Cứu thai phụ vỡ tử cung trên nền vết mổ đẻ cũ
Thai phụ được đưa đến BV cấp cứu trong tình trạng đau bụng dưới dữ dội, tiếp xúc chậm, da niêm mạc nhợt, mạch không, huyết áp không. Bệnh nhân được xác định vỡ tử cung trên nền vết mổ đẻ cũ.
Các bác sĩ đang chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân H. (ảnh: BVCC)
Ngày 17/12, BV Phụ sản Hải Phòng cho biết, BV vừa cứu sống bệnh nhân N.T. B. (sinh năm 1982, ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng) bị vỡ tử cung.
Trước đó, tối ngày 13/12, bệnh nhân được đưa đến BV cấp cứu trong tình trạng đau bụng dưới dữ dội, tiếp xúc chậm, da niêm mạc nhợt, mạch không, huyết áp không, âm đạo ra nhiều máu đỏ loãng lẫn máu cục. Gia đình cho biết, bệnh nhân đã mổ đẻ 2 lần.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ BV thăm khám và chẩn đoán bệnh nhân chửa vết mổ đẻ cũ rách, vỡ tử cung gây ra máu nên chỉ định mổ cấp cứu.
Video đang HOT
Trong quá trình mổ, kíp mổ phát hiện mặt trước đoạn dưới tử cung vết mổ phình, kích thước 5×6cm, có nhiều mạch máu tăng sinh dạng gai rau đâm xuyên ra mặt trước thanh mạc gây rách vỡ tử cung. Các bác sĩ tiến hành gỡ dính, cắt tử cung bán phần để lại 2 phần phụ. Bệnh nhân được truyền 4 đơn vị hồng cầu khối, 4 đơn vị huyết tương. Sau mổ, bệnh nhân ổn định, chuyển hậu phẫu theo dõi, điều trị.
Cùng ngày, BV cũng cấp cứu thành công cho bệnh nhân T.T.H. (sinh năm 1988, ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) bị vỡ tử cung trên nền vết mổ đẻ cũ.
Theo hồ sơ bệnh án, khoảng 18h30, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng, da niêm mặc nhợt. Qua siêu âm, bác sĩ chẩn đoán thai 13 tuần, chửa góc sừng vỡ trên nền vết mổ đẻ cũ 2 lần nên chuyển phòng mổ.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ lấy ra từ ổ bụng 500ml máu cục, 400ml máu loãng, góc sừng phải tử cung có khối chửa tương đương thai 13 tuần vỡ toác, đang ra máu. Kíp phẫu thuật đã xử trí khối chửa, khâu cầm máu, tử cung được bảo tồn. Trong mổ truyền 1 đơn vị khối hồng cầu. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Bác sĩ Trần Văn Mạnh, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình (BV Phụ sản Hải Phòng) cho biết, chửa tại vết mổ đẻ cũ là một biến chứng thai sản nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra băng huyết, vỡ tử cung, phải cắt bỏ tử cung, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bác sĩ Mạnh cũng cho biết, hai trường hợp trên đều chửa vết mổ đẻ cũ, đã vỡ, nhưng may mắn họ đều đến BV kịp thời nên được phát hiện và xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh. “Để hạn chế những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, phụ nữ khi có thai nên đi khám thai định kỳ, đặc biệt là những người đã từng đẻ mổ, bác sĩ Mạnh chia sẻ.
Thai bám sẹo mổ - Bất thường đáng ngại
Thai làm tổ ngay trên sẹo mổ lấy thai cũ là bất thường gây nguy cơ sản khoa. Dù hiếm gặp nhưng với tỷ lệ mổ lấy thai tăng lên, số ca thai làm tổ trên sẹo mổ lấy thai cũ cũng tăng cao hơn.
Bình thường, thai sẽ làm tổ trong lòng tử cung. Tuy nhiên, ở những phụ nữ từng mổ lấy thai trước đây, thai có thể làm tổ ngay vị trí vết mổ lấy thai. Tình trạng này hiếm xảy ra, khoảng 1/1.800 - 1/2.500.
Nếu thai bám ngay vị trí sẹo mổ, khi thai phát triển có thể gây vỡ tử cung, chảy nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Hoặc là, dù tử cung chưa vỡ nhưng nhau bám ngay vị trí sẹo có thể xâm lấn ra ngoài cũng có khi làm chảy nhiều máu nhiều. Có những trường hợp phát hiện trễ, phải mổ cắt tử cung để giữ tính mạng của người mẹ.
Dấu hiệu nhận biết thai bám sẹo mổ
Có 1/3 trường hợp hoàn toàn không có dấu hiệu gì giúp thai phụ có thể tự nhận biết, 1/3 trường hợp ra huyết khi mới có thai, hoặc đau bụng dưới. Đa số các trường hợp sẽ được chẩn đoán qua siêu âm, đặc biệt là siêu âm ngả âm đạo. Đó là lý do bác sĩ siêu âm chọn siêu âm ngả âm đạo khi bạn mới có thai. Điều này không có hại gì mà có lợi trong nhiều trường hợp như tình huống này. Vì vậy, đừng vì lời truyền miệng, đồn đoán không đúng sự thật mà không chịu đi khám, đi siêu âm khi mới cấn thai.
Các vị trí thai làm tổ bất thường.
Điều trị như thế nào?
Đầu tiên, bạn cần hiểu, khi thai bám ngay vị trí sẹo mổ thì không thể giữ thai hoặc đưa thai vào đúng vị trí. Khi đã xác định thai bám trên sẹo mổ cũ, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn các cách xử lý. Cách xử lý tùy thuộc vào tuổi thai, tình trạng thai, sức khỏe của mẹ. Có nhiều phương pháp: Dùng thuốc, thủ thuật, phẫu thuật, thậm chí cần phải kết hợp các phương pháp này với nhau. Nhưng quan trọng nhất là bạn tuyệt đối phải khám và điều trị tại các cơ sở y tế lớn, vì rất khó lường trước được diễn biến, mức độ ra máu đối với một trường hợp thai bám sẹo mổ. Tính mạng là quan trọng nhất đúng không? Đừng vì lý do gì mà chấp nhận những rủi ro không đáng có.
Làm sao để phòng thai bám sẹo mổ?
Hiện nay chưa có phương pháp nào ngăn thai làm tổ trên sẹo mổ, trừ khi bạn đã đủ con và triệt sản. Do vậy, nếu chưa muốn có thai hoặc tránh có thai lại quá sớm sau khi mổ lấy thai, bạn cần lựa chọn một biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả. Quan trọng nhất là, nếu không có chỉ định mổ lấy thai, hãy cố gắng sinh thường, đừng yêu cầu bác sĩ mổ theo ngày giờ đẹp, vì sau mổ sẽ còn nhiều chuyện rắc rối về lâu về dài, ví dụ như trường hợp thai bám trên sẹo mổ.
Mổ bắt song thai khác giới, khác túi ối, cùng bánh rau hiếm gặp Trung tâm Y tế Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho sản phụ 22 tuổi), trú tại Ba Chẽ với chẩn đoán thai đôi khác giới tính chung 1 bánh rau, 2 túi ối. Sản phụ vào Trung tâm Y tế Tiên Yên trong tình trạng, thai 39 tuần, đau bụng. Sau khi tiếp nhận sản phụ, các bác sĩ...