Cứu sống gần 850 thuyền viên, ngư dân gặp nạn trên biển
Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải VN cứu và hỗ trợ 847 thuyền viên, ngư dân gặp nạn trên biển.
Lực lượng TKCN hàng hải VN đã tổ chức ứng cứu thành công gần 850 thuyền viên, ngư dân gặp nạn trên biển, trong đó có hàng chục thuyền viên nước ngoài – Ảnh minh họa
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Việt Hùng, Phó TGĐ Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải VN (MRRC Vietnam) cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2019, MRRC Vietnam thu nhận được 333 vụ báo nạn. Số thuyền viên, ngư dân cứu và hỗ trợ là 847 người, trong đó có 32 người nước ngoài. Số phương tiện được trợ giúp là 72 tàu.
Riêng tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và lân cận, Trung tâm tiếp nhận 40 vụ việc, điều động 8 lượt tàu tham gia trực tiếp cứu nạn, hỗ trợ trực tiếp 15 phương tiện cùng 189 người.
Video đang HOT
“So với cùng kỳ năm 2018, số vụ cứu nạn trung tâm tiếp nhận giảm 19% (333/412 vụ), tổng số người được cứu và trợ giúp tăng hơn 7% (847/786 người), số phương tiện được cứu và trợ giúp tăng 33,3% (72/48 phương tiện)”, ông Hùng thông tin.
Cũng theo ông Hùng, diễn biến thời tiết 8 tháng đầu năm rất phức tạp, số lượng tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Việt Nam và các tuyến vận tải hàng hải quốc tế và quốc gia ngày càng lớn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người đi biển, các cơ quan liên quan cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm an toàn hàng hải, trực tiếp hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, sự cố cho bà con ngư dân, người điều khiển tàu thuyền hoạt động trên biển.
Trước diễn biến khắc nghiệt của thời tiết, đại diện MRRC Vietnam cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới, các cấp chức năng tiếp tục đẩy nhanh thủ tục dự án đóng tàu TKCN chuyên dụng cỡ lớn, loại 62m có khả năng chạy xa bờ, hoạt động dài ngày, đồng thời, đẩy mạnh dự án đầu tư, cơ sở hậu cần để tăng cường khả năng cứu nạn của Trung tâm trong hoạt động phối hợp TKCN trên biển.
N.Khánh
Theo Baogiaothong
Không để tiếp diễn tai nạn thương tâm vì điện
Thời gian gần đây, rất nhiều vụ tai nạn do điện giật gây tử vong, thương tích. Điều này khiến cho người dân cảm thấy bất an, lo lắng. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vụ việc này.
Mới đây nhất, 2 em nhỏ đã bị điện giật tử vong trong lúc chơi đùa ở bãi đất trống tại công trình xây dựng đường Vành Đai 2, TP.HCM. Trước đó, nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra như vụ 8 lao động tự do trong lúc thi công dựng cột viễn thông bị điện giật tử vong ở Hà Tĩnh, Nghệ An...
Trong số các vụ tử vong, thương tích do điện giật, nguyên nhân đều do sự chủ quan, chưa đảm bảo an toàn khi thi công các công trình. Đặc biệt các chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công công trình khi làm xong không cắt nguồn điện hoặc đặt các biển cảnh báo, chỉ dẫn để bảo đảm an toàn... Do đó, các đơn vị này phải chịu trách nhiệm chính trong việc để xảy ra tai nạn, họ không thể vô can khi nguy cơ tai nạn có thể xảy ra vì lỗi bất cẩn, thiếu trách nhiệm của mình.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, thời gian qua nhiều vụ điện giật gây chết người rất nghiêm trọng nhưng cơ quan liên quan vẫn chưa có biện pháp thiết thực, cụ thể để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả. Trong khi đó, nhiều vụ việc chưa được xử lý nghiêm, xử lý chưa đến nơi, đến chốn nên các sự cố về điện gây chết người vẫn ngày càng gia tăng.
Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải sớm vào cuộc điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân liên quan các vụ tai nạn về điện gây chết người. Bởi vì, đa số đều là do lỗi chủ quan, bất cẩn hoặc không được cảnh báo, đảm bảo an toàn nguy cơ về điện theo quy định pháp luật. Vì thế nếu xử lý nghiêm, tăng nặng chế tài về hành vi vi phạm an toàn về điện sẽ có tính răn đe, phòng ngừa rất cao.
Bên cạnh đó, cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho người dân nhằm giúp họ chủ động phòng tránh, ngăn ngừa tai nạn thương tích đối với mình. Mục tiêu phải làm cho mọi người dân đều biết về những khu vực cấm, hiểu rõ về các bảng chỉ dẫn, biển cảnh báo nguy hiểm về điện... để họ chủ động trong phòng tránh.
Ngoài ra, cơ quan chức năng phải hoàn thiện các tiêu chí về đảm bảo an toàn về điện, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong vận hành, thi công các công trình liên quan đến an toàn lưới điện. Trong đó, quy định những trường hợp cấm thi công dưới hành lang lưới điện hoặc không đảm bảo khoảng cách an toàn khi ngành điện chưa cắt nguồn.
Có như vậy, mới nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân, công nhân lao động khi thi công các công trình, dự án và không để xảy ra các tai nạn thương tâm liên quan đến điện liên tiếp như thời gian qua.
ThS Phạm Văn Chung
Theo Congthuong
Dấu ấn đặc biệt kỷ niệm 65 năm quan hệ Việt Nam Mông Cổ Nhân chuyến thăm và làm việc tại Mông Cổ, ngày 11/7, đoàn cán bộ cấp cao của Bộ Công an do Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ...