Cứu sống bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa bằng kỹ thuật can thiệp nút mạch
Ngày 31/3, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, vừa cứu sống bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do giả phình mạch trong tình trạng nguy kịch.
Trước đó, ngày 30/3, bà P.T.S (72 tuổi, ngụ xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, nôn ra máu đỏ bầm và đi ngoài phân đen lượng nhiều.
Theo người nhà bà S. cho biết, thời gian gần đây, bà S. thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn, đau bụng trên rốn, sau đó nôn ra máu đỏ bầm lẫn thức ăn nên đã đến khám tại Trung tâm y tế thị xã Long Mỹ. Cách đây 10 năm, bà S. từng phẫu thuật thủng dạ dày, đái tháo đường, tăng huyết áp.
Sáng nay, tình trạng bà S. đang phục hồi tốt, hết xuất huyết, sinh hoạt gần như bình thường.
Video đang HOT
Khi chuyển viện đến Đa khoa Trung Ương Cần Thơ, bệnh nhân được chẩn đoán: Xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng nghi do loét tá tràng tiến triển. Sau khi nhập viện cấp cứu, bà S. được truyền khối hồng cầu từ 350 ml máu toàn phần cùng nhóm 02 đơn vị.
Ngay sau đó, các bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày và nội soi đại tràng cho bệnh nhân. Kết quả cho thấy máu đen bầm toàn bộ đại trực tràng, bơm rửa không thấy tổn thương. Đồng thời, ekip can thiệp thực hiện chụp DSA phát hiện bệnh nhân bị xuất huyết từ túi giả phình nhánh của động mạch vị tá tràng có khả năng động mạch môn vị.
Nhận định tình trạng xuất huyết tiêu hóa là do giả phình mạch, tiên lượng xấu, nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân nên cần phải can thiệp nút mạch để loại bỏ túi giả phình này. Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành luồn siêu chọn lọc vi ống thông vào động mạch có túi giả phình, chụp xác định vị trí và tiến hình bơm tắc bằng keo. Kết quả chụp mạch kiểm tra thấy túi giả phình tắc hoàn toàn. Thời gian kiểm tra các mạch máu vùng ổ bụng và can thiệp 60 phút.
Sau thuyên tắc, bà S. đã tỉnh táo, không phải truyền bổ sung thêm máu, có thể uống được, đại tiện phân không đen và ngã vàng.
Theo các bác sĩ cho biết, trước đây với tình trạng bệnh tương tự thì thường phải chuyển lên tuyến trên để cấp cứu kịp thời. Nhưng hiện nay tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ đã triển khai kỹ thuật chụp và can thiệp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) nên có thể xử trí ngay để cứu sống bệnh nhân, hạn chế được tình trạng di chuyển, giảm nguy cơ rủi ro do diễn tiến nặng trong lúc chuyển bệnh. Đồng thời, việc xử trí túi giả phình để loại trừ nguy cơ xuất huyết bằng phương pháp can thiệp xâm lấn tối đã giúp bệnh nhân không phải trải qua phẩu thuật và giảm được lượng máu chảy.
Theo giadinhvietnam
Mất 3,5 lít máu vì bỏ qua dấu hiệu đi cầu phân đen
Anh C. đi cầu phân đen nhiều lần trong vài ngày nhưng không đi khám bệnh, khi đang ăn tiệc cưới thì nôn ra máu bầm liên tục.
Anh TVTC (33 tuổi) vừa nhập viện cấp cứu ở một BV tư tại TP.HCM trong tình trạng nôn ói ra máu bầm liên tục.
Được biết, anh C. đi cầu phân đen nhiều lần từ vài ngày trước nhưng không đi khám. Trong lúc anh đang ngồi ăn tiệc cưới và chưa dùng hết món đầu tiên thì xảy ra tình trạng trên.
Khi vào BV, anh C. vẫn liên tục nôn ra máu bầm và đi cầu phân đen khiến lượng máu mất báo động. Anh đã được truyền 10 đơn vị hồng cầu lắng (3,5 lít máu) để bồi hoàn lượng máu mất.
Hình ảnh CT của bệnh nhân khi vào viện cho thấy mạch máu dị dạng gây chảy máu. Ảnh: CO
Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân có búi dị dạng mạch máu trong lòng ruột, đang có dấu hiệu chảy máu. Đây là thủ phạm gây chảy máu kéo dài. Bệnh nhân được hội chẩn, điều trị khẩn cấp bằng phương pháp can thiệp mạch để nút búi dị dạng. Sau thủ thuật 24 giờ, bệnh nhân không còn triệu chứng chảy máu, hồi phục và xuất viện.
BS Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh của BV lưu ý đi cầu phân đen là biểu hiện của chảy máu từ đường tiêu hóa, không nên chủ quan với dấu hiệu này, cần đi khám sớm để tìm nguyên nhân. Việc vào viện trễ có thể đe doạ đến tính mạng.
Bên cạnh đó, nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường bẩm sinh nhằm tránh tình huống xấu diễn ra đột ngột.
Theo plo.vn
Robot siêu nhỏ lấy dị vật lỡ nuốt vào bụng Robot bọc trong lớp vỏ bằng thịt lợn mang theo nam châm tiến vào cơ thể hút dị vật đưa ra đường tiêu hóa, rồi dùng thuốc chữa vết thương. Theo MIT News, cậu bé Emmett Rauch một tuổi nôn ra máu vì lỡ nuốt một viên pin tròn của đồng hồ. Bác sĩ phải phẫu thuật khẩn cấp để lấy viên pin...