Cựu thư ký thứ trưởng nhận 42 tỉ ‘chuyến bay giải cứu’: Mang tiền về cho vợ
Cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế tiếp tục khẳng định nhận hối lộ 42 tỉ vụ chuyến bay giải cứu nhưng “không nói cho ai biết”.
“ Bị cáo nhận tiền đem về nhà, vợ chỉ biết cầm cất đi chứ không biết tiền gì”, cựu thư ký trình bày.
Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế được dẫn giải đến phiên tòa ‘chuyến bay giải cứu’ – Ảnh: DANH TRỌNG
Chiều 13-7, đại diện viện kiểm sát tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu.
Trả lời xét hỏi, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) tiếp tục khẳng định nhận hối lộ hơn 42 tỉ và không chia cho ai, không nói cho ai biết.
Viện kiểm sát: “Hành động của bị cáo đáng lên án”
Trả lời xét hỏi, ông Kiên cho biết các doanh nghiệp hối lộ ông có vài trường hợp có quen biết trước, còn lại chủ yếu là khi có phát sinh công việc liên quan đến tổ chức các chuyến bay giải cứu thì doanh nghiệp mới liên hệ để nhờ hỗ trợ, giúp đỡ.
“Các doanh nghiệp nhờ giúp đỡ thế nào?”, viện kiểm sát hỏi.
Ông Phạm Trung Kiên không trả lời cụ thể, chỉ nói ngắn gọn các doanh nghiệp nhờ giúp đỡ “như nội dung bản cáo trạng đã thể hiện”. Bị cáo nhận tiền của các doanh nghiệp liên quan đến chuyến bay combo, chuyến bay giải cứu hoặc liên quan đến số khách lẻ.
“Đối với chuyến bay combo, đúng như nội dung cáo trạng truy tố, bị cáo chỉ tiếp nhận hồ sơ từ Cục Y tế dự phòng và trình lãnh đạo bộ ký duyệt. Sau khi lãnh đạo bộ xét duyệt xong, bị cáo trả hồ sơ để Văn phòng Bộ Y tế phát hành, hoặc chuyển cho Cục Y tế dự phòng sửa chữa”, ông Kiên trình bày.
“Nếu chỉ đơn giản việc nhận từ lãnh đạo bộ cho tới Cục Y tế dự phòng để đưa cho văn thư phát hành, việc gì doanh nghiệp phải đến với bị cáo?”, viện kiểm sát truy.
“Có lẽ các doanh nghiệp tin rằng bị cáo giúp được, hỗ trợ được các doanh nghiệp xử lý công việc một cách nhanh hơn nên các doanh nghiệp đến gặp bị cáo”, Kiên phân trần.
“Doanh nghiệp phải đến Cục Y tế dự phòng chứ đến bị cáo làm gì?”, viện kiểm sát tiếp tục đặt vấn đề. “Cái đấy bị cáo không rõ”, ông Kiên cúi mặt, nhỏ giọng khai.
Các bị cáo tại phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu – Ảnh: NAM ANH
Trước lời khai trên, viện kiểm sát đánh giá bị cáo chưa thực sự thành khẩn và chưa nhận ra cái sai của mình.
“Tất cả những doanh nghiệp ở đây không có mâu thuẫn gì với bị cáo, thời điểm đó người ta rất muốn có chuyến bay với 2 mục đích, thứ nhất là lợi nhuận, thứ hai là đưa công dân về càng nhanh càng tốt để tránh dịch.
Người Việt Nam mình sang nước ngoài chủ yếu là lao động, chủ yếu là du học sinh thì thu nhập không thể bằng nước sở tại được. Nước sở tại khi dịch bùng ra đương nhiên người ta ưu tiên công dân của người ta, còn công dân của mình thì làm sao có tiền để chi phí theo như mức thu nhập ở nước đó.
Đó là lý do tại sao Nhà nước có những chuyến bay như vậy. Bị cáo làm trong Bộ Y tế mà lại có hành động như vậy thì rất đáng lên án, bị cáo phải suy nghĩ lại về hành động của mình, về nhận thức của mình”, đại diện viện kiểm sát nói.
“Mang tiền về cho vợ”
“Số tiền bị cáo nhận được của doanh nghiệp có nói cho ai biết?”, viện kiểm sát tiếp tục hỏi.
Giống như những lời khai trước, ông Kiên tiếp tục khẳng định nhận hối lộ hơn 42 tỉ “nhưng không nói cho ai biết”.
“Bị cáo nhận được tiền đem về nhà, vợ chỉ biết cầm cất đi chứ không biết tiền gì”, ông Kiên phân trần.
Ông Kiên khai các doanh nghiệp chuyển tiền vào tài khoản của mẹ vợ mình.
“Toàn bộ số tiền này giao dịch trên tài khoản, bị cáo không rút tiền mặt, tổng số nhận của các doanh nghiệp 42 tỉ đồng. Khi vụ án xảy ra, bị cáo đã trả lại cho một số người 12 tỉ, bị cáo dùng 2 tỉ cho mục đích cá nhân, cho một người chú ở Thái Bình vay 10 tỉ, còn lại mua đất đai và sửa chữa nhà cửa.
Có 2 mảnh đất ở Ba Vì và Hoài Đức bị cáo đã bán để khắc phục hậu quả, còn mảnh đất ở Mũi Né chung tên với người bạn do bị cáo bị bắt nên chưa giao dịch được”, ông Kiên khai về việc sử dụng số tiền nhận hối lộ liên quan chuyến bay giải cứu.
