Cứu sống bệnh nhân ngộ độc thuốc sâu đã chờ chết
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ đã cứu sống bệnh nhân bị ngộ độc nông dược biến chứng Methemoglobin máu mức độ nặng.
Ngày 6.7, đại diện Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ cho biết vừa cấp cứu thành công bệnh nhân N.V.U.E. (36 tuổi, ngụ H.Thới Lai, TP.Cần Thơ) trong tình trạng “thập tử nhất sinh”.
Trước đó, người nhà phát hiện bệnh nhân nằm bất tỉnh, toàn thân tím tái bên cạnh chai thuốc sâu (chưa rõ loại). Bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch: Hôn mê sâu, thở ngáp, da niêm xanh tím, SPO 2 70%.
Các bác sĩ nhanh chóng cho bệnh nhân đặt nội khí quản, thở máy với nồng độ oxy liều cao, đặt sonde dạ dày, bơm than hoạt tính, truyền dịch để tăng thải độc. Xét nghiệm khí máu động mạch mặc dù PAO 2 rất cao, nhưng máu bệnh nhân vẫn màu nâu đen, SPO 2 vẫn không cải thiện, bệnh nhân tím ngày càng nhiều. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị Methemoglobin máu mức độ nặng, tiên lượng tử vong.
Do tình trạng bệnh nặng và không có thuốc giải độc đặc hiệu nên Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ dự kiến chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị. Song do điều kiện kinh tế quá khó khăn, gia đình bệnh nhân đã xin được ở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị.
Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch - Ảnh: CTV
Theo Ths.BS Lê Thị Cẩm Hồng, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân giải độc bằng Methylen Blue đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường chế phẩm Methylen Blue dạng tiêm truyền rất khan hiếm, tại bệnh viện không có sẵn loại thuốc này nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn, đa phần sẽ chuyển lên tuyến trên.
Hiểu được hoàn cảnh của gia đình bệnh nhân, ê kíp tiếp nhận điều trị với quyết tâm còn nước còn tát. Sau 6 giờ điều trị thở máy nồng độ oxy 100% kết hợp với vitamin C tiêm tĩnh mạch liều cao, tình trạng bệnh vẫn tiếp tục tiến triển xấu dần, SPO 2 giảm dần, nhịp tim chậm dần. Chứng kiến bệnh nhân đang tiến dần đến “cửa tử”, lập tức ê kíp trực hồi sức tích cực đã hội ý với BS.CKII. Phan Thị Phụng – Trưởng khoa và quyết định tiến hành áp dụng biện pháp cuối cùng là thay máu cho bệnh nhân.
Ê kíp trực đã tiến hành trích bỏ gần 1.500 ml máu toàn phần của bệnh nhân và truyền hoàn lại 1.400 ml hồng cầu lắng cùng 600 ml huyết tương tươi đông lạnh cùng nhóm. Sau quá trình thay máu, da niêm bệnh nhân hồng dần lên, nhịp tim trở về bình thường, máu của bệnh nhân từ đen sậm do nhiễm độc đỏ dần lên, SpO 2 từ 70 % lên 95%.
Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, hồng hào trở lại, các dấu hiệu sinh tồn ổn định và được rút nội khí quản.
Ba tình huống nhất quyết không được uống quá nhiều nước, nếu không muốn bị ngộ độc và tử vong
Hãy nhớ những trường hợp sau đây, khi quá nhiều nước không phải là món quà cho sự sống.
H 2 O ở dạng lỏng là một thành phần không thể thiếu hỗ trợ cho sự sống. Trên người bạn ngay lúc này, nước cũng chiếm một tỷ lệ lên tới 66% khối lượng cơ thể. Các phân tử nước đang chảy trong mạch máu của bạn, nhờ đó tới được từng tế bào. Đôi khi, chúng chỉ đơn giản là ẩn náu giữa các khoảng không gian trống rỗng xuyên suốt cơ thể.
