Cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia: Hồi đi thi nhút nhát, trông mặt rõ tồ, nhiều năm sau lột xác 360 độ
Hoàng Dương từng chia sẻ, chính Đường lên đỉnh Olympia đã giúp mình thay đổi, trở nên tự tin hơn.
Sau mỗi mùa Đường lên đỉnh Olympia, cái tên được dư luận nhắc tới nhiều nhất luôn là Quán quân chung kết năm. Tuy nhiên có một thực tế là không chỉ các Quán quân, mà cả Á quân và các thí sinh Tuần, Tháng, Quý của sân chơi trí tuệ này đều đạt được những thành tích lớn.
Chẳng hạn thí sinh Vương Thiện Huy (Olympia 2012) trở thành Thực tập sinh dài hạn của NASA; Nguyễn Quốc Khánh (Olympia 2003) là Sĩ quan hòa bình Liên hợp quốc; Dương Quỳnh Phương (Olympia 2005) được Forbes Việt Nam vinh danh. Hay Võ Duy Khánh (Olympia năm thứ 9) là một trong những người tạo ra ứng dụng Bluezone,…
Đường lên đỉnh Olympia cũng thay đổi cuộc đời của rất nhiều thí sinh, khiến họ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Câu chuyện của Hoàng Dương – thí sinh Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 2 chính là minh chứng.
Hoàng Dương khi đi thi Đường lên đỉnh Olympia mùa thứ 2.
Từ cậu bạn rụt rè, trông hơi tồ, lột xác thành diễn giả
Năm 2001, Hoàng Dương khi ấy là học sinh lớp 11 chuyên Tin, trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. Nam sinh tham gia tranh tài ở trận thi Tuần 3 Tháng 2 Quý 4 và chỉ về đích ở vị trí thứ 2 với 180 điểm, kém người về nhất Vũ Thị Thanh (THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum) đúng 10 điểm. Tuy vậy, Hoàng Dương vẫn lọt vào trận thi Tháng 2 nhờ là người có điểm nhì cao nhất.
Trong vòng thi Tháng, Hoàng Dương đã xuất sắc về nhất với tổng 170 điểm, nhờ đó lọt thẳng vào vòng thi Quý 4. Tuy nhiên trong trận thi quyết định giành tấm vé chung kết năm, nam sinh này chỉ về đích ở vị trí thứ 4.
Hoàng Dương tặng hoa các bạn nữ nhân ngày 8/3 trong trận thi Tuần Đường lên đỉnh Olympia.
Dẫu vậy, hành trình leo núi của Hoàng Dương cũng tạo được rất nhiều dấu ấn trong lòng khán giả. Thời điểm đi thi, cậu bạn Hà Nội có ngoại hình hiền lành, tính cách hơi nhút nhát, rụt rè. Trong phần giới thiệu bản thân ở trận thi Tuần, Hoàng Dương nhiều lần ngập ngừng trong lúc nói chuyện. Dẫu vậy ở mỗi trận thi, nam sinh Hà Nội luôn nỗ lực hết mình để đạt được kết quả tốt nhất.
Được biết Hoàng Dương có thành tích học tập rất tốt, từng là HSG suốt 12 năm trung học. Sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông, Dương thi đỗ vào Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong suốt quãng thời gian học tập, nam sinh này có nhiều thành tích như: Đạt Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bằng khen của Trung ương Hội Sinh Viên Việt Nam, Tấm gương Người tốt việc tốt của TP Hà Nội, Bằng khen của Bộ Giáo dục – Đào tạo,…
Hoàng Dương xuất hiện trong Gala Đường lên đỉnh Olympia 15 năm.
Video đang HOT
Bẵng đi một thời gian, nhiều người không khỏi tò mò cuộc sống của Hoàng Dương hiện ra sao? Theo đó cựu thí sinh này từng tham dự Gala 15 năm Đường lên đỉnh Olympia. Hoàng Dương cùng nhiều cựu thí sinh khác sáng tác bộ truyện “Nhóm máu O”, kể về chính những bạn trẻ từng thi Olympia. Bộ truyện sau đó nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng.
Dù từng là đối thủ, nhưng rời khỏi sân khấu, các thí sinh này vẫn giữ liên lạc và trở thành những người bạn tốt trong cuộc sống. Thậm chí có những thí sinh trở thành cặp đôi, lập gia đình hạnh phúc.
