Cứu sống người phụ nữ bị rách gan, tắc ổ bụng nguy kịch
Một phụ nữ bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, nạn nhân bị vỡ cơ hoành phải, gây thoát vị gan lên ngực, huyết khối tắc hoàn toàn tĩnh mạch chủ bụng, dập, rách gan hạ phân thùy VI… rất nguy kịch. Nạn nhân tưởng chừng khó thoát khỏi lưỡi hái tử thần đã được cứu sống ngoạn mục.
Bệnh nhân đang được điều tri tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM – Ảnh: N.P
Ngày 6.5, Bệnh viện Đại học Y dược (TP.HCM) cho hay đã cứu một nạn nhân nguy kịch do bị vỡ cơ hoành phải, gây thoát vị gan lên ngực, huyết khối tắc hoàn toàn tĩnh mạch chủ bụng, dập, rách gan…
Theo người nhà của nạn nhân, trước đó chị Đ.T.H (52 tuổi, ngụ ở Bà Rịa-Vũng Tàu) bị tai nạn giao thông nghiêm trọng được chuyển đến bệnh viện địa phương với chẩn đoán đa chấn thương, gãy hai xương cẳng chân phải, tràn máu màng phổi phải, gãy đa cung sườn, dập rách gan…
Tại đây, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân phải và đặt dẫn lưu màng phổi phải. Hơn một tháng nằm viện nhưng chị H. vẫn cảm thấy mệt, khó thở tăng dần, hai chân sưng phù, tím lạnh. Xuất viện được vài ngày bệnh trở nặng nên người nhà đã chuyển đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
PGS-TS-BS Trương Quang Bình – Phó giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược cho biết bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng khó thở, da niêm mạc nhợt nhạt, hai chân sưng căng, tím tái.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã xác định bệnh nhân bị vỡ cơ hoành phải, gây thoát vị gan lên ngực, huyết khối tắc hoàn toàn tĩnh mạch chủ bụng, dập, rách gan hạ phân thùy VI, dãy xương sườn 8, 9, 10, 11 phải, gãy 2 xương cẳng chân phải đã phẫu thuật kết hợp xương.
Tình trạng trên của bệnh nhân được nhận định là rất nguy kịch, có nguy cơ tử vong cao. Bệnh viện đã quyết định tổ chức một cuộc hội chẩn toàn viện với sự tham gia của gần chục chuyên khoa của bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ tiên lượng các tổn thương của bệnh nhân là rất phức tạp cần phải có sự phối hợp phẫu thuật và điều trị của nhiều chuyên khoa.
Theo đó, ê kíp can thiệp tim mạch đặt lưới lọc vào tĩnh mạch chủ để ngăn cản khối máu đông đi lên tim-phổi, quá trình này thực hiện tại đơn vị can thiệp mạch với máy chụp mạch xóa nền (DSA). Sau đó, ê-kíp lồng ngực – mạch máu tiến hành phẫu thuật mở ngực-bụng, khâu tái tạo cơ hoành và đưa các tạng thoát vị về lại khoang bụng, đồng thời lấy nhiều huyết khối phục hồi lưu thông tĩnh mạch chủ dưới.
Trong quá trình phẫu thuật, chuyên khoa ngoại gan – mật – tụy luôn túc trực sẵn sàng hỗ trợ trong trường hợp có tổn thương gan và tạng bụng phức tạp khác.
“Hiện sau 20 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã hồi phục, không còn khó thở, hai chân hết sưng và xuất viện với sức khỏe ổn định”, bác sĩ Bình cho hay.
Theo bác sĩ Bình, đây là một ca bệnh đa chấn thương rất hiếm gặp, đòi hỏi sự phối hợp tối đa và hiệu quả của các chuyên khoa. Trong trường hợp này không chỉ thể hiện ở sự phối hợp liên chuyên khoa trong phẫu thuật, mà quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các chuyên khoa. Khoa lồng ngực – mạch máu đảm nhiệm theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật; khoa nội tim mạch đánh giá tình trạng huyết khối tái lập và phối hợp sử dụng thuốc kháng đông; khoa hồi sức tích cực đảm nhiệm hồi sức và điều chỉnh các rối loạn; các chuyên khoa khác như phục hồi chức năng, dinh dưỡng tiết chế, dược lâm sàng… phối hợp liên tục để đảm bảo quá trình hồi phục của người bệnh được diễn ra an toàn và nhanh chóng.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Biến chứng tim mạch dễ cướp đi sinh mạng người bệnh tiểu đường
70% người bị biến chứng tim mạch do đái tháo đường đối mặt với cái chết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Người phụ nữ 60 tuổi được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cấp cứu mới đây do bị nhồi máu cơ tim cấp. Bà bị bệnh tiểu đường 5 năm, đã được điều trị đưa chỉ số đường huyết về mức ổn định nên chủ quan không theo dõi bệnh thường xuyên.
Cuối tháng 4, bà đang dọn nhà đột nhiên lên cơn mệt, khó thở, đau ngực trái. Bác sĩ chẩn đoán bà bị nhồi máu cơ tim cấp, phải can thiệp mạch vành mạch cấp cứu. Hiện sức khỏe bà tạm ổn định, vẫn nằm viện theo dõi.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Minh Nhựt, Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược, cho biết biến chứng tim mạch phổ biến và nguy hiểm nhất trong số các biến chứng của bệnh tiểu đường, tỷ lệ tử vong gần 70%.
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng tim mạch là do bệnh nhân có đường huyết cao, lớn tuổi, hút thuốc lá, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp... Biểu hiện diễn ra âm thầm trong giai đoạn đầu khiến người bệnh chủ quan, khó khăn cho việc điều trị, gia tăng tỷ lệ tử vong.
"Biến chứng có thể được phát hiện sớm thông qua thăm khám định kỳ, xét nghiệm máu, đo điện tim, siêu âm tim. Phát hiện sớm giúp việc điều trị hiệu quả hơn", bác sĩ Nhựt nói.
Theo bác sĩ Trần Minh Triết, Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh nhân tiểu đường cần được điều trị sớm, theo dõi và duy trì điều trị suốt đời. Người bệnh cũng cần tái khám định kỳ, lối sống lành mạnh, tuân thủ điều trị, tầm soát sớm biến chứng.
Việt Nam có hơn 3,5 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường, mỗi ngày ít nhất 80 người tử vong do các biến chứng. Đái tháo đường là bệnh gây tử vong đứng thứ ba trong số các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, sau tim mạch và ung thư.
Sáng 5/5, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM kiểm tra đường huyết miễn phí và giải đáp thắc mắc về biến chứng tim mạch ở người bị tiểu đường. Đăng ký tham dự qua điện thoại (028) 3952 5449.
Cẩm Anh
Theo VNE
TP.HCM: Nắng nóng gay gắt, người già trẻ em nhập viện hàng loạt Một số bệnh viện (BV) tại TP. HCM có lượng bệnh nhân đến khám bệnh do nắng nóng tăng cao, chủ yếu tập trung vào trẻ em, những người lớn tuổi có sức đề kháng giảm, người mắc bệnh tim mạch, huyết áp... Nắng nóng khiến trẻ nhập viện gia tăng Ngày 22.4, trao đổi với PV báo Lao Động, bác sĩ (BS)...