Cứu sống người bệnh phình động mạch chủ bụng cấp
Ngày 29/7, Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết đơn vị này vừa áp dụng kỹ thuật đặt Stent – Graft cứu sống người bệnh 58 tuổi bị phình động mạch chủ bụng.
Người bệnh là Lý Văn Cường 58 tuổi, trú tại thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang đã được áp dụng kỹ thuật đặt Stent – Graft . Ông Cường nhập viện trong tình trạng đau bụng, sau khi tiến hành các chỉ định cận lâm sàng được chẩn đoán: Phình động mạch chủ bụng dọa vỡ. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và đưa ra phương án can thiệp động mạch chủ bằng đường ống thông qua da (đặt stent graft).
Ông Cường cho biết khi ông đi khám sức khỏe tổng quát ở Hà Nội thì phát hiện bệnh phình động mạch chủ bụng cần phải can thiệp. Sau khi bàn bạc với gia đình, ông đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để thực hiện.
Bác sĩ Đỗ Viết Thắng – Phó trưởng đơn vị Can thiệp tim mạch – Trung tâm Tim mạch cho biết: Bệnh lý động mạch chủ thường gặp ở người trên 50 tuổi đặc biệt trên các bệnh nhân có tiền căn hút thuốc lá, tăng huyết áp, tiểu đường.
Bệnh thường có diễn tiến âm thầm không triệu chứng rõ rệt trong nhiều năm, chỉ phát hiện ra khi bệnh nhân tình cờ đi khám bệnh hoặc do các triệu chứng của các cơ quan lân cận bị ảnh hưởng như đau bụng, đau lưng, thấy một khối phình ở bụng dập theo nhịp mạch …Việc áp dụng kỹ thuật Stent-Graft trong điều tri bệnh lý động mạch chủ là một bước đột phá của nền y học hiện đại giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện và hiệu quả vượt trội so với phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Video đang HOT
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mở 1 vết rạch nhỏ ở bẹn để tạo đường vào cho stent. Sử dụng sự trợ giúp của máy DSA, hệ thống dẫn và stent được đưa vào đúng vị trí tổn thương mạch máu. Khi stent được đặt đúng vị trí, stent graft được mở theo đúng kích thước thực của nó. Tùy thuộc vào hình thái và kích thước tổn thương có thể đặt một, 2 hoặc 3 stent graft. Thời gian tiến hành thủ thuật khoảng 1 đến 3 tiếng. Sau can thiệp, bệnh nhân nằm viện 1 đến 3 ngày ở phòng bệnh thường, không cần phải nằm ở khoa hồi sức tích cực.
Qua đây, bác sĩ Thắng cũng khuyến cáo người dân nên quan tâm đến sức khỏe của mình, có kế hoạch đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý và có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp mang lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.
Theo infonet
Đầy hơi, táo bón liên tục có thể là dấu hiệu bạn mắc chứng bệnh dễ gây tử vong
Người đàn ông bị chứng đầy hơi và táo bón dày vò trong nhiều tháng trong bài viết sẽ là minh họa rõ nét cho vấn đề này.
Chúng ta đều muốn biết những gì khiến cơ thể mình ngày càng cồng kềnh. Có lẽ bạn đã từng phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế vì cảm giác tồi tệ đó. Đó là những gì đã xảy ra với một người đàn ông 66 tuổi được nêu trong một báo cáo trường hợp công bố bởi Tạp chí Y học New England.
Các bác sĩ suy đoán rằng khi bệnh nhân này đi đến phòng cấp cứu vì đầy bụng và táo bón kéo dài trong 2 tháng trước, ông không biết nguyên nhân là do phình động mạch chủ bụng đến 11,5 cm. Nhưng chính xác thì phình động mạch chủ là gì, nó xảy ra như thế nào? Và nó có ý nghĩa gì đối với bệnh nhân, ngoài việc gây đầy hơi và táo bón?
Khi bệnh nhân này đi đến phòng cấp cứu vì đầy bụng và táo bón kéo dài trong 2 tháng trước, ông không biết nguyên nhân là do phình động mạch chủ bụng đến 11,5 cm.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phình động mạch chủ là một khu vực bị suy yếu hoặc phình ra trên thành động mạch chủ, có thể xảy ra ở bất cứ đâu dọc theo chiều dài của nó. Nói cách khác, nó thực chất là một động mạch chủ, động mạch lớn nhất trong cơ thể (nó chạy từ trái tim xuống bụng).
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho hay, có 2 biến chứng đáng sợ có thể xảy ra do hậu quả của phình động mạch chủ. Chứng phình động mạch có thể vỡ, khiến máu rỉ ra ở các nơi khác trong cơ thể bạn. Hoặc gây ra một cái gì đó được gọi là bóc tách. Máu được bơm mạnh qua động mạch chủ có thể phân tách các lớp của thành động mạch, cho phép máu tích tụ liên tục, rò rỉ trong cơ thể.
Chứng phình động mạch có thể vỡ, khiến máu rỉ ra ở các nơi khác trong cơ thể bạn.
Do đó, bệnh nhân được nêu trong báo cáo trường hợp mới rất may mắn vì tìm kiếm ngay sự chăm sóc y tế khi xảy ra tình trạng bệnh này. Một cuộc kiểm tra thể chất cho thấy một khối phình to đập ở bụng người đàn ông và ông được chẩn đoán phình động mạch chủ thông qua công nghệ gọi là chụp cắt lớp.
Báo cáo cho biết, bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật và thay thế bằng một mảnh ghép động mạch chủ. Mảnh ghép là một mảnh mô sống được cấy vào bệnh nhân bằng cách phẫu thuật. Trong lần tái khám 6 tháng, khối phình động mạch đã biến mất, bệnh nhân đã lưu thông máu tốt trên khắp cơ thể, và quan trọng nhất là ông cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Nếu gần đây bạn bị đầy hơi, chướng bụng kéo dài, hãy cẩn trọng với chứng phình động mạch chủ.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phình động mạch chủ thường được điều trị theo một trong hai cách. Đầu tiên là thông qua một hoạt động phẫu thuật, mục tiêu của nó là thay thế hoặc sửa chữa phần bị thương của động mạch chủ. Thứ hai là thông qua các loại thuốc có thể hạ huyết áp một người và giảm nguy cơ vỡ phình động mạch.
Nếu gần đây bạn cảm thấy hơi chướng bụng, bạn không nên lo lắng quá vì phình động mạch chủ rất hiếm xảy ra. Theo Trung tâm Y tế Đại học Columbia, tỷ lệ mắc hiện tượng này rơi vào 5-10 trên 100.000 người ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nếu bạn liên tục cảm thấy đầy hơi trong một khoảng thời gian dài thì nguy cơ bị phình động mạch chủ là điều khó tránh. Tốt nhất nên đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể.
Theo Helino
Phẫu thuật ổ sán não khổng lồ trong não nam bệnh nhân Cho đến khi nhập viện vì liệt nửa người, bệnh nhân mới biết mình bị sán làm tổ trong não do thói quen ăn tiết canh, thịt chua, nem chạo, rau sống... Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận bệnh nhân H.Đ.N (40 tuổi, quê ở xã Xuân Đài, huyện tân Sơn, Tỉnh Phú thọ), với...