Cứu sống một sản phụ bị lộn lòng tử cung
BS Nguyễn Gia Định, Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, khoa Sản của BV vừa cứu sống một sản phụ sau khi sinh bị lộn lòng tử cung. Đây là bệnh rất hiếm gặp ở sản phụ với tỷ lệ 1/2.000- 1/6.000 ca sản phụ.
Trước đó, vào ngày 18/5, khoa Sản của BV Đa khoa tỉnh Kon Tum tiếp nhận một sản phụ đang trong giai đoạn chuyển dạ 1 đủ tháng là chị I Sao May (SN 1993, trú thôn Konhrachot, phường Thống Nhất, TP. Kon Tum). Đến khoảng 15h10 phút cùng ngày, chị May sinh thường một bé trai cân nặng 2,8kg. Sau khi được các bác sĩ xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ (sổ nhau), khoảng 10 phút sau, nhau thai trong bụng của chị May không bong, tử cung đột ngột bị lộn lòng hoàn toàn ra ngoài âm đạo và bong bánh nhau. Khiến bệnh nhân bị mất máu nhiều khoảng 800ml-1000ml (băng huyết sau khi sinh).
Sau khi bị lộn lòng tử cung đến nay sức khỏe chị May đã ổn định và chờ về nhà
Ngay lập tức, bệnh nhân được BS Định (Phó Giám đốc BV), BS Võ Ngọc Thu (Trưởng khoa sản) và một số y bác sĩ khác trực tiếp xử trí kịp thời cho bệnh nhân. Sau khi bệnh nhân được giảm đau, các bác sĩ đã đẩy nhẹ tử cung vào âm đạo… đẩy tử cung về lại vị trí cũ theo phương pháp Jonhson. Bàn tay của phẫu thuật viên được giữ trong tử cung 3 phút, đồng thời dùng thuốc tăng co tử cung để làm cho tử cung co thắt, tránh lộn lòng tử cung trở lại.
Video đang HOT
Đến hiện tại, sản phụ May đã hoàn toàn bình phục và chờ xuất viện.
BS Võ Ngọc Thu, Trưởng khoa Sản cho biết, lộn lòng tử cung là trường hợp rất hiếm gặp ở sản phụ với tỉ lệ 1/2.000-1/6.000 ca, với nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là do bánh nhau bám chặt vào đáy tử cung.
Thiên Thư
Theo Dân trí
Mù oan do tay nghề của phẫu thuật viên!
Mổ mắt pha co bị mù, đó là một thực tế đáng báo động trong thời gian gần đây tại một số BV ở TPHCM. Bên cạnh nguyên nhân do hóa chất được sử dụng để phẫu thuật, còn một nguyên nhân chủ quan khác đó là kỹ thuật viên non tay đã gây mù cho bệnh nhân.
Một bệnh nhân mổ pha co ở TPHCM. Ảnh: Võ Tuấn
Coi thường tính mạng bệnh nhân
Trong khi vụ việc 22 bệnh nhân mổ pha co bị mù đã kiện BV Mắt TPHCM trong thời gian gần đây chưa lắng xuống thì mới đây nhất, ông Nguyễn Văn Nhân (85 tuổi, trú tại 485/1/8 Quang Trung, phường 10, Gò Vấp) đã gửi đơn lên Thanh tra Sở Y tế đòi bồi thường do sau khi mổ bằng phương pháp pha co, hai mắt ông đã bị mù. Không chỉ có nạn nhân là ông Nhân, ông Trần Văn Hy (79 tuổi, ngụ ở đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp) cũng bị cườm ở hai mắt và nhìn thấy khoảng 80%, có thể chạy xe bình thường. Sau khi nghe có thông tin là BS BV Mắt TPHCM hợp tác mổ nên ông đăng ký và sau mổ mắt ông bị mù luôn. Bệnh nhân Nguyễn Văn Hùng (75 tuổi, ngụ ở phố 4, phường 12, Gò Vấp) bị cườm mắt phải, nhìn thấy mọi vật hơi mờ. Sau mổ pha co tại BV Gò Vấp, tình hình không khá hơn...
