Cứu sống thai nhi mắc bệnh lý hiếm gặp
Thai nhi 32 tuần mắc bệnh hiếm gặp giãn tĩnh mạch rốn, kèm thiếu máu, tràn dịch màng phổi, được các bác sĩ mổ cấp cứu, điều trị khỏe mạnh.
Phát hiện sớm bệnh lý hiếm gặp
Chị Kiều Trinh (31 tuổi, Minh Khai, Hà Nội) lo lắng khi được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chẩn đoán thai nhi 21 tuần 5 ngày tuổi bị bất thường giãn tĩnh mạch rốn.
Thạc sĩ, bác sĩ cao cấp khoa Phụ sản Đinh Thị Hiền Lê, chuyên gia về y học bào thai, bệnh lý thai nhi cho biết, giãn tĩnh mạch rốn là bệnh lý hiếm gặp ở thai nhi với tỷ lệ 1/1000, chỉ có chuyên gia giàu kinh nghiệm và sử dụng máy siêu âm hiện đại mới có thể phát hiện. Thai nhi giãn tĩnh mạch rốn cần được theo dõi định kỳ chặt chẽ. Nếu không được phát hiện sớm và theo dõi kịp thời có thể bị chậm phát triển trong tử cung, thiếu ối, bất thường nhiễm sắc thể, phù thai, có thể mất tim thai đột ngột, dẫn tới tình trạng lưu thai. Do bệnh lý rất khó được phát hiện nên đôi khi ít được biết tới như là nguyên nhân gây nên các biến chứng nguy hiểm kể trên.
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch rốn và tràn dịch màng phổi được phát hiện khi chị Trinh siêu âm tại Tâm Anh ở tuần 21.
Video đang HOT
Cứu sống thai nhi ở tuần 32
Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê đã lập kế hoạch chăm sóc, theo dõi thai kỳ chặt chẽ với lịch siêu âm Doppler màu thường xuyên hơn nhằm phát hiện kịp thời nếu diễn biến bất thường, đồng thời chỉ định thực hiện các xét nghiệm gen chuyên sâu loại trừ yếu tố bất thường nhiễm sắc thể.
Khi bước sang tuần thứ 32, thai nhi xuất hiện các dấu hiệu thiếu máu do huyết khối biến chứng giãn tĩnh mạch rốn 14 mm. Kèm theo đó là các bất thường phức tạp: dòng chảy rối, tràn dịch màng phổi, bánh rau dày…
“Nhận thấy dấu hiệu nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi, không thể chậm trễ, chúng tôi đã nhanh chóng chẩn đoán, kết hợp liên khoa với êkip cấp cứu, hồi sức sơ sinh mổ lấy thai ngay lập tức”, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê cho hay.
Thạc sị, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê cùng êkip thực hiện ca phẫu thuật của thai phụ có thai nhi mắc giãn tĩnh mạch rốn.
Dù em bé chào đời trong tình trạng thiếu máu nặng, chỉ số Hg 7,2g/L (mức bình thường: 19-22g/lL), suy hô hấp, hơi phù, tràn dịch màng phổi nhưng đã được chăm sóc kịp thời bởi sự phối hợp các chuyên khoa hồi sức tích cực trẻ sơ sinh ngay sau ca mổ. Bé có thể tự thở và dần hồi phục chỉ sau 24 giờ.
“Tôi rất xúc động khi nhìn con đã tự thở, đẩy dịch từ phổi ra ngoài mà không cần can thiệp máy móc. Có được niềm hạnh phúc này là nhờ sự nỗ lực cùng tâm huyết của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh”, chị Trang xúc động chia sẻ.
Niềm hạnh phúc của vợ chồng chị Trinh khi đón con yêu chào đời bình an.
Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê khuyến cáo các thai phụ nên chú ý theo dõi thai mỗi ngày, cần tuân thủ khám thai định kỳ để đánh giá sức khỏe thai nhi cũng như phát hiện những biến chứng, bất thường, kịp thời tìm cách xử trí an toàn cho cả mẹ và bé. Thông qua siêu âm Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa của thai nhi và đo biểu đồ tim thai…, các thông số cùng hình ảnh trên máy siêu âm sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm mọi tình trạng nguy hiểm.
Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi
Anh Ngọc (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh )
Nốt mờ ở phổi có nguy hiểm không?
Mẹ tôi bị đau cắn vú bên trái, đi siêu âm, chiếu chụp không có u. Nhưng kết quả chụp CT phát hiện một nốt mờ đơn độc 7mm ở phổi, bác sĩ nói u thùy giữa phổi phải, gia đình đang rất lo sợ ung thư.
ThS.BSCKII Nguyễn Thị Thúy Hằng , Phó Trưởng khoa Nội lồng ngực, Bệnh viện K trả lời:
Khi có nốt mờ ở phổi, hẳn nhiều người rất lo lắng vì sợ ung thư. Vậy nốt mờ đơn độc là gì? Nó có thể biểu hiện rất nhiều bệnh lý, là tổn thương không đặc hiệu, có thể là tổn thương lành tính như u hạt, viêm, nhiễm nấm, nhưng cũng có tỉ lệ ác tính nhất định. Theo đó, nó có thể ung thư phổi nguyên phát giai đoạn sớm, hoặc tổn thương ung thư các cơ quan khác di căn đến phổi.
Với trường hợp của mẹ bạn, nốt mờ kích thước 7mm, bờ tròn gọn khả năng ác tính thấp, theo nghiên cứu chỉ 2-6% nốt mờ đơn độc có khả năng là ác tính.
Vì thế, với trường hợp này, tôi thiên về chẩn đoán là lành tính. Mẹ bạn vẫn cần theo dõi định kỳ, tầm soát bằng chụp CT đánh giá xem kích thước khối mờ to hay giảm để có can thiệp phù hợp.
Mẹ bạn cũng có biểu hiện đau cắn bên ngực trái, bạn nên đưa mẹ đi khám thêm về tim mạch để loại trừ bệnh mạch máu, mạch vành.
Chỉ trong 2 năm, bệnh lạ khiến cô gái 16 tuổi bỗng già như một bà lão Năm 14 tuổi, Raizel Calago ở Philippines tự tin tham gia một cuộc thi nhan sắc ở địa phương. Nhưng khi Raizel 16 tuổi, căn bệnh hiếm gặp đã khiến gương mặt cô trông già đến mức nhiều người tưởng nhầm là một bà lão. Những dấu hiệu bất thường đầu tiên xuất hiện là những mảng da đỏ, ngứa và đau khi...