Bị cáo Hoàng Anh Kiếm: Cựu trợ lý phó thủ tướng ra giá 20.000 USD một chuyến bay giải cứu
Trong phiên tòa chiều nay, đại diện viện kiểm sát thẩm vấn bị cáo Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do) để làm rõ chênh lệch số tiền mà Kiếm hối lộ ông Nguyễn Quang Linh – cựu trợ lý nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh.
Theo đó, Kiếm khai đã hối lộ ông Linh 320.000 USD để giúp cấp phép chuyến bay giải cứu, còn ông Linh khai chỉ nhận 180.000 USD.
Ông Kiếm khẳng định đã hối lộ ông Linh 320.000 USD.
“Bị cáo có nhờ anh Linh giúp 2 chuyến thí điểm chuyến bay giải cứu. Anh Linh yêu cầu 10.000 USD một chuyến. Với 16 chuyến tiếp theo, anh Linh yêu cầu 20.000 USD một chuyến. Tổng số 16 chuyến là 320.000 USD nhưng anh Linh chỉ lấy 300.000 USD. Anh Linh yêu cầu như vậy nên bị cáo đưa”, ông Kiếm khai.
Xét xử chuyến bay giải cứu: Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội khóc nghẹn, nói ‘rất ân hận’
Cựu Trợ lý Phó Thủ tướng khai gì về số tiền 4,2 tỷ đồng đã nhận?
"Bị cáo lúc nào cũng làm việc đúng, nhanh, gọn và nỗ lực. Khi nhận 4,2 tỷ đồng từ doanh nghiệp, bị cáo không báo cáo ai và cũng không đưa cho ai ở Văn phòng Chính phủ", bị cáo Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng khai tại tòa.
Trong phiên tòa xét xử vụ "chuyến bay giải cứu" ngày 12/7, bị cáo Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng thường trực) khai, không đưa số tiền 4,2 tỷ đồng đã nhận hối lộ cho bất kỳ ai ở Văn phòng Chính phủ.
Bị cáo Linh là người đầu tiên trong nhóm cựu lãnh đạo bị xét hỏi về hành vi nhận hối lộ. Nguyễn Quang Linh khai, bị cáo làm trợ lý Phó Thủ tướng thường trực từ năm 2013 đến khi bị bắt (tháng 9/2022).
Bị cáo Linh cho rằng, với vai trò là "Trợ lý" thì bị cáo không có chức năng thẩm định, đề xuất các đề nghị hay tờ trình gửi đến Phó Thủ tướng. Bị cáo Linh có nhiệm vụ rà soát văn phong, nội dung có đúng hay không. Bị cáo Linh cũng không có thẩm quyền ngăn chặn, bác bỏ văn bản mà chỉ báo cáo Phó Thủ tướng xem xét.
Bị cáo Nguyễn Quang Linh tại phiên tòa.
Về quy trình thẩm định văn bản, bị cáo Linh khai, mọi hồ sơ sẽ gửi ở văn thư của Văn phòng Chính phủ, sau đó gửi đến các vụ chức năng. Hồ sơ cấp phép "chuyến bay giải cứu" được chuyển đến Vụ Quan hệ Quốc tế xem xét, sau đó làm tờ trình lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và cuối cùng mới trình Phó Thủ tướng.
Bị cáo Linh cho rằng, Văn phòng Chính phủ bổ sung thêm chức năng thẩm định hồ sơ cấp phép "chuyến bay giải cứu" là không đúng, khi mà Thủ tướng đã giao cho tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải và Quốc phòng) làm việc này.
"Bị cáo biết, Văn phòng Chính phủ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ để trình lên Phó Thủ tướng là chưa đúng nhưng bị cáo vẫn trình. Bị cáo nhận rất nhiều phiếu trình xin cấp phép chuyến bay, nhưng không thể nhớ cụ thể", bị cáo Linh khai.
Theo lời khai của bị cáo Linh, bị cáo được một lãnh đạo ban thư ký biên tập Văn phòng Chính phủ giới thiệu, nhờ giúp đỡ bị cáo Hoàng Anh Kiếm (đại diện Công ty Lữ Hành Việt) xin cấp phép chuyến bay.
Sau đó, bị cáo Linh giới thiệu Công ty Lữ Hành Việt với bị cáo Nguyễn Tiến Thân (cựu chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ) để hỗ trợ thủ tục. Khi công việc xong, bị cáo Linh nhận 4 lần tiền với tổng số 180.000 USD từ bị cáo Kiếm. Một lần khác, bị cáo Linh còn nhận 100 triệu đồng từ bị cáo Anh.
"Bị cáo lúc nào cũng làm việc đúng, nhanh, gọn và nỗ lực. Khi nhận 4,2 tỷ đồng từ doanh nghiệp, bị cáo không báo cáo ai và cũng không đưa cho ai ở Văn phòng Chính phủ", bị cáo Linh khẳng định.
Về số tiền nhận hối lộ, bị cáo Linh nhận thức, đó là tiền doanh nghiệp cảm ơn khi được cấp phép chuyến bay.
Cáo trạng xác định, bị cáo Linh 5 lần nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 4,2 tỷ đồng để giúp hai doanh nghiệp thực hiện trót lọt 26 "chuyến bay giải cứu". Trong quá trình tố tụng, bị cáo Linh và gia đình đã nộp 4,4 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
Cơ quan quản lý cố tình gây khó khăn cho các "chuyến bay giải cứu" như thế nào? Chiều muộn 11/7, sau khi đại diện Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng dài hơn 100 trang, phiên tòa xét xử vụ "chuyến bay giải cứu" chuyển sang phần xét hỏi nhóm bị cáo bị truy tố về tội "Đưa hối lộ". Trước khi xét hỏi, chủ tọa phiên tòa yêu cầu cách ly ba bị cáo để đảm bảo lời...