Cứu sống nam thanh niên bị bạn nhậu đâm thấu tim
Các bác sĩ phẫu thuật cứu sống nam thanh niên 24 tuổi bị bạn nhậu đâm thấu tim với vết thương tim phức tạp.
Nạn nhân H. được các bác sĩ cứu sống sau vết thương thấu tim – Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Nam bệnh nhân H.V.H (24 tuổi) được đưa vào Khoa Cấp cứu của Bệnh viện E Trung ương, sau khi bị bạn nhậu dùng dao nhọn đâm vào ngực.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch: ý thức lơ mơ, da tái lạnh, niêm mạc trắng nhợt, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp tụt. Ngay lập tức, các bác sĩ đã cấp cứu và phẫu thuật, sau khi siêu âm phát hiện có tràn dịch màng ngoài tim lượng trung bình.
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Thuyên, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện E Trung ương, trong quá trình mổ, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một vết thương thấu tim kích thước rách 1 cm ở vùng ngực đang phun máu, kèm theo tổn thương màng phổi, màng tim với rất nhiều máu cục và khoảng gần 1 lít máu trong khoang màng phổi.
Video đang HOT
Sau hơn 2 giờ được phẫu thuật cấp cứu, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, không còn tình trạng sốc mất máu. Sau gần 2 tuần được hỗ trợ thở máy, hồi sức, điều trị tích cực, hiện bệnh nhân đã ổn định và dự kiến có thể được xuất viện trong vài ngày tới.
Trước đó, nạn nhân H. có đi uống bia cùng 2 người khác ở cùng khu nhà trọ. Khi cả 3 đã “chén chú, chén anh” say sưa, đến khoảng 22 giờ thì xảy ra mâu thuẫn giữa nạn nhân và một người khác tên là N.V.P, quê Tuyên Quang. Lúc này, hai bên liên tục chửi bới và thách thức lẫn nhau. Sau đó, kéo nhau ra trước cửa quán đánh nhau. H.V.H túm cổ áo và đấm vào mặt P. Khi P. bỏ chạy thì bị H. và một người bạn còn lại đuổi theo đấm, đá.
Bị hai bạn nhậu đánh hội đồng, P. rút con dao ở trong túi quần đâm vào cánh tay và đùi người bạn của H.V. H. Thấy vậy, H. liền cầm 2 bóng đèn tuýp ở ven đường vụt vào lưng P. và bị P. quay lại dùng dao đâm thẳng vào ngực.
Kh.Anh
Theo nld.com.vn
Bác sĩ cố gắng cứu bệnh nhân cận kề "cửa tử", gia đình xin về
Các BS Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa cứu sống bệnh nhi tan máu bẩm sinh 12 tuổi mắc đái tháo đường nhiễm toan ceton, tim đập nhanh tới 200 lần/phút.
Bệnh nhi V thoát khỏi cửa tử nhờ được cấp cứu kịp thời. Ảnh: BVCC
Bố bệnh nhân La Thị V, 12 tuổi (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) cho biết, cháu V mắc Beta thalassemia (tan máu bẩm sinh) từ khi mới 3 tháng tuổi. Hàng tháng, V được theo dõi và điều trị tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương.
Tuy nhiên, khoảng 2 tuần trở lại đây, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, tức ngực, khó thở, đi tiểu nhiều, khát nước nhiều, gầy sút nhanh 5kg, không sốt. Gia đình đưa cháu đến Viện Huyết học truyền máu, tại đây trẻ được truyền 2 khối hồng cầu (do tình trạng thiếu máu tan máu), xét nghiệm đường huyết cao lên tới 30 mmol/l, trẻ được chuyển sang Bệnh viện Nội tiết Trung ương để điều trị.
Các BS khoa Cấp cứu- BV Nội tiết TƯ cho biết, qua sơ bộ đánh giá, tình trạng bệnh nhân rất nặng, cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức.
"Bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nặng, phức tạp, ý thức lơ mơ, nhiễm toan ceton, tim đập nhanh tới 200 lần/phút (trẻ 12 tuổi cao nhất chỉ khoảng 100 lần/ phút), huyết áp tụt 85/50, nguy cơ tử vong bất kỳ lúc nào nếu như không được xử lý cấp cứu kịp thời"- BS Nguyễn Minh Tuấn, Phó Trưởng khoa Cấp cứu nói.
Theo đánh giá của BS Tuấn, đây là ca bệnh ĐTĐ típ 1 khá đặc biệt, ít gặp. Bệnh nhân còn nhỏ lại mắc tan máu bẩm sinh, phải truyền máu liên tục hàng tháng trong 12 năm, vì vậy cơ thể nhiễm sắt nặng, dẫn đến tổn thương tụy, gan, tim, mắc viêm gan C do truyền máu nhiều lần... đòi hỏi kíp trực xử trí nhanh chóng các bệnh lí phối hợp.
Sau khi hội chẩn cùng các bác sĩ trong khoa và xin ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo, kíp trực đã xử trí cho trẻ thở oxy, thuốc cordarone đường tĩnh mạch nhằm kiểm soát tần số tim, insulin bơm tiêm điện liên tục điều chỉnh đường huyết, bù nước, điều chỉnh điện giải..., đồng thời mắc monitor theo dõi liên tục.
Cũng theo chia sẻ của BS Tuấn: "Nhiều thời điểm, gia đình bệnh nhân đã xin chúng tôi được đưa bé về vì khả năng qua khỏi của cháu là rất thấp, lúc này kíp trực vừa phải làm công tác tư tưởng cho bố mẹ cháu bé vừa phải cố gắng cứu cháu".
Sau khi giải thích về cơ hội sống của cháu và động viên gia đình cùng với nỗ lực cấp cứu, tình trạng của cháu V đã được cải thiện dần, nhịp tim được khống chế, đường máu giảm và giữ được các chỉ số trong cơ thể ổn định hơn.
Nhờ được điều trị kịp thời và tích cực, cháu V đã tỉnh táo, nói chuyện bình thường, có thể tự sinh hoạt. Sau khi ổn định, bệnh nhân V đã được chuyển lại Trung tâm thalassemia, Viện Huyết học truyền máu Trung ương để tiếp tục điều trị.
T.LINH
Theo Laodong
Bác sĩ bỏ quên kim trong người bệnh nhân khiến bệnh nhân tử vong Một bác sĩ phẫu thuật bị cáo buộc là đã để quên một cây kim phẫu thuật trong cơ thể một bệnh nhân nam khi tiến hành ca phẫu thuật tim. Một tháng sau ca phẫu thuật, người đàn ông này đã tử vong. Bác sĩ phẫu thuật bị kiện vì bỏ quên một cây kim phẫu thuật trong cơ thể bệnh nhân...