Nhưng tại mọi thời điểm, nước sẽ thoát ra khỏi bề mặt da khi chúng ta đổ mồ hôi. Nước thải của các tế bào được lọc ra tại thận, trữ ở bàng quang và thoát ra ngoài khi bạn đi tiểu. Do đó, bù nước cho cơ thể là một điều cần thiết để duy trì sự tồn tại của chính bản thân bạn.
Nhưng có điều bạn nên biết: Đôi khi uống nước cũng có thể đầu độc cơ thể và đặt bạn vào nguy cơ tử vong. Nghe có vẻ vô lý, nhưng hãy nhớ những trường hợp sau đây, khi quá nhiều nước lại không phải là món quà cho sự sống:
Không được c ho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trong 6 tháng đầu đời, trẻ chỉ nên bú sữa mẹ hoàn toàn. Nếu người mẹ không có đủ sữa có thể cho trẻ uống sữa công thức, nhưng cũng không được pha sữa quá loãng vì điều này có thể đặt trẻ vào nguy cơ ngộ độc nước, thậm chí tử vong.
Ngộ độc nước xảy ra khi nước đi vào đường tiêu hóa, được hấp thụ vào máu rồi tích tụ trong hệ tuần hoàn của trẻ. Vì thận của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa thể làm việc hiệu quả, việc thải nước dư thừa ra khỏi máu là rất hạn chế.
Cho nên, ngay cả 100 ml nước cũng có thể làm loãng chất điện giải trong máu của trẻ, gây ra một hiện tượng được gọi là hạ natri máu.
Để đưa nồng độ chất điện giải về trạng thái ban đầu, các tế bào bao gồm cả tế bào não của trẻ phải hấp thụ thêm nước. Chúng sau đó sẽ phồng lên như một quả bóng nước, làm tăng áp lực nội sọ, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc nước như co giật, nôn mửa, thậm chí tử vong.
Tại sao không được cho trẻ sơ sinh uống nước?
Năm 2015, một cặp vợ chồng người Mỹ ở Georgia đã bị buộc tội ngộ sát con đẻ của mình sau khi pha sữa quá loãng dẫn đến cái chết của bé gái sơ sinh. Vụ việc sau đó mới khiến nhiều bậc cha mẹ giật mình khi biết họ không được phép cho trẻ uống nước khi chưa đủ 6 tháng tuổi, kể cả khi trẻ bị sốt hoặc thời tiết bên ngoài quá nóng.
Trong mọi trường hợp, sữa mẹ (đã chứa tới 80% là nước) và sữa công thức pha đúng tỷ lệ là nguồn duy nhất mà trẻ sơ sinh có thể uống. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng phải để ý khi tắm cho con mình, trẻ có thể vô tình uống quá nhiều nước dẫn đến ngộ độc.
Người trưởng thành tập thể thao quá sức
Bây giờ, thận của một người trưởng thành dĩ nhiên đã hoạt động đủ tốt để lọc nước ra khỏi cơ thể. Nhưng đó chỉ là trong các điều kiện nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ nhàng. Khi đó, cứ mỗi giờ một quả thận khỏe mạnh có thể bài tiết 800 đến 1.000 ml nước tiểu. Vì vậy một người trưởng thành có thể uống nước với tốc độ 800 đến 1.000 ml mỗi giờ mà không bị hạ natri máu.
Nhưng điều này sẽ thay đổi khi chúng ta tập thể dục, nhất là các bộ môn đòi hỏi sức bền kéo dài. Hãy nói về một người chạy marathon, khi cơ thể anh ấy bị mất nước liên tục qua mồ hôi, vùng dưới đồi sẽ tiết ra một chất hóa học gọi là vasopressin có tác dụng làm co mạch máu và giảm bài tiết nước.