Từ năm 2010 tới nay, cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 2 trở thành huấn luyện viên, giảng viên kỹ năng sống. Từ một chàng trai nhút nhát, rụt rè, anh lột xác 360 độ, trở nên vô cùng tự tin, nói năng lưu loát trước đám đông. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, Hoàng Dương cũng chia sẻ, chính Đường lên đỉnh Olympia đã giúp mình thay đổi, trở nên tự tin hơn.
Được biết Hoàng Dương và đồng nghiệp đã xây dựng, phát triển nội dung nhiều khóa học, chương trình giáo dục bổ ích. Trên trang Facebook cá nhân, anh cũng thường chia sẻ thông tin về các khóa học.
6 câu hỏi khiến cả thí sinh lẫn khán giả "tụt huyết áp" ở Đường lên đỉnh Olympia
Các câu hỏi đã khiến thí sinh đều chịu thua, "bó tay" vì quá hóc búa, khó hiểu.
Với lịch sử 21 năm phát sóng, chương trình Đường lên đỉnh Olympia được đánh giá là sân chơi trí tuệ, uy tín dành cho học sinh trung học phổ thông, thu hút sự quan tâm lớn của khán giả.
Các câu hỏi yêu cầu thí sinh phải có lượng kiến thức khủng, liên quan tới nhiều lĩnh vực cũng là điểm thu hút lớn của chương trình. Nhiều câu đố mẹo, hài hước, tưởng khó mà lại dễ không tưởng hay căng thẳng "hack não" khiến thí sinh và người xem bất ngờ.
Ví dụ như những câu hỏi dưới đây.
Nếu tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ thì tích của chúng có thể là một số lẻ được không?
Trong trận thi tháng 1 - Quý 4 mới đây, thí sinh Công Minh (THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi) đã nhận được câu hỏi liên quan đến toán học trong phần thi khởi động: "Nếu tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ thì tích của chúng có thể là một số lẻ được không?"
Không để MC đọc xong câu hỏi cậu bạn đã nhanh chóng trả lời là "không" và đó là đáp án chính xác, đem về 10 điểm quý giá.
Sau khi chương trình lên sóng, câu hỏi đã được dân tình bàn tán xôn xao và khẳng định rằng sau bao năm học môn Toán thì đến bây giờ mới nhận ra điều này. Trước đó không ít người vẫn nhầm tưởng rằng chỉ cần 2 số tự nhiên, trong đó có 1 số lẻ thì tích có thể là số lẻ.
Khi đi gặp nước xuôi dòng/ Nhẹ nhàng đến bến chỉ trong 4 giờ/ Khi về từ lúc xuống đò/ Đến lúc cập bến 8 giờ hết veo/ Hỏi rằng riêng một khóm bèo/ Trôi theo dòng nước hết bao nhiêu giờ?
Một câu hỏi theo hình thức đoạn thơ lục bát nhưng nội dung lại hoàn toàn liên quan đến vật lý và toán học xuất hiện trong cuộc thi tháng 2, quý 3 năm 2021 đã khiến cả 4 thí sinh "bó tay" vì quá hóc búa.
Câu hỏi có nội dung: "Khi đi gặp nước xuôi dòng/ Nhẹ nhàng đến bến chỉ trong 4 giờ/ Khi về từ lúc xuống đò/ Đến lúc cập bến 8 giờ hết veo/ Hỏi rằng riêng một khóm bèo/ Trôi theo dòng nước hết bao nhiêu giờ?"
Không có thí sinh nào đưa ra được câu trả lời nên MC đã đưa ra đáp án cùng lời lý giải:
Trong 1 giờ khi đi xuôi dòng, đò đi được 1/4 quãng đường, khi đi ngược dòng đò đi được 1/8 quãng đường trong 1 giờ.
Khi về, đò đã đi được quãng đường bằng 1/16, từ đó suy ra thời gian để khóm bèo trôi ngược dòng là 1:(1/16), tức là bằng 16 giờ.
Làm thế nào để chia đều 7 quả táo cho 8 người?
Trong cuộc thi tuần của Đường lên đỉnh Olympia lên sóng vào chiều ngày 30/8/2020, câu hỏi: "Làm thế nào để chia đều 7 quả táo cho 8 người?" đã làm khó được nhà leo núi Nguyễn Hồ Tiến Đạt (THPT Chuyên Tiền Giang).
Sau 10 giây suy nghĩ, thí sinh đưa ra câu trả lời: "Thêm 1 quả táo nữa" và chắc chắn đây là đáp án sai, 3 người cùng chơi cũng không nhấn chuông trước câu hỏi đố mẹo này.
