Cứu sống ngoạn mục bé 16 tháng tuổi bị vỡ gan, máu chảy tràn ổ bụng
Bị xe taxi đâm trong lúc chạy qua đường, bé trai 16 tháng tuổi nguy kịch do sốc mất máu, vỡ gan.
Bác sĩ Bùi Đức Duy, Trưởng Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, cho biết, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân đêm 19/7. Bé trai bị taxi đâm khi đi qua đường, sốc mất máu, da xanh nhợt, không bắt được mạch, huyết áp không đo được, bụng chướng căng, tràn máu ổ bụng.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, bệnh viện kích hoạt báo động đỏ nội viện, huy động nhiều chuyên khoa như ngoại tiêu hóa, gây mê phẫu thuật, hồi sức tích cực, cấp cứu, huyết học truyền máu hội chẩn.
Cùng lúc đó, bác sĩ trực yêu cầu chuẩn bị phòng mổ, vừa hồi sức vừa làm các xét nghiệm thăm khám và chẩn đoán. Lúc này, sức khỏe bệnh nhi rất nguy kịch, sốc mất máu nặng, chảy máu trong ổ bụng do chấn thương bụng kín, nghi chấn thương gan, lách.
Bệnh nhi được cứu sống dù gan vỡ rất to
Video đang HOT
Theo BS Đức Duy, gan là tạng đặc có thể tích lớn trong cơ thể. Trường hợp bị chấn thương nặng như trên, nếu không xử trí kịp thời dễ dẫn đến chảy máu ổ bụng, thậm chí tử vong.
Theo bác sĩ, đây là ca phẫu thuật khó bởi bé trai bị tổn thương nặng, phức tạp lại suy dinh dưỡng. Gan phải bé bị rách một đường dài 12 cm, tụ máu nhiều, trong ổ bụng có khoảng một lít máu, chỉ số men gan rất cao. Bệnh nhân có nguy cơ chảy máu, áp xe sau mổ, rò mật, suy gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu…
Lúc này, bác sĩ phải khâu cầm máu nhu mô gan, tĩnh mạch gan giữa, cố gắng bảo tồn gan vỡ. Bệnh nhi được truyền 5 đơn vị hồng cầu và ba đơn vị huyết tương. Sau hai tiếng phẫu thuật, bé qua cơn nguy kịch.
TÀI TRỢ
“Chỉ khi các chỉ số trở về bình thường, bệnh nhân cầm máu, chúng tôi mới dám thở phào”, bác sĩ Duy nói.
Đến nay, sau 10 ngày mổ, bé tỉnh táo, không sốt, da niêm mạc hồng, bụng mềm, có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Qua ca bệnh này, BS. Duy cũng khuyến cáo tới các bậc phụ huynh: Trẻ nhỏ với bản tính hiếu động và chưa thể tự nhận thức được nguy hiểm từ môi trường xung quanh.
Vì vậy phụ huynh cần quan sát, theo dõi chặt chẽ các hoạt động của trẻ vì độ tuổi này các em rất hiếu động, chạy nhảy khắp nơi.
Hãy luôn chú ý đến trẻ vì chỉ cần một chút lơ là, không để ý trẻ có thể gặp những tai nạn thương tâm.
Bé 2 tuổi hôn mê, co giật toàn thân sau khi uống gần hết bát rượu
Bệnh nhi 2 tuổi ở Lào Cai được chẩn đoán ngộ độc rượu, xử trí cấp cứu theo phác đồ ngộ độc, truyền dịch, bù nước điện giải.
Sau gần 3 ngày điều trị tích cực, trẻ hồi tỉnh, lấy lại được ý thức, sức khỏe ổn định.
Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ngày 5/4 tiếp nhận bé S.S.B., 2 tuổi, dân tộc Mông, sống tại thôn Cốc Thượng, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trong tình trạng hôn mê, có các cơn co giật dài toàn thân.
Ông nội bé B. cho biết, 2h ngày 5/4, do khát nước, trẻ uống gần hết một bát rượu (khoảng 200ml). Đây là ca rượu gia đình uống từ hôm trước. Sau uống, trẻ đi ngủ, sáng gọi không tỉnh, có cơn kích thích vật vã, co giật toàn thân, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng và chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai.
Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngộ độc rượu, xử trí cấp cứu theo phác đồ ngộ độc, truyền dịch, bù nước điện giải. Sau gần 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi hồi tỉnh, lấy lại được ý thức, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ Vũ Thị Hải Yến, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai cho biết đây là ca bệnh ngộ độc rượu ở trẻ có độ tuổi nhỏ nhất từ trước đến nay tại cơ sở y tế này. Theo các bác sĩ, nhiều người nghĩ rằng cho trẻ nếm thử một chút rượu, bia sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe, song trên thực tế chỉ cần một ngụm nhỏ, trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Theo bác sĩ Yến, trẻ em uống rượu sẽ bị kích thích khiến mặt đỏ gay, choáng váng. Nếu uống nhiều, dễ gây hại cho não, mắt, gan, thận của trẻ. Rượu bia còn làm giảm sút trí tuệ, trí nhớ kém, mất tập trung đồng thời ảnh hưởng đến năng lực tư duy và khả năng học tập của trẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, phụ huynh cho trẻ tiếp xúc sớm với rượu, bia là sai lầm nguy hiểm.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không khuyến khích, cổ vũ trẻ uống rượu, bia, không để rượu, bia, các chai hóa học độc hại,... gần trẻ.
Khi trẻ đã ăn hoặc uống phải các chất độc hại phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, đồng thời mang theo đồ ăn, thức uống mà trẻ đã bị ngộ độc đến bệnh viện để xét nghiệm độc chất.
Bệnh nhi tắc động mạch chi kèm bệnh lý tim bẩm sinh nặng được cứu sống Em N. X. P. 14 tuổi, ở Bạc Liêu nhập viện BVĐK Trung ương Cần Thơ cấp cứu lúc 11 giờ 10 phút ngày 3/4/2022 với tình trạng mệt, khó thở, đau nhức chân phải, sờ chân thấy lạnh, động mạch khoeo chân phải không bắt được mạch. Các bác sĩ nhiều chuyên khoa đã hội chẩn và thực hiện các xét nghiệm...