Cứu thành công tàu cá và 7 ngư dân trôi dạt
Sáng 22.3, tàu cá ĐNa 37126 cùng 7 ngư dân bị nạn trên biển đã được cứu kéo vào bờ an toàn.
Ảnh minh họa
Trước đó, chiều 21.3, tàu cá ĐNa 37126 của ông Trương Văn Ánh (48 tuổi, ngụ phường Mân Thái, quận Sơn Trà TP.Đà Nẵng) hành nghề ở vị trí có tọa độ 16,37 độ vĩ bắc, 109 độ kinh đông, trong vùng biển Đà Nẵng thì bị hỏng máy.
Lúc này, tàu đã đánh bắt xong, đang trên đường di chuyển tìm ngư trường khác thì bị gãy trục cơ, cách bờ khoảng 50 hải lý.
Video đang HOT
Nhận tin báo, Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng đã phát thông báo hàng hải, đề nghị các đơn vị cứu nạn cũng như các phương tiện đang hoạt động quanh đó hỗ trợ.
Đến khuya cùng ngày (21.3), Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng đã kêu gọi được tàu cá QNg 98857 của ông Đặng Vinh có 9ngư dân đang trên đường vào bờ, đi ngang khu vực, ứng cứu tàu cá ĐNa 37126..
Tàu ông Vinh đã tiến hành lai dắt, đưa tàu ông Ánh và ngư dân trên tàu về cảng cá Thọ Quang lúc 8 giờ ngày 22.3.
Nguyễn Tú
Theo Thanhnien
Sò lông chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ biển Hà Tĩnh
Hàng chục tấn sò lông, ốc biển ở vùng biển Hà Tĩnh chết không rõ nguyên nhân, bị sóng đánh dạt vào bờ.
Nhà chức trách huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, khoảng 7 ngày nay, các loại sò lông, ốc mỡ, ốc hương, cùng một số nhuyễn thể khác chết hàng loạt, bị sóng đánh dạt vào bờ biển trên địa bàn các xã Kỳ Ninh, Kỳ Khang, Kỳ Phú. Trong đó, Kỳ Ninh là xã có lượng sò lông, ốc chết nhiều nhất, trải dài dọc bờ biển khoảng 50m, chất nhiều lớp, phủ dày 7-10cm. Nhiều đống vỏ sò được người dân gom lại cao khoảng 4cm. Ở hai xã còn lại, lượng vỏ sò, ốc chết cũng phủ trắng bờ biển.
Hàng chục tấn vỏ sò lông bị sóng đánh dạt vào bờ, người dân đã cào lại, chất thành đống. Ảnh: Đức Hùng.
Một số người dân cho hay đây là lần đầu tiên họ chứng kiến việc các loại thủy, hải sản chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân. "Lượng sò lông, ốc biển chết mỗi ngày một nhiều và bắt đầu có dấu hiệu lan rộng sang các vùng biển khác. Nếu không dọn dẹp kịp sẽ gây ô nhiễm môi trường biển", một người dân lo lắng.
Chiều tối 9/3, trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Thủy, Phó phòng Nông nghiệp huyện Kỳ Anh cho biết, sau khi nắm bắt được sự việc, huyện đã cử cán bộ xuống kiểm tra, huy động các đoàn thể địa phương tập trung thu gom, đào hố chôn lấp để đảm bảo môi trường. Tuy nhiên cứ sang ngày, lúc thủy triều dâng thì sóng lại đánh vỏ sò vào bờ nên thu gom rất khó khăn, vất vả.
"Nguyên nhân ban đầu có thể do môi trường nước ở ngoài biển bị ô nhiễm. Đặc biệt trong thời gian gần đây có hiện trường khi thủy triều dâng lên thì nước có màu đỏ và đục. Hiện Chi cục thú y tỉnh và các cơ quan chức năng đã vào lấy mẫu về kiểm tra", bà Thủy nói.
Đức Hùng
Theo VNE
Cứu sống một ngư dân trôi dạt hơn 24 giờ trên biển Chiều 13.2, Thiếu tá Phan Mạnh Trường, Chính trị viên Đồn biên phòng đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) cho hay sau hơn 1 buổi được lực lượng quân y chăm sóc đặc biệt, ngư dân Võ Văn Sơn (27 tuổi, trú tại đội 2, thôn Tân Hải, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã hồi tỉnh, có thể nói chuyện...