Cứu sống cô gái 20 tuổi bị áp xe não do lao
Bệnh nhân ở Quảng Bình đang điều trị lao bị áp xe não vừa được bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cứu sống.
Bệnh nhân đau lưng, đau đầu, liệt 2 chi dưới, đã đi khám nhiều nơi và uống nhiều thuốc nhưng không phát hiện ra bệnh.
Ngày 8/3, bệnh nhân thăm khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba, kết quả chụp phim cộng hưởng từ phát hiện khối áp xe vùng tiểu não kích thước khoảng 22 x 32 mm. Người bệnh đang được dùng thuốc lao điều trị lao phổi, lao cột sống. Các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật lấy bỏ khối áp xe.
Bệnh nhân ở Quảng Bình đang điều trị lao bị áp xe não vừa được bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cứu sống.
Ngày 16/4 bệnh nhân được chuyển lên phòng mổ. Sau hơn 5h, các bác sĩ đã lấy khối áp xe não thành công. Hiện, bệnh nhân đã ổn định, ăn được cơm.
Video đang HOT
Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp áp xe vùng tiểu não hiếm gặp do lao. Bệnh có thể gây viêm màng não mủ, vỡ áp xe, tụt kẹt não với tỷ lệ tử vong rất cao.
Bệnh nhân lao phổi có sức đề kháng suy giảm nên dễ biến chứng bị lao cột sống, bàng quang, xương và não. Lao não vô cùng nguy hiểm nhất là khi lao tấn công vào tổ chức não và gây ổ áp xe. Vì vậy, bệnh nhân lao cần tuân thủ điều trị, tránh tình trạng lao kháng thuốc lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sốt kéo dài không dứt, đau đầu không rõ nguyên nhân, buồn nôn, cơ thể mất thăng bằng, yếu liệt 1/2 cơ thể… cần đi khám để điều trị kịp thời. Nếu để lâu ổ áp xe lan rộng trong tổ chức não sẽ khó điều trị, thậm chí gây mù lòa, thần kinh, hôn mê sâu, khả năng phục hồi kém, thậm chí tử vong.
Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp.
Bệnh lao là một trong những căn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 trong những bệnh nhiễm trùng gây tử vong trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao, xếp thứ 16/30 nước có số người bệnh lao cao nhất thế giới và xếp thứ 15/30 nước có người bệnh lao kháng thuốc cao nhất trên toàn cầu.
Hằng năm, cả nước đã phát hiện và điều trị cho trên 100.000 người mắc lao với tỷ lệ chữa khỏi cao trên 90% trường hợp mắc mới. Hiện số người mắc lao hằng năm đang giảm khoảng 5-6%. Việt Nam đặt mục tiêu không còn người bệnh lao vào năm 2030.
Theo Helino
Phẫu thuật lấy 150ml mủ loãng, bã đậu cho nữ bệnh nhân bị lao cột sống
Các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City (TPHCM) vừa phẫu thuật lấy 150ml mủ loãng và có nhiều bã đậu dọc cơ thắt lưng chậu trái cho nữ bệnh nhân bị lao cột sống.
Bệnh viện Quốc tế City mới đây tiếp nhận bệnh nhân N.N.A (40 tuổi, ngụ TPHCM) bị lao cột sống sau 18 tháng điều trị bảo tồn nhưng không khỏi, sốt về chiều, chán ăn, sụt cân.
Trước đó, bệnh nhân đi khám và được chẩn đoán là bị lao cột sống thắt lưng, bác sĩ chỉ định điều trị bảo tồn theo phác đồ kháng lao với 4 loại thuốc kháng lao. Sau 1 năm uống thuốc, tình trạng đau lưng của bệnh nhân có cải thiện nhưng bụng vẫn to, căng tức, khó chịu do vẫn còn mủ lao trong cột sống.
Kết quả chụp MRI tại Bệnh viện Quốc tế City cho thấy, nữ bệnh nhân bị lao cột sống 4 đốt D11-D12, L1-L2, có khối áp xe to dọc cơ thắt lưng chậu trái, được chỉ định phẫu thuật tránh biến chứng. Các bác sĩ sau đó đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bằng phương pháp dẫn lưu nạo vét hoại tử bã đậu trong ổ áp xe. Sau 1 một giờ phẫu thuật, ê-kíp mổ đã lấy ra 150ml mủ loãng và có nhiều bã đậu.
TS.BS Võ Văn Sĩ , Khoa Ngoại thần kinh - cột sống cho biết, đây là trường hợp lao cột sống diễn biến phức tạp khi bệnh nhân dù phát hiện sớm và được điều trị bảo tồn với phác đồ 4 thứ thuốc nhưng không khỏi buộc phải phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật nhằm giảm các triệu chứng đau lưng, bụng căng tức. Mặt khác, giúp triệt phá thành áp xe và nạo vét mô hoại tử, từ đó thuốc mới đưa đến được tận ổ lao tiêu diệt vi trùng, góp phần làm công tác điều trị hiệu quả hơn.
Ê-kíp mổ đã lấy ra được 150ml mủ loãng và có nhiều bã đậu cho nữ bệnh nhân.
Theo bác sĩ, lao là bệnh phổ biến lây lan trong cộng đồng do vệ sinh, môi trường, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn cộng với các bệnh làm suy giảm miễn dịch khiến các vi trùng lao ngày càng tạo ra các chủng kháng thuốc.
Ngày nay, tỷ lệ lao cột sống nói riêng và lao nói chung giảm nhiều do chất lượng cuộc sống ngày càng cao nhưng quá trình điều trị lại phức tạp hơn khi sử dụng thuốc kháng lao không khỏi buộc phải dùng đến giải pháp là phẫu thuật tránh biến chứng.
Lao cột sống là bệnh lý lao thứ phát, thường gặp nhất trong hệ vận động. Nếu như trước đây bệnh này là một thách thức điều trị ở Việt Nam thì hiện nay y khoa có thể chữa khỏi lao cột sống trong hầu hết trường hợp phát hiện sớm.
Bác sĩ khyến cáo, bệnh lao cột sống tuy không phổ biến nhưng không chừa một ai, không phân biệt già, trẻ. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu khởi phát như đau lưng, mệt mỏi, chán ăn... cần đến bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời theo phác đồ phòng chống lao quốc gia, ít tốn kém chi phí.
Đông Quân
Theo phunuvietnam
Đau bụng dữ dội sau ngã, phát hiện u gan bị vỡ Chiều 14/3, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện này vừa cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị vỡ u gan, hơn 2 lít máu tràn ổ bụng. Bệnh nhân nói trên là anh Đ.M.T., trú tại huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Vào ngày 13/3, nam...