Cựu thiếu tá công an bị bác kháng cáo kêu oan
7 năm vướng lao lý, qua 4 phiên xét xử, ông Phạm Đình Tiếng (cựu thiếu tá Công an Hà Nội) tiếp tục bị tuyên phạm tội Nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chiều 4/10, TAND Tối cao sau hai ngày xét xử đã tuyên phạt ông Tiếng (nguyên cán bộ Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy Công an Hà Nội, PC17) án 18 năm tù cho 2 tội danh. Kháng cáo kêu oan, đề nghị tuyên “không có tội” của ông Tiếng bị cấp phúc thẩm cho rằng không có cơ sở xem xét.
Theo cáo buộc của cơ quan công tố, vụ “ chợ ma túy Thanh Nhàn” do Cao Thị Lan cầm đầu đã khép lại với 2 vụ án lớn, 78 người bị phạt tù. Trong số này 13 bị cáo nguyên là cán bộ công an. Sau phiên phúc thẩm ngày 5/4/2010, phần liên quan ông Tiếng bị TAND Tối cao hủy để điều tra lại từ đầu.
Ngày 27/4, tại phiên sơ thẩm lần 2, ông Tiếng bị TAND Hà Nội quy kết thêm hành vi nhận 12.000 USD “chạy án” cho vợ chồng Bùi Trọng Bảy và Trần Thị Lan, cùng là bị can trong vụ án. Trước đó, ông bị báo buộc nhận hối lộ 8.000 USD để “lo lót” cho Nguyễn Viết Mạnh, người bán thuê ma túy; lừa đảo nhận 5.000 USD “chạy án” cho Trần Thị Lành (chị vợ Bảy) trong khi không còn tham gia ban chuyên án. Do vậy, ông Tiếng lĩnh thêm một năm tù, chịu tổng hình phạt 18 năm cho 2 tội Nhận hối lộ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại phiên phúc thẩm lần 2 mở sáng 3/10, bị cáo Tiếng với dáng vẻ mệt mỏi cho rằng cấp sơ thẩm chỉ dựa vào lời khai của Bảy và Lan quy kết ông nhận hối lộ 20.000 USD và lừa đảo 5.000 USD là không có căn cứ.
Theo ông Tiếng, với vai trò trinh sát, ông không có thẩm quyền triệu tập lấy lời khai của các nghi can cũng như “thả người” nên không thể hứa hẹn những điều trên. Cựu thiếu tá cho rằng ông là nhân tố tích cực, chủ động tham gia triệt phá đường dây ma túy gây nhức nhối giữa lòng Hà Nội từ nhiều năm qua, lập danh sách 20 người nghi vấn. “Tôi làm gì cũng bị giám sát và phải được sự đồng ý của lãnh đạo”, ông Tiếng trình bày.
Video đang HOT
Bị cáo Phạm Đình Tiếng, từng là cựu thiếu tá công an, bị bắt giam từ năm 2006.Ảnh: Việt Dũng
Có mặt tại tòa với tư cách nhân chứng, Bảy ban đầu khai đưa ông Tiếng tổng cộng 28.000 USD, sau khai 25.000 USD. Nhận có biết việc này và vài lần đi giao tiền cùng chồng, Lan khai không thống nhất, lúc 23.000 USD khi 25.000 USD, trong khi địa điểm giao nhận cũng không nhớ rõ.
Nhân chứng Nguyễn Đại Dương (từng là chủ vũ trường New Century, có thời gian ở cùng buồng giam với Bảy) khẳng định nghe Bảy tâm sự rằng giữa anh ta và cơ quan điều tra có việc “đổi chác” nên đổ vấy tội Nhận hối lộ cho ông Tiếng. Nhân chứng thứ hai tại phiên tòa là Dương Trường Giang (từng bị giam cạnh buồng với Lan) cho hay được Lan hỏi về việc tư vấn pháp luật về việc “phản cung” để vu khống cho ông Tiếng.
Đại diện gia đình bị cáo, vợ ông Tiếng cho rằng trước khi bị bắt ông có nói rằng “đang bị hãm hại”. Theo bà, danh sách 20 nghi can ông Tiếng lập đã bị bỏ ngoài hồ sơ và thay vào đó là một tài liệu “lạ” với dấu hiệu bị tẩy xóa, chữa bút phê… Nêu ra nhiều chứng cứ, cũng là công an, vợ ông Tiếng cho rằng vụ án có dấu hiệu làm sai lệch nhằm “kết tội oan cho chồng tôi”.
Chiều 4/10, khép lại 2 ngày xét xử với nhiều luồng ý kiến, HĐXX phúc thẩm nhận định lời khai về việc đưa tiền cho ông Tiếng của vợ chồng Bảy – Lan có căn cứ. Lời khai của hai nhân chứng “không có chứng cứ để chứng minh là sự thật”.
