Cứu sống chàng trai 22 tuổi bị đột quỵ
Sau ca phẫu thuật kéo dài 40 phút, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã lấy ra ngoài 2 khối dị vật gây tắc nghẽn mạch não khiến một bệnh nhân 22 tuổi bị đột quỵ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Trung và bệnh nhân – ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Chiều 4.5, bác sĩ Nguyễn Văn Trung, Phó khoa Thần kinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, cho biết bệnh nhân L.S.T (22 tuổi, ngụ thôn An Hòa, xã Phước Quang, H.Tuy Phước, Bình Định) đã hồi phục khá tốt sau ca phẫu thuật cấp cứu do bị đột quỵ. Hiện bệnh nhân này đã tỉnh táo, tự ăn uống, nói chuyện và phần cơ thể bên trái cũng dần hồi phục.
Bệnh nhân T. bị đột quỵ lúc 12 giờ ngày 2.5, nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định lúc 14 giờ cùng ngày. Khi nhập viện, anh T. đang trong tình trạng lơ mơ, kích thích, hốt hoảng và liệt nửa người bên trái.
Video đang HOT
Hai khối dị vật gây tắc nghẽn mạch khiến bệnh nhân T. bị đột quỵ được hút ra ngoài – ẢNH: VĂN TRUNG
Ngay lập tức bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính (CT) sọ não và mạch máu não. Kết quả xác định bệnh nhân bị đột quỵ do có tắc nghẽn động mạch cảnh trong bên phải.
Bệnh nhân T. được đưa vào phòng can thiệp mạch lúc 14 giờ 40 phút ngày 2.5. Ê kíp trực gồm bác sĩ Nguyễn Văn Trung, bác sĩ Trần Phương An cùng các cộng sự đã tiến hành ca phẫu thuật khoảng 40 phút, lấy 2 mảnh dị vật ra ngoài, tái thông mạch não thành công cho bệnh nhân T.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Trung, bệnh đột quỵ thường do huyết khối gây tắc nghẽn mạch não nhưng bệnh nhân T. bị đột quỵ do 2 khối dị vật là mảng sùi ở tim bị bong ra, di chuyển theo máu lên mạch não.
“Đây là ca khó, bởi dị vật cứng và dài hơn huyết khối. Chúng tôi phải phối hợp đồng thời 2 kỹ thuật, 2 dụng cụ để vừa kéo, vừa hút cùng lúc 2 mảnh dị vật ra ngoài”, bác sĩ Trung nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Trung, trường hợp anh T. là bệnh nhân trẻ tuổi nhất tại Bình Định bị bệnh đột quỵ.
Đột quỵ vì kiêng cơm
Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong cho người bệnh.
Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái.
Ảnh minh họa
Bà Trần Thị Hà (Lào Cai) được cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người, tiểu tiện không tự chủ. Các bác sĩ xác định bà bị đột quỵ thể nhẹ do biến chứng của đái tháo đường nhiều năm. Nguyên nhân là do bà quá kiêng khem, một thời gian bỏ cơm, chuyển sang ăn khoai, miến, bánh mì để giảm đường máu.
Lời bàn: ThS.BS Đỗ Đình Tùng, BV ĐH Y HN cho biết, bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, nếu kiểm soát không tốt có thể để lại nhiều biến chứng như tàn phế, thậm chí tử vong.
Bệnh nhân đái tháo đường nhiều năm thường có tâm lý kiêng cơm, thậm chí không ăn cơm mà thay bằng các thức ăn ngoài cơm như khoai, ngô, mì, miến và nghĩ rằng thức ăn này không làm tăng đường, nên ăn thoải mái.
Tuy nhiên, các thức ăn là tinh bột, đường đều làm tăng đường, do đó trong các bữa ăn chính cần phải ăn vừa đủ khẩu phần chất bột, tránh ăn thừa tinh bột, gây ra đường huyết cao.
Nếu ăn thêm loại tinh bột khác thì cần giảm bớt cơm thì mới kiểm soát được đường huyết. Một bữa ăn của người bệnh đái tháo đường cũng phải có đầy đủ và cân đối các thành phần tinh bột, đạm và chất béo...
Việc mất cân đối một thành phần nào đều không có lợi cho sức khỏe. Chất bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động, nếu bỏ hẳn chất bột cũng không phải là chế độ dinh dưỡng phù hợp.
KT ghi
Hai người đột quỵ nhập viện trước khi Bạch Mai cách ly Người đàn ông 40 tuổi, đột quỵ, được chuyển vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ 2 giờ trước khi có lệnh phong tỏa viện. Ngày 28/3, bệnh nhân cấp cứu vào giờ thứ 4 kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ, liệt nửa người, hôn mê, rối loạn ý thức, không nói được. Kết quả chụp CT phát hiện...