Cứu sống bệnh nhi nguy kịch vì sốc sốt xuất huyết
Do bệnh nhi bị sốt xuất huyết nặng 5 ngày, suy hô hấp, tổn thương gan, rối loạn đông máu …các bác sĩ đã phải lọc máu liên tục để giành lại sự sống cho cháu bé.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, vừa qua khoa Hồi sức đã điều trị thành công cho bệnh nhi N. T. Q. N 9 tuổi, (trú tại Đồng Tháp) được chuyển viện với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng ngày 5, sốc kéo dài, suy hô hấp, tổn thương gan, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa.
BS Nguyễn Minh Tiến – TK Hồi sức tích cực & Chống độc (Bệnh viện Nhi đồng 1) cho biết, khi nhập viện trẻ được điều trị tích cực chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, hỗ trợ hô hấp với thở áp lực dương liên tục, sau đó được đặt nội khí quản thở máy.
Do tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hoá nặng nên bệnh nhi được truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc. Ngoài ra, trẻ còn bị suy hô hấp nặng do tràn dịch màng bụng, vì thế các bác sĩ đã chọc dò dịch ổ bụng giải áp.
Bé Ng. T. Q. N 9 tuổi đang được lọc máu liên tục. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng 1.
Video đang HOT
Tuy nhiên, diễn tiến bệnh của trẻ vẫn rất phức tạp, xuất hiện hội chứng suy đa cơ quan, suy gan, suy thận cấp vô niệu, rối loạn đông máu, hôn mê…Chính vì thế, các bác sĩ đã tiến hành lọc máu liên tục để thải loại độc chất và các hóa chất trung gian gây viêm, tổn thương cơ quan ra khỏi máu bệnh nhân.
Kết quả qua gần 3 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, tỉnh táo, các cơ quan như gan, thận phục hồi dần, trẻ được cai máy thở. Đây là một trong những trường hợp rất nặng được cứu sống thành công.
Theo BS Tiến, trong những năm gần đây, việc điều trị sốc sốt xuất huyết tại các địa phương trên toàn quốc đạt nhiều tiến bộ, phần lớn các trẻ được điều trị ra khỏi sốc và phục hồi.
Tuy nhiên, một số trường hợp biểu hiện hội chứng suy đa cơ quan như suy hô hấp, suy thận, suy gan, rối loạn đông máu,…gây khó khăn cho các bác sĩ điều trị. Vì vậy đối với các trường hợp này khoa Hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 1 đã áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục với chỉ định thích hợp cứu sống nhiều bệnh nhân và cũng dần dần chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tỉnh.
Đồng thời, BS Tiến khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần lưu ý nếu trẻ nghi ngờ bị sốt xuất huyết như sốt cao trên 2 ngày, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có biểu hiện: Quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì; đau bụng, nôn ói nhiều; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.
Theo_Eva
Cứu sống cháu bé 8 tuổi bị bệnh tim bẩm sinh phức tạp
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết vừa cứu sống một trường hợp sốc sốt xuất huyết ở trẻ bị bệnh tim bẩm sinh phức tạp.
Cháu N. T. K. D, 8 tuổi ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng sốt vào ngày thứ 4. Cháu bé bị ói ra máu màu nâu và bị đau bụng. Trước đó, cháu bé bị sốt cao liên tục trong 3 ngày.
Cháu bé này còn bị bệnh tim bẩm sinh phức tạp: teo van động mạch phổi và thông liên nhĩ. Khi nhập viện, cháu bé đã bị tím tái toàn thân, tay chân lạnh, mạch nhẹ và huyết áp kẹp. Dung tích hồng cầu (HCT) 66% cho thấy cháu bé đã bị cô đặc máu nặng vì bệnh sốt xuất huyết và do bệnh lý tim bẩm sinh.
Cháu bé N. T. K. D được cứu sống kịp thời khi đã sốc sốt xuất huyết
Cháu bé đã được thực hiện hồi sức tích cực bằng cách cho thở oxy, chống sốc. Để có thể truyền dịch, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 phải đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để truyền dịch với tốc độ thích hợp.
Do nhập viện trễ nên tình trạng sức khỏe của cháu bé diễn tiến phức tạp, sốc kéo dài gây suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa. Việc điều trị hết sức khó khăn, phải điều chỉnh dịch truyền mỗi 30 phút đến 1 giờ.
Một khó khăn nữa là dung tích hồng cầu (HCT) ở bệnh nhân tim bẩm sinh tím thường rất cao nên khi mắc bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ phải khai thác HCT nền của bệnh nhi trước khi bệnh để quyết định tốc độ truyền dịch thích hợp.
Kết quả sau một tuần điều trị tích cực, sức khỏe cháu bé được cải thiện, đã tỉnh táo và uống được sữa, không cần phải hỗ trợ thở oxy./.
Hiếu Hiền
Theo_VOV
Cha mẹ bơ phờ cùng con trẻ ở bệnh viện Nghe tiếng sấm báo hiệu trời sắp mưa, chị Hà Thị Hồng (28 tuổi) vội vã cầm chiếc chiếu vào hành lang Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) tìm chỗ trải để cho con nằm. Phải chăm con trong tình trạng bệnh viện quá tải như những ngày này khiến nhiều phụ huynh mệt mỏi, bơ phờ. Chị Lê Thị Thủy (31...