Cứu sống trẻ sơ sinh ngừng tim
Bé trai tên Kiên vừa được ra viện trong niềm vui của gia đình và các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh).
Thông tin ngày 24/8 từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết bé Kiên ra đời cuối tháng 7 bằng phương pháp sinh mổ, do mẹ bị biến chứng thuyên tắc mạch ối. Trước đó, mẹ của bé đã có dấu hiệu ngừng tim khiến tình trạng sau phẫu thuật của trẻ rất nguy kịch.
Hình ảnh bé Kiên được chăm sóc tại khoa Sơ sinh. Ảnh: BVCC.
Ngay sau khi ra đời, bé trai được các bác sĩ khoa Sơ sinh tiến hành hồi sức ngay tại phòng mổ. Bé ngừng tim, không có nhịp tự thở, da tái nhợt toàn thân, trương lực cơ nhão, không phản xạ.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành hồi sức tích cực: Hút dịch thông đường thở, bóp bóng, ép tim ngoài lồng ngực, sử dụng Adrenalin để tiêm bắp 3 lần và được đặt nội khí quản.
Sau 5 phút hồi sức tích cực, bé Kiên đã có nhịp tự thở, da môi hồng, sau đó, được chuyển khoa Sơ sinh để điều trị.
Bé được chẩn đoán ngạt nặng sau sinh cùng nhiều biến chứng: Phù não, rối loạn đường máu, toan chuyển hóa nặng, điện giải, rối loạn đông cầm máu, suy gan, suy thận, tiên lượng rất nặng.
Với nhiều phương pháp điều trị như kết hợp thở máy, hạ nhiệt độ, an thần điều trị chống phù não, điều trị các rối loạn, sau 7 ngày, bé trai này đã được cai máy thở, bú mẹ tốt, đại tiểu tiện bình thường.
Bác sĩ chuyên khoa I Vương Thị Hào – Trưởng khoa Sơ sinh của bệnh viện – cho biết đối với các trẻ ngạt nặng sau sinh như trường hợp này, khả năng cứu sống rất thấp. Tuy nhiên, bằng sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ thầy thuốc, trẻ đã qua cơn nguy hiểm, ra viện.
Theo Zing
Hạ thân nhiệt cứu cháu bé đẻ rơi bị ngạt nặng
Ngưng tim, ngưng thở nguy kịch tính mạng sau khi bị đẻ rơi, cháu bé đã may mắn được các bác sĩ hồi sức tích cực, hạ thân nhiệt cứu tế bào não. Hiện bé đang được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong tình trạng sức khỏe tương đối ổn định.
Đó là trường hợp con của sản phụ 20 tuổi, ngụ tại Củ Chi. Ngày 23/6 người mẹ được gia đình chuyển đến Bệnh viện Nhân Dân 115 cấp cứu trong tình trạng đau bụng quằn quại, không rõ nguyên nhân. Tại đây, khi thăm khám, bác sĩ tá hỏa phát hiện bệnh nhân đang vượt cạn, thai nhi đã bất động ở cửa mình của người mẹ.
Trẻ được chăm sóc tại khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1
Ngay lập tức bệnh viện đã kích hoạt báo động đỏ nhờ sự hỗ trợ liên từ Bệnh viện Hùng Vương ứng cứu cho mẹ con sản phụ. Người mẹ sau khi được hỗ trợ chăm sóc ben đầu, được chuyển sang Bệnh viện Hùng Vương chăm sóc hậu sản.
Cháu bé lọt lòng mẹ bị ngạt nặng, tím tái, sau nhiều nỗ lực hồi sức, bác sĩ thở phào khi trẻ có nhịp tim với những phản xạ yếu ớt. Xác định bệnh nhi đang đối mặt với nhiều nguy hiểm do bị ngạt nặng trong thời gian dài các bác sĩ đã chuyển bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 để được chăm sóc chuyên môn sâu.
Tại đây, bệnh nhi đã được đặt nội khí quản thở máy. Để hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương não do thiếu ô xy trong thời gian dài, các bác sĩ đã thực hiện phương pháp hạ thân nhiệt chủ động cho bệnh nhi.
Việc chủ động hạ thân nhiệt sẽ giảm chuyển hóa yếm khí của tế bào, giảm nhu cầu oxy cũng như năng lượng của các mô, giảm chuyển canxi vào tế bào, giảm sản xuất các gốc tự do, giảm tổn thương hàng rào máu não, giảm phóng thích các thành phần gây chuyển hóa chất kích thích thần kinh, giảm toan hóa nội bào... Từ đó giúp giảm các tổn thương mô não do thiếu tuần hoàn máu.
Ngày 3/7, sau những nỗ lực chăm sóc, điều trị tích cực của các bác sĩ sức khỏe của cháu bé đã tương đối ổn định. Hiện bác sĩ vẫn chưa thể đánh giá được liệu bệnh nhi có gặp phải những di chứng não hay không. Bé sẽ được tiếp tục theo dõi, điều trị để hạn chế tối đa nhưng nguy cơ do thiếu ô xy não kéo dài.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Sạc điện thoại bên gối, nam thanh niên thủng màng nhĩ Sạc điện thoại ngay cạnh gối, giữa đêm thiết bị này bất ngờ phát nổ khiến nam thanh niên 9x nhập viện trong tình trạng bị thương vùng mặt và thủng màng nhĩ Điện thoại phát nổ khi đang sạc khiến nam thanh niên bị thủng màng nhĩ Ngày 11-4, tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh)...