Cứu sống cụ ông 78 tuổi bị cả bức tường gạch đè vào người
Cụ ông lâm vào tình trạng đa chấn thương, đau bụng nhiều, khó thở do bị bức tường gạch đè vào người.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa cấp cứu thành công nam bệnh nhân V. (78 tuổi, ở Phú Thọ) bị đa chấn thương nặng do bị bức tường gạch đè vào người.
Cụ ông nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, khó thở. Kết quả khám cận lâm sàng cho thấy, ông bị chấn thương gan, ổ bụng có nhiều dịch dạng máu, tràn dịch – khí màng phổi trái, phần mềm thành ngực và lưng trái, gãy xương sườn 5-12 bên trái, gãy mỏm ngang đốt sống L1,L2 bên trái, tụ khí khe đĩa đệm L4/5.
Bệnh nhân được thăm khám trước khi ra viện.
Theo BS CKI Hoàng Hồng Quang – Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, để điều trị, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định dẫn lưu mở màng phổi cấp cứu và nút mạch trong gan cho người bệnh.
Video đang HOT
Quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được dẫn lưu mở màng phổi, nút mạch trong gan để cầm máu và xử lý nhanh vết thương.
“Ca mổ gặp rất nhiều khó khăn do bệnh nhân tuổi cao, sức khỏe yếu, lại bị đa chấn thương nặng. Các thao tác phải đảm bảo chính xác, đúng kỹ thuật, chuyên môn cao mới giữ lại được mạng sống cho người bệnh. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, thể trạng dần hồi phục và vừa được xuất viện”, bác sĩ Quang nói.
Theo VTC
Nuốt phải nước hồ bơi và kết cục cay đắng mà chàng trai 28 tuổi phải gánh chịu
Ngày hôm sau, Jin Yong Woo bắt đầu có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người, sốt cao, đau họng.
Jin Yong Woo (28 tuổi) sống tại Hàn Quốc. Sau khi kết thúc học kỳ, Jin Yong Woo cùng bạn bè đến công viên nước chơi. Trong khi đang nô đùa với bạn bè, anh không may nuốt phải nước trong hồ bơi. Nghĩ rằng nước trong hồ bơi chỉ là nước bình thường nên anh không lo ngại và cũng quên chuyện này khi về đến nhà.
Ngày hôm sau, Jin Yong Woo bắt đầu có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người, sốt cao, đau họng. Anh nghĩ mình mắc bệnh cảm sốt, nhưng tình hình dần trở nên nghiêm trọng, kèm theo dấu hiệu hô hấp khó khăn.
Khi Jin Yong Woo được đưa vào bệnh viện, anh được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi hít. Một tháng sau, anh xuất hiện triệu chứng tim phổi cấp tính, viêm phổi hít, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp.
Cha của Jin Yong Woo cho biết, theo phỏng đoán, bệnh viêm phổi mà con trai ông gặp phải là do hóa chất trong hồ bơi đã ngấm vào phế quản, khiến phế quản và phổi bị viêm và tổn thương.
Sau đó, Jin Yong Woo phải tiến hành điều trị cấy ghép phổi. Khi tỉnh lại, anh phải phụ thuộc vào phương pháp thở bằng máy. Do thời gian hôn mê sâu và thời gian nằm trên giường bệnh kéo dài khiến anh sụt cân, cơ thể gầy gò. Thời điểm hiện tại anh vẫn phải thường xuyên đến bệnh viện tái khám.
Nhận lời phỏng vấn về trường hợp này, bác sĩ Phùng Hiển Đạt, trung tâm cấp cứu Hong Kong Emergency Medicine Centre cho biết, trường hợp anh Jin Yong Woo nuốt phải nước hồ bơi dẫn đến mắc bệnh viêm phổi hít là trường hợp hiếm gặp, thông thường bệnh viêm phổi hít xảy ra phần nhiều ở người bị đuối nước.
Còn về hóa chất trong hồ bơi chủ yếu là chlorine, canxi, cyanuric acid được điều chỉnh theo tỉ lệ thích hợp nên sẽ không gây ra bệnh viêm phổi hít. Nguyên nhân có thể là do anh Jin Yong Woo nuốt phải nước trong hồ bơi chứa vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng, gây ra bệnh viêm phổi hít.
Thông thường người có sức đề kháng kém, chẳng hạn người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp người khỏe mạnh cũng có thể mắc bệnh.
Người bị viêm phổi hít có triệu chứng sốt, hen suyễn, ho, nghiêm trọng hơn là suy hô hấp, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào mạch máu gây tổn hại cho các cơ quan bên trong cơ thể.
Theo Topick/Helino
Người bệnh ung thư phổi thêm cơ hội sống khi điều trị bằng phương pháp mới này? Với kỹ thuật đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính, bệnh nhân ung thư phổi sẽ có thêm nhiều hy vọng. Vậy ai sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp này?. Ung thư phổi hiện là một trong những loại ung thư hàng đầu ở nước ta và có tỷ lệ tử vong rất cao. Để...