Cứu sống mẹ con thai phụ bị rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược xuyên bàng quang hiếm gặp
Bị rau tiền đạo trung tâm đối với sản phụ mang thai rất nguy hiểm, vì vậy, khi phát hiện thai có rau tiền đạo trung tâm cần được tuân thủ theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ.
Trường hợp hiếm gặp trong sản khoa đe dọa tính mạng mẹ con sản phụ
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã phẫu thuật lấy thai thành công và đón bé gái 2,6 kg khỏe mạnh của sản phụ bị rau tiền đạo trung tâm hiếm gặp, đe dọa tính mạng mẹ con sản phụ.
Đó trường hợp sản phụ Giang Thị Minh Tâm (33 tuổi, trú tại xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang). Mang thai ở tuần thứ 38, sau khi vào viện Bệnh Sản Nhi Bắc Giang, qua thăm khám kết hợp các kết quả chẩn đoán lâm sàng và siêu âm Doppler, các bác sĩ phát hiện sản phụ Tâm bị rau tiền đạo trung tâm bám toàn bộ xuống đoạn dưới che lấp cổ tử cung, kèm rau cài răng lược đâm xiên qua lớp cơ tử cung đến lớp thanh mạc xuống bàng quang, vô cùng nguy hiểm đối với sản phụ và thai nhi.
Không những vậy sản phụ Tâm lại từng có tiền sử mổ lấy thai 02 lần làm tăng nguy cơ chảy máu trước và sau mổ lấy thai. Nhận thấy đây là một trường hợp phức tạp, Bác sỹ CKII Lê Công Tước – Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cùng các bác sỹ Khoa Sản II và Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức đã hội chẩn và quyết định sẽ tiến hành mổ lấy thai đồng thời cắt tử cung bán phần thấp cho sản phụ.
Trong khi phẫu thuật các bác sỹ nhận thấy rau đã đâm xiên ra ngoài lớp cơ tử cung sang bàng quang. Việc khó khăn nhất của trường hợp này là phải làm sao để gỡ dính, cắt đoạn dưới tử cung mà không để chảy máu, không gây tổn thương các cơ quan lân cận. Nếu không có kỹ thuật tốt sẽ gây chảy máu ồ ạt nguy hiểm cho sản phụ. Trường hợp này do rau cài răng lược đã đâm xuyên xuống bàng quang nên các bác sỹ phải khâu phục hồi lại. Sản phụ Tâm đã được truyền 04 đơn vị máu 250 ml và 04 đơn vị huyết tương 200 ml trong quá trình mổ. Kết quả sau hơn 03 giờ phẫu thuật, kíp mổ đã thành công giúp sản phụ vượt qua cơn nguy kịch và đón bé gái 2,6kg khỏe mạnh.
Video đang HOT
Sau hai ngày sau mổ sản phụ Tâm đã phục hồi tốt, huyết động ổn định, ý thức tỉnh táo, tiếp xúc tốt và bước đầu vận động nhẹ được trên giường bệnh.
Sản phụ từng có vết mổ cũ khi chậm kinh nên đi siêu âm sớm
Anh Nguyễn Chí Phương chồng sản phụ tâm chia sẻ: “Gia đình chúng tôi mừng lắm khi ca mổ của vợ tôi đã thành công tốt đẹp, đón được bé gái khỏe mạnh. Hai lần trước vợ tôi cũng đều sinh mổ. Những tháng đầu thai kỳ thì vợ tôi hoàn toàn bình thường, cho tới mấy tháng cuối thì thường bị ra huyết. Lúc có bầu được khoảng 07 tháng thì vợ tôi đã phải nhập viện điều trị vì dọa sảy thai. Đến giờ thai 38 tuần là có chỉ định của bác sỹ phải nhập viện mổ luôn không thì sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Biết được thông tin về bệnh lý rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược của vợ tôi khiến gia đình tôi lo lắng vô cùng. May mắn là giờ vợ tôi đã mẹ tròn con vuông”.
Bác sỹ CKII Lê Công Tước khuyến cáo ngay từ khi mới có bầu, nhất là trong 06 tuần đầu kể từ khi chậm kinh thì sản phụ, đặc biệt là những người từng có vết mổ cũ, nên đi siêu âm sớm để xác định chính xác vị trí làm tổ của thai ở đâu. Nếu thai làm tổ vùng gần eo tử cung, gần vết mổ cũ thì nên đình chỉ thai để tránh sau này phát triển trở thành chửa vết mổ hoặc rau tiền đạo trung tâm, rau cài răng lược.
Các sản phụ nên đi khám thai định kỳ, nhất là trong 03 tháng cuối thai kỳ tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị sản khoa hiện đại để phát hiện sớm rau tiền đạo, rau cài răng lược nhằm có biện pháp điều trị kịp thời và tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra trong quá trình sinh sản.
Rau tiền đạo trung tâm đối với sản phụ mang thai rất nguy hiểm và hiếm, có nguy cơ chảy máu dữ dội, nhất là trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ và lúc chuyển dạ. Bệnh này thường xảy ra trên những bệnh nhân đẻ nhiều con, có tiền sử đẻ mổ, nạo hút thai nhiều lần. Sản phụ khi phát hiện thai có rau tiền đạo trung tâm cần được tuân thủ theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ.
Theo Helino
Vỡ tử cung do rau cài răng lược, sản phụ may mắn thoát án tử
Các bác sĩ BVĐK tỉnh Tuyên Quang đã phẫu thuật cấp cứu thành công cứu sống sản phụ bị vỡ tử cung do rau cài răng lược.
Sản phụ vỡ tử cung may mắn cứu được cả mẹ lẫn con
Kịp thời cứu sống mẹ con sản phụ vỡ tử cung
Sản phụ Lương Thị Đ., 40 tuổi (Lâm Bình, Tuyên Quang) mang thai 34 tuần, nhập viện cấp cứu khi có dấu hiệu đau bụng dữ dội, không thể nằm ngửa, da xanh, có phản ứng thành bụng, có tiền sử mổ đẻ cũ...
Kết quả chẩn đoán, sản phụ bị vỡ tử cung trên bệnh nhân mổ đẻ cũ, rau tiền đạo trung tâm - Theo dõi rau cài răng lược, bệnh nhân có chỉ định mổ cấp cứu ngay.
Tiên lượng đây là ca bệnh rất nặng, nguy cơ xuất huyết dẫn đến tử vong là rất cao. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành làm các xét nghiệm cơ bản, đồng thời phối hợp với khoa Huyết học - Truyền máu chuẩn bị đầy đủ nguồn cung ứng máu, nhân lực để xử lý. Sản phụ được chuyển ngay đến khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức để phẫu thuật cấp cứu.
Kíp mổ đã nhanh chóng tiến hành, cứu được 1 bé trai nặng 2.100 gram và đã đưa bé đến phòng Đơn nguyên sơ sinh của Khoa Nhi để được chăm sóc đặc biệt.
BS Chuyên khoa I Vương Ngọc Chắt - Khoa Ngoại Tổng hợp (Trưởng kíp mổ) cho biết: "Đây là ca mổ khó vì mặt trước đoạn dưới tử cung có nhiều mạch máu tăng sinh, góc phải đoạn dưới tử cung gai rau đâm xuyên thủng cơ tử cung gây xuất huyết, phúc mạc thành bụng tăng sinh nhiều mạch máu.
Kíp mổ đã hút ra khoảng 1.500ml máu đỏ lẫn máu cục trong ổ bụng sản phụ, cắt tử cung bán phần khâu cầm máu, cắt một phần bàng quang có rau thai bám vào và khâu phục hồi bàng quang. Trong mổ, sản phụ vừa được hồi sức tích cực, vừa được phẫu thuật, đồng thời truyền bổ sung 12 đơn vị máu".
Hiện tại, sau mổ, sức khỏe sản phụ đã ổn định, vết mổ khô, tiếp tục được điều trị, chăm sóc và theo dõi tại khoa Ngoại Tổng hợp, BVĐK tỉnh Tuyên Quang.
Rau cài răng lược nguy hiểm thế nào với sản phụ?
Theo BS. CKI Phạm Thị Lan Hương, Trưởng khoa Phụ sản, rau cài răng lược đối với trường hợp sản phụ Đ. là rất nguy hiểm vì là trước đó sản phụ đã mổ đẻ 1 lần. Nếu không được các bác sỹ có trình độ chuyên môn cao và có kinh nhiệm phẫu thuật cấp cứu kịp thời, thì nguy cơ tử vong cho cả mẹ và bé rất cao.
"Đối với phụ nữ mang thai, cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để khám thai định kỳ và tuần thủ đúng theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ, khi phát hiện thai có rau tiền đạo cần được siêu âm Doppler màu (hoặc Chụp cộng hưởng từ) để phát hiện rau cài răng lược", BS. Hương khuyến cáo.
Những phụ nữ có nguy cơ rau cài răng lược thường gặp ở các sản phụ có: Rau tiền đạo, có tiền sử vết mổ cũ ở tử cung (mổ đẻ, mổ bóc nhân xơ...), mang thai trên 35 tuổi, nạo hút thai nhiều lần... Rau cài răng lược sẽ gây nguy cơ: Xuất huyết sau đẻ, sau mổ, gai rau đâm xuyên cơ tử cung gây thủng, vỡ tử cung, đâm xuyên vào các tạng xung quanh như bàng quang, ruột... có nguy cơ phải cắt tử cung để cầm máu. Khi thủng, vỡ tử cung, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và bé.
Theo baogiaothong
Sợ mổ người phụ nữ để khối u xơ tử cung phát triển lớn tương đương thai 6 tháng Phát hiện có u xơ tử cung từ 5 năm nay nhưng sợ phải mổ nên người phụ nữ cứ để khối u xơ tử cung phát triển lớn tương đương thai 6 tháng tuổi nằm sâu trong dây chằng rộng. Khối u xơ nằm sâu trong dây chằng rộng phức tạp Các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã phẫu...