Cứu sống sản phụ mang thai lần thứ 5 bị xuất huyết sau mổ bắt con
Sản phụ 38 tuổi, người Campuchia được các bác sĩ cấp cứu và điều trị thành công khi bị sốc mất máu nặng, đã phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật tại quê nhà.
Nữ bệnh nhân là S.Sokunthea (SN 1981, người Campuchia) mang thai lần thứ 5 bị ra huyết âm đạo và có chẩn đoán nhau tiền đạo từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Bệnh nhân đã được điều trị nội khoa cầm máu và dưỡng thai tích cực. Đến tuần thứ 28, sau xuất huyết âm đạo ồ ạt, bệnh nhân đã được phẫu thuật mổ bắt con cấp cứu và cắt tử cung để cầm máu tại Campuchia.
Dù đã được phẫu thuật lại lần 2 cầm máu nhưng tình trạng xuất huyết vẫn tiếp tục tiến triển. Tình trạng sốc mất máu nặng dẫn đến suy đa cơ quan, rối loạn đông máu thứ phát, suy chức năng tế bào gan, viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ.
Bệnh nhân được chuyển từ Khema Clinic, Phnom Penh đến Bệnh viện Quốc tế City (TPHCM) trong tình trạng nguy kịch. Hội đồng y khoa City Plus bệnh viện Quốc tế City kết luận sản phụ bị suy đa cơ quan nặng sau sốc mất máu do nhau tiền đạo xuất huyết đã phẫu thuật bắt con và cắt tử cung cầm máu, viêm phổi bệnh viện, nhiễm trùng ổ bụng và vết mổ.
Sau 3 tuần điều trị, bệnh nhân khỏe hơn, ăn uống qua đường miệng hấp thu tốt
Video đang HOT
Bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực ngay sau nhập viện. Bên cạnh các phương pháp điều trị đặc hiệu, bệnh nhân được dinh dưỡng, nâng đỡ tổng trạng tích cực. Hiện tại, sau 3 tuần điều trị, bệnh nhân khỏe hơn, ăn uống qua đường miệng hấp thu tốt.
Ths.Bs Đào Thị Mỹ Vân, Phó Giám đốc Y Khoa, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Quốc tế City cho biết, nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai nằm ở vị trí thấp nhất của tử cung dẫn đến bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Nhau tiền đạo là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết trong thai kỳ. Nếu xuất huyết ồ ạt không được cứu chữa kịp thời có thể gây nguy hiểm sinh mạng cho mẹ và con hoặc gây thương tật vĩnh viễn cho người mẹ.
Nguyên nhân hay gặp của nhau tiền đạo là sẹo cũ ở niêm mạc tử cung từ các lần phẫu thuật trước, sản phụ mang đa thai hoặc mang thai nhiều lần trước đó, tử cung có cấu trúc bất thường hoặc sản phụ trên 35 tuổi. Nhau tiền đạo vẫn có thể gặp trên sản phụ không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên. Triệu chứng thường gặp của nhau tiền đạo là ra huyết âm đạo bất thường, thường vào 3 tháng cuối thai kỳ có thể đi kèm hoặc không những cơn co thắt tử cung.
Bác sĩ Vân khuyến cáo, sản phụ mang thai nên khám thai định kỳ tại cơ sở y tế có chuyên khoa Sản nhằm phát hiện sớm nhau tiền đạo, can thiệp kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Cần khám bác sĩ Sản khoa ngay khi thấy ra máu âm đạo bất thường vào bất cứ lúc nào trong thai kỳ; theo dõi sát với bác sĩ Sản khoa khi đã có chẩn đoán nhau tiền đạo.
Theo phunuvietnam
Từ Campuchia, bệnh nhân qua Việt Nam để cắt bỏ u đại tràng
Bệnh nhân người Campuchia được phẫu thuật cắt bỏ thành công u đại tràng nặng 1 kg.
Ảnh: BVCC
Khoảng 4 tháng trước, bệnh nhân N.B (61 tuổi, người Campuchia) có triệu chứng ăn chua vào là đau bụng, đi tiêu bình thường nhưng thỉnh thoảng bị táo bón. Sau đó, ông sụt cân nhanh chóng, chỉ trong vòng 3 tháng đã sụt 15 kg.
Bệnh nhân đi khám tại nhiều bệnh viện ở Campuchia và phát hiện bị u đại tràng ác tính. Tuy nhiên, không tin vào kết quả chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ tại quê nhà, bệnh nhân sang Việt Nam để kiểm tra lại toàn bộ và đồng ý phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Quốc tế City (TP.HCM) ngày 14.10 và được xét nghiệm, chụp X-quang, CT bụng,... Kết quả cho thấy bệnh nhân bị u ác của đại tràng góc lách. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn sớm và chỉ định phẫu thuật nội soi cắt bỏ đoạn đại tràng trái chứa khối u cho bệnh nhân.
Sau 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ đoạn đại tràng chứa khối u lớn, có trọng lượng 1 kg. Ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Chăm sóc tích cực (ICU) để bác sĩ theo dõi, chăm sóc hậu phẫu.
Hôm nay, sau 7 ngày phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục tốt, vết mổ khô và có thể xuất viện. Dù phẫu thuật thành công nhưng do khối u đã di căn ra ngoài và di căn hạch nên bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị hóa trị.
Theo phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Tấn Cường, Trưởng Khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Quốc tế City: Ung thư đại tràng tiến triển chậm và di căn muộn hơn so với các loại ung thư khác. Nếu phát hiện và mổ sớm khi ung thư chưa đến lớp thanh mạc thì tỉ lệ sống trên 5 năm tới 80-90%.
"Với bệnh nhân N.B, do khối u đại tràng rất to, gây hẹp lòng ruột gần như hoàn toàn. Đồng thời gây phản ứng viêm tấy lan tỏa, dính vào lách và khối mạc nối lân cận nên quá trình phẫu thuật phải rất cẩn trọng, phân tích khối u vì rất dễ ra máu. Trường hợp bệnh nhân N.B nếu không phẫu thuật cắt bỏ khối u kịp thời có thể gây tắc ruột và tử vong", bác sĩ Cường đánh giá.
Bác sĩ Cường khuyến cáo, ung thư đại trực tràng biểu hiện thường không rõ ràng. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau bụng nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác về đường tiêu hóa. Tuy nhiên khi có dấu hiệu sụt cân là lúc bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Bệnh nhân nên cảnh giác và đi khám, điều trị sớm.
Theo Thanh niên
Truyền 12 đơn vị máu cứu bệnh nhi qua cơn nguy kịch Các bác sĩ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai vừa kịp thời cứu sống bệnh nhi N.Q.V. (12 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa). Hiện bệnh nhân N.Q.V. đang dần ổn định sức khỏe, tiếp tục được các bác sĩ, điều dưỡng theo dõi, chăm sóc Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, trong lúc đi xe máy, V. gặp tai nạn giao thông,...