Cứu sống trẻ 5 tuổi bị đuối nước
Khoa Nhi – Bệnh viện Bãi Cháy vừa tiếp nhận, điều trị cho một trường hợp trẻ suy hô hấp, viêm phổi nguy kịch do đuối nước.
Đó là trường hợp bé Vũ B N (5 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) đi tắm biển cùng gia đình, được đưa lên bờ sau khi phát hiện đuối nước trong khoảng 2-3 phút. Trẻ nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy trong tình trạng tỉnh, kích thích, sốt cao trên 39 độ, thở nhanh, thở gắng sức.
Kết quả thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng có ran ẩm, ran rít ở phổi, nồng độ oxy trong máu giảm, hình ảnh Xquang tổn thương mờ không đều hai bên phổi, mờ nhiều ở phổi phải, khí máu toan hô hấp. Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa và kết luận chẩn đoán suy hô hấp tiến triển; viêm phổi do sặc nước mặn. Trẻ được điều trị tích cực, thở máy không xâm nhập… Sau 1 ngày, tình trạng bệnh nhi tiến triển tốt, hết sốt, thở oxy kính.
Bác sĩ Bùi Đình Phóng, Khoa Nhi Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám cho bệnh nhi bị đuối nước.
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm chức năng hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, kể cả người biết bơi khi gặp phải tình huống nguy hiểm.
Video đang HOT
Người bị đuối nước nếu được cấp cứu kịp thời, đúng phương pháp thì có khả năng sống sót, tuy nhiên, nguy cơ để biến chứng của đuối nước rất cao. Vì vậy, qua trường hợp bệnh nhi trên, để hạn chế tình trạng trẻ đuối nước đặc biệt trong dịp hè, các bác sĩ khuyến cáo:
Không cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ, bể nước đặc biệt trẻ nhỏ. Khi tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải mặc áo phao cho trẻ, luôn quan sát, theo dõi trẻ trong suốt quá trình vui chơi tắm biển.
Không cho trẻ tắm biển trong những ngày thời tiết xấu như mưa, bão, trời lạnh, không tắm biển vào những thời điểm sáng sớm hoặc về đêm.
Lựa chọn những địa điểm tắm an toàn, có quản lý, giám sát, cứu nạn cứu hộ kịp thời, không tắm ở những bãi tắm tự phát.
Cha mẹ cần chủ động cho trẻ em học kỹ năng bơi lội và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước, giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông, suối. Đồng thời cha mẹ cũng cần học tập, trang bị các kĩ năng sơ cấp cứu cơ bản đối với người bị đuối nước.
Ngay khi phát hiện trẻ bị đuối nước, cha mẹ cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, điều trị kịp thời, tránh những hậu quả, di chứng nguy hiểm.
Nội soi mật tụy ngược dòng gắp giun đũa "kích thước khủng" trong ống mật chủ
Bệnh viện Bãi Cháy vừa thực hiện kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) để gắp giun đũa dài 25cm trong ống mật chủ của một bệnh nhân nam 31 tuổi.
Bệnh nhân Vàng A C (31 tuổi, tỉnh Yên Bái) nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn vùng thượng vị, buồn nôn và nôn ra thức ăn. Qua thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm, Xquang, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị giun đường mật. Bệnh nhân được hội chẩn chuyên khoa và thống nhất chỉ định nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) lấy giun đường mật.
Quá trình nội soi chụp đường mật, các bác sĩ đã cắt cơ Oddi và dùng bóng kéo khảo sát từ ống gan chung xuống tá tràng lấy được giun đũa dài "khủng", khoảng 25cm. Thủ thuật kết thúc an toàn sau khi các bác sĩ đã bơm rửa lại đường mật, kiểm tra dịch mật trong thoát ra tốt. Sau can thiệp ERCP, tình trạng người bệnh ổn định, không còn đau bụng và có thể xuất viện sau 24h theo dõi.
Hình ảnh giun chui ống mật của người bệnh.
Trước đó, Khoa thăm dò chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy đã thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) thành công gắp 50 con sán lá gan sống trong ống mật chủ của bệnh nhân Nguyễn V C (52 tuổi, trú tại TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
"Với sự phát triển của các phương pháp can thiệp ít xâm lấn, thay vì phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở, các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy có thể thực hiện kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) lấy giun, sán trong ống mật chủ với nhiều ưu điểm vượt trội như giúp bệnh nhân tránh được cuộc phẫu thuật lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến như: Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ..., thời gian nằm viện ngắn, phục hồi sức khỏe nhanh chóng, đảm bảo tính thẩm mỹ, tiết kiệm chi phí điều trị.
Phương pháp hiện đại này cũng rất hiệu quả trong điều trị lấy sỏi ống mật chủ (OMC) qua nội soi, nong và đặt stent ống mật chủ hoặc ống tụy" - Bác sĩ CKI. Nguyễn Trung Thành - Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết.
Bác sĩ Chu Mạnh Tường - Khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám cho người bệnh sau can thiệp.
Giun chui ống mật là một biến chứng của tình trạng nhiễm giun trong đường tiêu hóa, khi mật độ giun tăng lên với số lượng lớn. Giun ký sinh ở ruột non có thể di chuyển ngược lên tá tràng đến cơ vòng Oddi và lọt vào ống mật chủ, ống gan chung, ống túi mật và hệ thống đường mật trong gan. Giun chui ống mật có thể dẫn tới nhiễm trùng đường mật, áp xe gan, áp xe đường mật. Nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết dẫn đến suy gan, suy thận cấp, sốc nhiễm trùng nặng...có nguy cơ tử vong.
Theo bác sĩ Chu Mạnh Tường, Khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy, triệu chứng thường gặp của giun chui ống mật là cơn đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị làm cho toát mồ hôi, mặt tái xanh, tái nhợt, vật vã, quằn quại, đau từng cơn, buồn nôn, sốt...Vì vậy, ngay khi gặp các biểu hiện này, người bệnh cần đến cơ sở y tế có trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Để phòng tránh giun chui ống mật, bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo người dân nên thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn các loại thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến; hạn chế ăn rau sống, chỉ ăn khi mua ở nơi đảm bảo và vệ sinh rửa rau sạch đúng quy trình; tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nơi ở sạch sẽ; tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần...
Trẻ 15 tháng tuổi nguy kịch sau ăn quả vải và những lưu ý bố mẹ không thể bỏ qua Dù đã bóc vỏ, bỏ hạt rồi mới để trẻ tự ăn 1 quả vải. Thế nhưng sau ăn bé đã phải đến viện trong tình trạng toàn thân tím tái, nhịp tim rời rạc, nguy kịch... Khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bệnh nhi 15 tháng tuổi bị hóc vải. Bé nhập viện vào 22h30 ngày...