Cứu sống nam thanh niên bị tai nạn lún xương sọ, dập não
Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cứu sống nam thanh niên lâm vào trạng thái lơ mơ, vật vã, vỡ lún xương sọ và dập não.
Bệnh nhân Đ.V.T. (38 tuổi, trú tại Sơn Dương, Tuyên Quang) bị tai nạn giao thông, nhập viện trong tình trạng lơ mơ, vết thương vùng trán đỉnh ~12cm, bờ vết thương nham nhở, xuất huyết nhiều, lộ mảng xương sọ vỡ lún, tổ chức não đùn ra ngoài, đồng tử trái giãn 3,5mm, phản xạ ánh sáng kém.
Qua hình ảnh phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy, hình ảnh vỡ lún phức tạp xương trán đỉnh thái dương trái, tụ máu ngoài màng cứng, dập não đa ổ thái dương trái, xuất huyết dưới nhện.
Hình ảnh vết thương sọ não hở của bệnh nhân Đ.V.T. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Tiên lượng đây là ca bệnh nặng, thời gian không đủ để bệnh nhân chuyển viện lên tuyến trên, khả năng bệnh nhân thiệt mạng bất cứ lúc nào, các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn liên khoa và quyết định: Phẫu thuật là biện pháp duy nhất và cần phải làm gấp giữ lại tia hy vọng cứu sống bệnh nhân.
Video đang HOT
Ngay lập tức, bệnh nhân được hồi sức 30 phút để chuẩn bị các điều kiện cận lâm sàng cần thiết trước khi mổ. Tại phòng phẫu thuật, bệnh nhân được các bác sĩ tiến hành mở sọ vole, nhấc bỏ các mảng xương vỡ lún, lấy máu tụ, cầm máu, tạo hình màng cứng.
Rất may, sau khi mổ, bệnh nhân được an thần, thở máy, huyết động ổn định nhưng vẫn đang được chăm sóc thêm tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện.
Thông tin thêm về ca bệnh, Bác sĩ Đặng Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, nếu sức khỏe diễn biến thuận lợi, sau 2 tháng nữa, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật thêm một lần nữa để tạo hình hộp sọ bằng titan.
Qua trường hợp ca bệnh trên, bác sĩ Hải cũng đưa ra lời khuyến cáo đối với người dân, tai nạn giao thông đã và đang trở nên vô cùng nguy hiểm, nhất là dịp Tết Dương lịch đang đến gần.
“Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca tai nạn với nhiều mức độ thương tích khác nhau. Do đó, người dân cần đề phòng, cảnh giác khi tham gia giao thông để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra”, bác sĩ Hải nói.
Theo vtc
Tự ý điều trị bệnh tại nhà: Lợi ít hại nhiều
Gần đây, nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện trong tình trạng bệnh trở nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng, lở loét,... do tự ý đắp lá thuốc, uống thuốc nam để điều trị bệnh tại nhà.
Ảnh minh họa
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 32 tuổi ở Tuyên Quang trong tình trạng bỏng vùng bẹn, bìu vì tự đắp thuốc nam chữa bệnh. Vết thương không chỉ bị bỏng chảy dịch mà còn mất da, có mùi hôi và khiến bệnh nhân vô cùng đau nhức.
Theo đó, bệnh nhân bị bỏng nhiệt 20 ngày trước, không đến viện mà tự điều trị tại nhà bằng cách đắp lá thuốc nam. Bệnh tình không giảm, vết thương ngày càng đau nhức, chảy mủ, có mùi hôi, anh mới chịu đến bệnh viện. Bác sĩ đã vệ sinh, xử lý sạch vùng bỏng ngay cho bệnh nhân, dùng kháng sinh chống viêm. Bệnh nhân cần phải phẫu thuật để ghép da.
Bệnh viện này trước đó cũng đã từng tiếp một nhận bệnh nhân nữ (47 tuổi, ở Đoan Hùng) nhập viện trong tình trạng suy kiệt cơ thể, có khối u vú trái lở loét, chảy dịch mủ vàng vì đắp thuốc nam chữa ung thư vú. Theo đó, nữ bệnh nhân phát hiện bị ung thư vú từ năm 2016, nhưng lại không đến bệnh viện điều trị mà tự ý mua thuốc nam về đắp vào ngực trái. Sau 2 năm, khối u không những không đỡ mà còn có dấu hiệu phát triển to hơn rồi bị vỡ, chảy mủ vàng, khiến bà đau nhức nhiều, cơ thể yếu.
Theo TS.BS Phạm Cẩm Phương- Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai (Hà Nội) thì có một thực trạng đáng buồn là không phải bệnh nhân ung thư nào cũng tuân thủ điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Bệnh nhân không tiếp nhận hóa trị, xạ trị mà tin dùng các bài thuốc lá, bài thuốc Đông y không rõ nguồn gốc là sai lầm khá phổ biến, khiến bệnh ung thư càng tăng tốc đến giai đoạn cuối nhanh hơn. Khi chữa trị không thành mới tìm đến bác sĩ, bệnh đã quá muộn.
Nhiều bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa ung bướu cũng cho hay, không chỉ những người dân nghèo, không đủ kiến thức từ những vùng quê tin dùng theo phương pháp "truyền miệng" mà ngay cả bênh nhân có kiến thức ở thành phố như giáo viên... cũng đã bỏ phác đồ điều trị mà theo phương pháp "truyền miệng" các loại lá cây, thuốc không rõ nguồn gốc,... dẫn đến những biến chứng nặng, thậm chí nguy hại tính mạng.
Theo lương y Bùi Hồng Minh- nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội): Dù điều trị Đông y hay Tây y thì người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo liều lượng, sự kiểm soát của bác sĩ, lương y chứ không tự ý mua về và sử dụng. Nhất là mua ở những nơi không đảm bảo uy tín, có thể gây nên tình trạng sức khỏe nguy kịch.
Do đó, để tránh tình trạng tiền mất tật mang, người bệnh và người nhà người bệnh cần tỉnh táo trước những lời quảng cáo, giới thiệu về các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, cần đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị đúng cách theo phác đồ điều trị.
D.Toàn
Theo daidoanket
Máy thái thịt cuốn dập nát ngón tay người phụ nữ Bệnh nhân 48 tuổi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng dập nhiều ngón tay. Ảnh minh họa Bệnh nhân cho biết vô tình đưa bàn tay vào máy thái thịt sau khi đã ngắt điện, hôm 10/12. Tuy nhiên do đà quán tính, máy vẫn đang chạy quấn cả bàn tay vào trong. Các bác...