Việt Dũng
Theo VNE
Công bố danh tính "tin tặc" khiến hàng trăm học sinh Hà Nội nghỉ học
Chiều 20/9, Công an Hà Nội đã chính thức công bố danh tính "tin tặc" khiến hàng trăm học sinh trường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) phải nghỉ học. Đó là Nguyễn Cẩm Tú - Giám đốc công ty cổ phần viết phần mềm quản lý học sinh.
Theo Thiếu tá Lê Ngọc Trí, Đội trưởng Đội phục hồi dữ liệu chứng cứ điện tử, người gây ra sự cố trên là Nguyễn Cẩm Tú (30 tuổi ở Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội). Tú là Giám đốc một công ty cổ phần viết phần mềm quản lý học sinh.
Thiếu tá Lê Ngọc Trí, Đội trưởng Đội phục hồi dữ liệu chứng cứ điện tử công bố danh tính "tin tặc"
Để cạnh tranh với công ty cung cấp phần mềm quản lý học sinh cho trường tiểu học Hạ Đình, vị giám đốc đã nảy sinh ý định hạ thấp uy tín đối thủ của mình.
Theo đó, trước ngày khai giảng năm học mới năm nay, Tú đã dùng mật khẩu để truy cập vào phần mềm quản lý học sinh của trường tiểu học Hạ Đình để gửi tin nhắnvới nội dung: "Ngày mai 6/9 học sinh toàn trường được nghỉ học do nhà trường bận công việc đột xuất. Thứ hai, 9/9 học sinh đi học bình thường" đến hơn 700 số điện thoại của các phụ huynh học sinh trong toàn trường. Nhận được tin nhắn này, hàng loạt các học sinh trên toàn trường đã nghỉ học.
Sau gần 24 tiếng xảy ra sự việc, cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Hà Nội) đã lần ra dấu vết người tạo ra sự cố trên chính là Nguyễn Cẩm Tú. Hai chiếc máy tính của đối tượng này cũng bị thu giữ để điều tra.
Tại cơ quan điều tra, Tú đã thừa nhận hành vi của mình. Theo lời Tú, anh ta không có thù hằn gì với trường tiểu học Hạ Đình. Mục đích tạo ra sự cố trên là Tú muốn đưa sản phẩm của mình vào trường tiểu học này.
Nội dung tin nhắn khiến hàng trăm học sinh nghỉ học
Để làm việc này, trước ngày khai giảng, Tú đã nhiều lần vào hệ thống phần mềm quản lý học sinh của nhà trường. Để tạo ra chứng cứ ngoại phạm, chiều 5/9, vị giám đốc ra một cửa hàng Internet gần nhà để gửi tin nhắn rồi xóa toàn bộ dấu vết ngay sau đó. Tuy nhiên, hành động này không qua mắt được các cơ quan chức năng.
"Bất kỳ hành động nào của loại tội phạm sử dụng công nghệ cao này cũng để lại những dấu vết, công an đều có thể khôi phục được. Xu hướng cạnh tranh không lành mạnh ở một số doanh nghiệp hiện nay vẫn đang diễn ra do đó vấn đề bảo mật thông tin phải được đặt lên hàng đầu", Đội trưởng Đội phục hồi dữ liệu chứng cứ điện tử (PC50, công an Hà Nội) nói.
Đến nay, Nguyễn Cẩm Tú đã được bảo lãnh về nhà. Ở vụ việc này có dấu hiệu ở tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác. "Chúng tôi đang đề xuất phối hợp cùng một số đơn vị tiếp tục điều tra để đưa ra biện pháp xử lý vụ việc này", Thiếu táTrí nói.
Trước đó, chiều 5/9, hàng trăm phụ huynh của trường tiểu học Hạ Đình bất ngờ nhận được tin nhắn từ hệ thống liên lạc điện tử của trường với nội dung học sinh được nghỉ học ngày 6/9. Sự cố trên mặc dù lãnh đạo nhà trường sớm phát hiện và khắc phục nhưng vẫn có nhiều học sinh phải nghỉ học.
Tiến Nguyên - Quang Phong
Theo Dantri
Vì một tuyến đường không tệ nạn Đó là mục tiêu của các lực lượng CAH Từ Liêm và Đồn Công an số 19 trên tuyến đường Phạm Văn Đồng đoạn qua địa phận 2 xã Cổ Nhuế và Xuân Đỉnh. Sau 2 tháng thực hiện 3 chốt trực 24/24h, nạn mại dâm trên tuyến đường này đã giảm đáng kể. Tuần tra, cắm chốt tại những địa điểm đã...