Đáp án của chương trình đưa ra lại vô cùng đơn giản, không tính toán hóc búa mà chỉ là: "Cắt mỗi quả thành 8 phần bằng nhau, sau đó chia đều cho 8 người".
Ngay khi đáp án được công bố, cả thí sinh và trường quay đều bật cười. MC Diệp Chi hài hước nhận xét Tiến Đạt đã bỏ lỡ một câu hỏi dễ để ghi điểm.
Mỗi năm A sinh nhật một lần. Năm nay A 17 tuổi thì có bao nhiêu ngày sinh?
Câu hỏi xuất hiện trong vòng thi Về đích của thí sinh Phạm Hải Bình (Hải Phòng), phát sóng vào tuần 2, tháng 3, quý 1 năm 2020.
Thí sinh đã thay đổi đến 5 câu trả lời: 16, 17, 18, 15, 17 chỉ trong vòng 10 giây nhưng tất cả đều là đáp án sai.
Quyền trả lời được chuyển cho 3 người còn lại, thí sinh Đức Đạt nhanh chóng nhấn chuông và đưa ra đưa ra đáp án: "16 ngày sinh!". Tuy nhiên đáp án được MC Diệp Chi khiến cả 4 thí sinh "té ngửa" vì mắc bẫy đố mẹo: "A chỉ có một ngày sinh".
Biết ngày 1/1/2019 là thứ ba, hỏi ngày 1/1/2079 là thứ mấy?
Tại cuộc thi qúy III năm 2019, thí sinh Tô Đức Quang (Ninh Bình) đã nhận được câu hỏi trong gói 50 điểm ở phần thi về đích khá "hack não".
Trong 15 giây suy nghĩ, Đức Quang đưa ra đáp án là "thứ 3" nhưng đây không phải là câu trả lời chính xác. Sau đó, MC Diệp Chi đưa ra đáp án là "chủ nhật" và không giải thích gì thêm.
Tuy nhiên một cuộc tranh cãi về đáp án đã nổ ra trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng đáp án của Đức Quang là đúng bởi 30 năm lịch giữ nguyên nên 60 năm vẫn là "thứ ba".
Đáp trả lại những bình luận đó, một số khác lại khẳng định chương trình không hề sai, thậm chí đưa ra cả phép tính:
"Từ 1/1/2019 đến 1/1/2079 là 60 năm. 2020 là năm nhuận gần 2019 nhất. 2076 là năm nhuận gần 2079 nhất. Suy ra (2076 - 2020) : 4 1 = 15 năm nhuận. Tiếp đó, 60 x 365 15 = 21915 : 7 dư 5. Vậy, thứ 3 cộng 5 ngày là chủ nhật nhé".
Cửa hàng có hai loại giỏ hoa quả: Loại 1 mỗi giỏ có 4 quả táo, 8 quả lê, loại 2 mỗi giỏ có 7 quả táo, 14 quả lê. Cửa hàng có 25 quả táo, vậy cửa hàng có mấy quả lê?
Tại cuộc thi Tuần 1 Tháng 1 Quý 4 năm 2017, trong phần thi về đích của nam thí sinh Lê Trí Trung (THPT Vĩnh Bình, An Giang) có một câu hỏi như sau: "Cửa hàng có hai loại giỏ hoa quả: loại 1 mỗi giỏ có 4 quả táo, 8 quả lê, loại 2 mỗi giỏ có 7 quả táo, 14 quả lê. Cửa hàng có 25 quả táo, vậy cửa hàng có mấy quả lê?"
Trí Trung không thể đưa ra đáp án đúng và 3 thí sinh còn lại cũng không ai giành quyền trả lời. MC Diệp Chi đã giải đáp thắc mắc của người chơi: "Trong mỗi giỏ có số lê gấp đôi số táo vì vậy cửa hàng sẽ có 25 x 2 = 50 quả lê".
Ngay khi đáp án được công bố, cả trường quay đã ồ lên bất ngờ vì cứ ngỡ là khó nhằn nhưng không ngờ thực tế lại... đơn giản đến vậy.
Đây là câu hỏi Olympia bị đánh giá vô nghĩa nhất: Nội dung ra sao mà chương trình bị chê "hết thứ để hỏi thí sinh" Sau khi chương trình Đường lên đỉnh Olympia được phát sóng, rất nhiều khán giả đã bày tỏ sự khó hiểu, cũng như bất mãn trước câu hỏi này. Trải qua 21 mùa, Đường lên đỉnh Olympia vẫn là sân chơi trí tuệ được yêu thích nhất dành cho học sinh cấp 3 trên toàn quốc. Vì là sân chơi học thuật, đánh...