Cựu Thủ hiến Catalonia chạy sang Bỉ sau khi bị cáo buộc hàng loạt tội danh
Cựu Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont cùng một vài thành viên trong chính quyền mới bị sa thải của ông đã đào thoát sang Bỉ sau khi cơ quan công tố Tây Ban Nha cáo buộc chính quyền của ông mắc hàng loạt tội danh và có thể chịu bản án 30 năm tù giam.
Cựu Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont (Ảnh: Independent)
Sputnik dẫn nguồn tin chính phủ Tây Ban Nha cho biết, ông Puigdemont cùng một vài cựu quan chức phát động phong trào ly khai ở Catalonia đã đảo thoát sang Bỉ sau khi bị cáo buộc hàng loạt tội danh và có nguy cơ phải ngồi tù.
Trước đó, cơ quan công tố Tây Ban Nha đã đưa ra đề xuất lên tòa án Tây Ban Nha nhằm kiện ban lãnh đạo mới bị sa thải của Catalonia với các tội danh phản động, gây bạo loạn và sử dụng quỹ công sai mục đích.
Thông tin này đã xác nhận lại các đồn đoán trước đó của giới truyền thông Madrid rằng Công tố viên trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Maza đang chuẩn bị khởi động vụ án chống lại chính quyền cựu Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont với tội danh gây bạo loạn.
Video đang HOT
Ông Puigdemont chính là người chỉ đạo Catalonia tổ chức cuộc trưng cầu dân ý đòi tách ra khỏi Tây Ban hồi đầu tháng 10, và cũng chính ông là người đã sử dụng kết quả cuộc bầu cử mà Tây Ban Nha gọi là “bất hợp pháp” làm căn cứ để tuyên bố độc lập.
Sau khi Madrid đưa ra nhiều cơ hội để Catalonia rút lại tuyên bố nhưng nghị viện vùng này lại đơn phương thông qua quyết định ly khai, Tây Ban Nha ngày 27/10 đã kích hoạt điều 155 hiến pháp nước này nhằm tước bỏ quyền tự trị của Catalonia, giải tán nghị viện và chính quyền địa phương.
Theo luật Tây Ban Nha, người bị tuyên tội danh “nổi loạn” có thể ngồi tù tối đa 30 năm. Ngoài ra, công tố viên trưởng Maza còn đưa ra cáo buộc với ban lãnh đạo Catalonia đã bị sa thải tội danh sử dụng quỹ công sai mục đích để tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vi phạm hiến pháp Tây Ban Nha.
Sau khi tuyên bố chỉ đạo trực tiếp Catalonia cho tới khi cuộc bầu cử khu vực được tổ chức vào tháng 12, BBC cho biết các hoạt động ở vùng lãnh thổ giàu có vẫn diễn ra hoàn toàn bình thường mặc dù một số công chức phản đối quyết định của Madrid đã không đến nhiệm sở làm việc.
Đức Hoàng
Theo Sputnik
Tây Ban Nha sẽ giải tán chính quyền ly khai Catalonia
Sau cuộc họp khẩn với nội các ngày hôm nay, chính phủ Tây Ban Nha đã quyết định giải tán chính quyền Catalonia và sẽ tổ chức bầu cử tại khu vực này nhằm "đặt dấu chấm hết" cho phong trào đòi độc lập mà lãnh đạo Barcelona phát động.
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tại phiên họp nội các ngày 21/10. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, kế hoạch của Chính phủ Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy bao gồm thu lại quyền lực quốc hội Catalonia, bãi bỏ chính quyền Catalonia và tổ chức một cuộc bầu cử tại khu vực trong 6 tháng tới.
Kế hoạch này vẫn cần Thượng viện thông qua trước vào ngày 27/10 trước khi chính thức có hiệu lực. Đây được coi là nước đi chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nền dân chủ Tây Ban Nha nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất diễn ra tại nước này trong 4 thập niên qua.
"Chúng tôi sẽ lấy ý kiến Thượng viện với mục tiêu bảo vệ quyền lợi chung của quốc gia, ủy quyền cho chính phủ hạ bệ Thủ hiến Catalonia và chính quyền của ông ấy", ông Rajoy phát biểu tại buổi họp báo.
Sau khi bãi nhiệm toàn bộ chính quyền Catalonia, Tây Ban Nha sẽ quản lý trực tiếp vùng lãnh thổ này. Điều này có nghĩa là họ sẽ quản lý toàn bộ lực lượng cảnh sát, hệ thống tài chính, báo chí truyền thông ở khu vực này.
Sau 6 tháng quản lý trực tiếp, chính phủ Tây Ban Nha dự kiến sẽ tổ chức bầu cử tại đây nếu tình hình không còn bất ổn.
"Mục tiêu của chúng tôi là nhằm khôi phục lại trật tự xã hội và luật pháp, quan hệ giữa các công dân vốn đã xấu đi rất nhiều, tiếp tục giúp đỡ Catalonia hồi phục lại nền kinh tế và tổ chức bầu cử khi tình hình khu vực trở lại bình thường", ông Rajoy chia sẻ.
Cuộc khủng hoảng Catalonia bắt đầu từ ngày 1/10 sau khi chính quyền khu vực tổ chức cuộc trưng cầu dân ý "bất hợp pháp" và sử dụng kết quả gây tranh cãi này làm cơ sở tuyên bố độc lập vào ngày 10/10. Sau nhiều lần gia hạn chót để chính quyền Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont thay đổi quyết định nhưng bất thành, chính phủ Tây Ban Nha đã tính đến phương án kích hoạt điều 155 trong hiến pháp nước này nhằm xóa bỏ quyền tự trị Catalonia.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Tây Ban Nha đáp trả cứng rắn về lá thư "vòng vo" của Catalonia Tây Ban Nha cho biết họ không chấp nhận câu trả lời "vòng vo" của Catalonia và gia hạn cho Barcelona tới ngày 19/10 phải đưa ra câu trả lời cuối cùng, nếu không vùng đất này sẽ chính thức mất quyền tự trị theo hiến pháp Tây Ban Nha. Biểu tình phản đối Catalonia ly khai khỏi Tây Ban Nha. (Ảnh: NY...