Cứu thành công bé trai 6 tuổi bị vỡ khí quản
Bé trai 6 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch do vỡ khí quản sau khi ngã xe điện 3 bánh.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, bé P.N.K (6 tuổi, ở Hải Dương) được đưa đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ nhận định chấn thương khí quản gây tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da mức độ nhiều, đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và can thiệp cấp cứu.
Theo gia đình, trẻ đang chơi xe điện 3 bánh ở gần nhà thì bị ngã, vô lăng chiếc xe đập vào cổ. Sau đó, cháu bé khó thở, sưng vùng má, cổ, phồng vùng ngực.
Ngay lập tức, gia đình đưa trẻ đến bệnh viện tỉnh để cấp cứu. Nhận thấy đây là trường hợp chấn thương vô cùng phức tạp, nguy kịch tính mạng, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành đặt nội khí quản và chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bé trai 6 tuổi phục hồi dần sau ca phẫu thuật xử lý chấn thương khí quản tại BV Nhi Trung ương.
Video đang HOT
Sau khi được chuyển đến Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé K được hỗ trợ thở máy, bù dịch, sử dụng thuốc vận mạch, an thần và kháng sinh phổ rộng để tránh nhiễm khuẩn vào trung thất. Kết quả chiếu chụp cho thấy, trẻ chấn thương vỡ thành sau khí quản, có tràn khí màng phổi 2 bên, tràn khí trung thất, tràn khí ngoài da toàn thân, có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
ThS.BS Phạm Anh Tuấn, Khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa cho biết: “Khó khăn nhất trong quá trình hồi sức bệnh nhi trước mổ là việc đặt nội khí quản qua chỗ vị trí rách, phù nề rất nhiều, chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi có thể khiến trẻ thêm nguy kịch. Chúng tôi phải kết hợp đặt nội khí quản và thông khí nhẹ nhàng, tránh tổn thương cho phổi và giảm áp lực đường thở cho trẻ, duy trì tình trạng bệnh nhi ổn định nhất trước khi bước vào phẫu thuật”.
Sau khi lên kế hoạch chi tiết, ca phẫu thuật do các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp với Bệnh viện Trung ương quân đội 108 thực hiện đã khâu nối, cố định lại các tổn thương, vi phẫu chỉnh hình khí quản và dẫn lưu tràn khí cho bệnh nhi.
Trải qua 3 giờ căng thẳng, ca phẫu thuật thành công, tình trạng bệnh nhi tiến triển tích cực, không còn tràn khí màng phổi, cải thiện tình trạng suy hô hấp, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Trẻ được duy trì an thần, thở máy và tiếp tục được chuyển về Khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa để theo dõi chặt chẽ và chăm sóc đặc biệt.
Sau 5 ngày, trẻ đã có thể tự thở và sẽ có kế hoạch ra viện trong vài ngày tới, tuy nhiên, bệnh nhi vẫn cần tái khám định kỳ để các bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục. Theo các bác sĩ, dù là một tổn thương nặng nhưng khi hồi phục hoàn toàn, các chức năng của khí quản, phế quản sẽ hoạt động bình thường và chất lượng cuộc sống của trẻ được đảm bảo.
Thanh niên có thể mắc bệnh hô hấp chỉ sau 30 ngày hút thuốc lá điện tử
Theo nghiên cứu mới, những người trẻ tuổi có nguy cơ gặp phải các triệu chứng về đường hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản và tình trạng khó thở, chỉ sau 30 ngày sử dụng thuốc lá điện tử.
Các cơ quan quản lý dược phẩm nên xem xét tìm giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe của những người trẻ tuổi do sử dụng thuốc lá điện tử (ảnh internet)
Để đi đến kết luận trên, các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu thuốc lá thuộc Trung tâm Ung thư toàn diện của Đại học bang Ohio (Mỹ) và Trường Y khoa Keck thuộc Đại học South California (Mỹ) đã sử dụng dữ liệu được thu thập được từ các cuộc khảo sát trực tuyến trong 4 năm nhằm xem xét tác động của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe thanh thiếu niên. Hơn 2.000 thanh thiếu niên với độ tuổi trung bình 17,3 đã tham gia các cuộc khảo sát này.
Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người tham gia hoàn thành một cuộc khảo sát trực tuyến về các triệu chứng hô hấp và việc sử dụng các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá truyền thống và cần sa. Khoảng 23% số người tham gia cho biết họ có tiền sử bệnh hen suyễn tại thời điểm khảo sát ban đầu.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các đợt khảo sát tiếp theo. Những người tham gia được hỏi cụ thể về việc đã từng sử dụng các sản phẩm trên hay chưa. Nếu có, họ sẽ được hỏi về số ngày đã sử dụng một sản phẩm trong khoảng thời gian 30 ngày gần thời điểm khảo sát.
Những người chưa bao giờ dùng thử các sản phẩm trên được phân loại là "Chưa từng sử dụng" (nhóm 1), trong khi những người đã sử dụng một sản phẩm ít nhất một lần trong 30 ngày gần thời điểm khảo sát được phân loại là người dùng "trong 30 ngày qua" (nhóm 2).
Kết quả cho thấy những người thuộc nhóm 2 có nguy cơ gặp phải tình trạng thở khò khè hay thở rít cao hơn 81% so với những người thuộc nhóm 1. Ngoài ra, những người thuộc nhóm 2 cũng sẽ dễ gặp triệu chứng khó thở cao hơn 78% và nguy cơ viêm phế quản cao hơn 50% so với nhóm còn lại.
Mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc lá điện tử và các triệu chứng hô hấp vẫn tồn tại trong một phân tích phụ loại trừ những người tham gia có tiền sử hen suyễn.
Theo nghiên cứu, điều đó chỉ ra rằng những tác động tiêu cực đến sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá điện tử đã xuất hiện ở tất cả những người tham gia, không chỉ những người mắc bệnh hen suyễn.
Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu trên được Viện Y tế quốc gia Mỹ tài trợ một phần, đóng góp thêm bằng chứng cho thấy việc sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc các triệu chứng hô hấp. Họ nhấn mạnh các cơ quan quản lý dược phẩm nên xem xét những phát hiện này và tìm giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe của những người trẻ tuổi do sử dụng thuốc lá điện tử.
Trong vòng chưa đầy một thập kỷ trở lại đây, thuốc lá điện tử đã thu hút một thế hệ mới sử dụng nicotine, trong đó có nhiều người trẻ tuổi. Việc sử dụng sản phẩm này không những làm tổn hại đến sức khỏe của hàng triệu trẻ em và thanh thiếu niên, mà còn đe dọa những tiến bộ đã đạt được trong việc giảm thiểu sử dụng thuốc lá ở những người trẻ tuổi.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên hiện cao hơn người trưởng thành nói chung tại nước này. Doanh số bán thuốc lá điện tử đã tăng gần 50% trong hai năm đầu tiên xảy ra đại dịch Covid-19, chủ yếu nhờ các sản phẩm dùng một lần có hương trái cây ngọt ngào vốn đã được thanh thiếu niên ưa chuộng từ lâu.
Chiếc kèn trong phổi bé trai 7 năm, nhiều bệnh viện không phát hiện Bé trai ngậm chiếc kèn thổi và bị rơi vào đường thở 7 năm qua, đi nhiều bệnh viện nhưng không được phát hiện. Ngày 26.12, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bé trai 15 tuổi (ngụ Phú Yên), lấy ra dị vật là chiếc kèn đã ở trong phổi 7 năm. Gia đình cho biết, 7...