp khẩn cấp khác.
Quan chức EU bày tỏ tin tưởng vào chính quyền chuyển tiếp Syria trong việc đảm bảo quyền tiếp cận không hạn chế và an toàn cho các nhân viên cứu trợ nhân đạo tới mọi khu vực của Syria, bao gồm cả những nơi khó tiếp cận và bị ảnh hưởng bởi xung đột ở miền Đông. Bà Lahbib nói thêm: "Chúng ta đang ở bước ngoặt và các quyết định sẽ được đưa ra trong những ngày và tháng tới sẽ rất quan trọng".
Cuộc thảo luận của bà Lahbib cũng thảo luận tương lai của các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện mà khối 27 quốc gia này áp đặt đối với Syria. Bà Lahbib bày tỏ mong muốn được thấy "một tương lai tươi sáng cho Syria", đồng thời hối thúc việc tuân thủ luật pháp, đảm bảo quyền con người và quyền của phụ nữ.
Chính phủ chuyển tiếp Syria đã vận động hành lang để Mỹ và EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, nhưng một số chính phủ châu Âu vẫn còn do dự và muốn có thời gian để xem chính quyền mới ở Syria thực hiện quyền lực của mình như thế nào.
Chuyến công du Syria của bà Lahbib diễn ra hai tuần sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao Pháp và Đức đến thăm quốc gia Trung Đông này, kêu gọi một cuộc chuyển giao hòa bình, toàn diện, trong bối cảnh một loạt động thái ngoại giao của các quốc gia tìm cách hợp tác với chính quyền mới ở Syria.
Theo kế hoạch, các Bộ trưởng Ngoại giao EU dự kiến sẽ thảo luận về các đề xuất nới lỏng một số biện pháp đối với Syria tại một cuộc họp ở Brussels vào ngày 27/1 tới.
Tổng thống lâm thời Syria công bố lộ trình chính trị Ngày 30/1, trong bài phát biểu đầu tiên trước toàn quốc, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã vạch ra lộ trình chuyển tiếp cho đất nước, cam kết thiết lập khuôn khổ lập pháp và đối thoại quốc gia về tương lai chính trị của Syria. Ông Ahmed al-Sharaa. Ảnh: IRNA/TTXVN Phát biểu một ngày sau khi trở thành Tổng thống...