Theo gia đình các nạn nhân trên, trước đó, BV Gò Vấp đã quảng cáo có BS Huỳnh Thế Sâm công tác tại BV Mắt TPHCM về mổ nên mọi người mới tin tưởng. Tuy nhiên, qua trao đổi với phóng viên, BS Phí Duy Tiến, Phó Giám đốc BV Mắt TPHCM, khẳng định: BV Mắt không có BS nào tên Huỳnh Thế Sâm! Được biết, BS Huỳnh Thế Sâm đang công tác tại một BV đa khoa khu vực ở Bình Định và trước tết vừa qua, người này được lãnh đạo BV Gò Vấp "hợp tác" mời vào mở đợt phẫu thuật pha co trên.
Bệnh nhân có nên mổ phaco?
Theo BS Phí Duy Tiến, phaco (nhũ tương hóa thủy tinh thể bằng sóng siêu âm) được xem là phương pháp hiện đại nhất trên thế giới để điều trị bệnh đục thủy tinh thể. Phaco được áp dụng tại BV Mắt TPHCM hơn 10 năm qua và 100.000 trường hợp đã được phẫu thuật. Khi bị đục thủy tinh thể, người bệnh sẽ bị suy giảm thị lực do ánh sáng bị cản lại. Vì vậy, người ta sẽ tiến hành phẫu thuật lấy thủy tinh thể bị hư hỏng đi và thay thế nó bằng một thể thủy tinh nhân tạo.
"Mổ phaco đòi hỏi phẫu thuật viên nhiều kỹ năng hơn. Bên cạnh tay nghề, phẫu thuật viên phải biết sử dụng thành thạo thiết bị hỗ trợ. Một phẫu thuật viên mổ phaco phải được đào tạo ít nhất 1 năm và mất 3 năm tích lũy kinh nghiệm. Nếu phẫu thuật viên không được đào tạo bài bản, chưa làm chủ được máy, sẽ gây ra những biến chứng không lường trước cho bệnh nhân" - BS Tiến cho biết.
Tại TPHCM, ba năm trước (2009), một bệnh nhân đã từng kiện một BV chuyên khoa mắt vì biến chứng này sau khi mổ pha co. Ngoài ra, một biến chứng khác xảy ra trong quá trình phẫu thuật đã xảy ra biến cố làm tổn hại lõi nhân khiến không thể đặt thủy tinh thể nhân tạo. Đó là một vài trường hợp bị tai biến sau khi mổ pha co tại BV Gò Vấp vào giữa tháng 3.2011. Biến chứng nữa là tăng nhãn áp - nguy cơ gây bệnh cườm nước sau này.
Theo thống kê, mỗi năm nhu cầu mổ pha co trên cả nước là 130.000 bệnh nhân, riêng TPHCM là 30.000 trường hợp. Nhiều người cho rằng, sau khi mổ xong là mắt ổn, tuy nhiên, các BS cảnh báo: "Phần lớn bệnh nhân sau khi mổ pha co đều tăng nhãn áp, nhưng có thể kiểm soát được. Tăng nhãn áp nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ dẫn đến mù lòa. Vì vậy, khi bệnh nhân cảm thấy nặng mắt, đau nhức, thậm chí nôn ói phải nghĩ đến tăng nhãn áp và vào BV. Ca mổ hoàn toàn thành công, nhưng không phải đến đó là xong. Giai đoạn quan trọng hơn là theo dõi, tái khám định kỳ sau mổ, đặc biệt là nhiễm trùng sau mổ. Hoặc, nhiều trường hợp khi nhập viện lại vì thị lực ngày càng giảm, các dây thần kinh thị giác đã teo nhỏ".
Những người trên 50 tuổi, khi bị mờ mắt phải thường xuyên đi khám để theo dõi đục thủy tinh thể. Chỉ định mổ pha co phụ thuộc chủ yếu vào bệnh nhân khi cảm thấy căn bệnh này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong một tuần lễ đầu sau mổ, bệnh nhân không được để nước văng vào mắt, tránh mang vác nặng, nhỏ thuốc theo y lệnh.
Theo Võ Tuấn
Lao động
'Buộc' bụng để giảm béo Để chữa béo phì cho một bệnh nhân nam ở TP HCM nặng gần 170 kg, các bác sĩ đã đặt một chiếc đai thắt dạ dày, khiến bệnh nhân thấy no nhanh, không có nhu cầu ăn nữa. Kết quả sau 6 tháng, bệnh nhân đã giảm chỉ còn 87 kg. Đây là một trong những nội dung được trình bài tại...