Thận của anh ấy lúc này có thể giảm tốc độ bài tiết nước xuống còn 100 ml mỗi giờ. Lúc này, uống 800 đến 1.000 ml nước mỗi giờ trong khi chạy có thể gây ra tình trạng hạ natri máu, ngay cả khi vận động viên liên tục đổ mồ hôi.
Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy cứ 6 vận động viên marathon thì có một người bị hạ natri máu khi về đích. Điều đáng nói bản thân họ báo cáo mình vẫn cảm thấy " ổn " do đó tiếp tục uống nước mà không nhận thức được sự nguy hiểm cận kề.
Năm 2005, một vụ việc đáng tiếc đã xảy ra ở trường Đại học California, Mỹ khi một sinh viên đã ép bạn học của mình xuống tầng hầm chống đẩy và uống nước liên tục. Cường độ hoạt động cao cộng với việc phải uống nước quá nhiều đã khiến nam sinh 21 tuổi ngộ độc và tử vong.
Uống nước khi bị cưỡng ép
Các ước tính cho thấy để đưa cơ thể một người trưởng thành xuống trạng thái hạ natri máu và ngộ độc nước, bạn phải uống từ 9,5-19 lít nước mỗi vài giờ. Điều đó có nghĩa là nguy cơ tử vong do uống nước ở người trưởng thành rất thấp.
Thế nhưng, không phải không có các trường hợp hi hữu từng xảy ra.
Năm ngoái, một đứa trẻ 11 tuổi sống ở tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ đã bị bố mẹ mình ép uống 4 chai nước, mỗi chai 700 ml trong vòng 4 giờ. Cặp vợ chồng khai nhận con họ bị mắc một chứng rối loạn tiết niệu, và khi thấy nước tiểu của cậu bé quá sẫm màu, họ đã ép con mình uống nước đến khi nôn mửa.
Kết quả, cậu bé sau đó đã chết vì ngộ độc nước.
Jennifer Strange chiến thắng cuộc thi uống nước năm 2007, nhưng sau đó đã tử vong khi về nhà.
Trở lại năm 2007, trong một chiến dịch quảng cáo cho máy chơi game Nintendo Wii, đài KDND tại Mỹ đã tổ chức một cuộc thi có tên là " Hold your wee for a Wii ". Đúng như cái tên của nó, thể lệ cuộc chơi là ai uống được nhiều nước nhất mà không đi tiểu sẽ chiến thắng một máy chơi game của Nitendo.
Một phụ nữ 28 tuổi ở California tên là Jennifer Strange đã tham gia cuộc thi và cố uống hết 6 lít nước trong vòng 3 giờ. Cô gái đã có được giải thưởng của mình, nhưng khi về nhà đã bị nôn mửa và đau đầu dữ dội. Strange sau đó chết vì ngộ độc nước. Đài KDND sau đó phải bồi thường hơn 16 triệu USD cho gia đình cô gái xấu số.
Một trường hợp ngộ độc nước thường thấy nữa là đối với những người sử dụng ma túy MDMA (hay thuốc lắc). Những người này thường cố gắng uống quá nhiều nước để bù lại lượng mồ hôi và cơn khát của mình khi hoạt động và nhảy quá sức.
Tuy nhiên do tình trạng không tỉnh táo, họ có thể uống quá nhiều nước dẫn đến tử vong. Năm 1995, hai trường hợp nữ sinh sử dụng thuốc lắc và tử vong do ngộ độc nước đã được ghi nhận ở Anh và Úc. Một trong số nữ sinh này mới 15 tuổi và đang học cấp 3.
Ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng: Hiểm nguy từ những thói quen Mùa hè là mùa cao điểm xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Ngoài nguyên nhân khách quan về chất lượng thực phẩm, cách chế biến, sử dụng thức ăn chưa khoa học cũng có thể là nguy cơ. Biết rồi vẫn mắc Lưu trữ thức ăn từ sáng tới chiều tối, thậm chí để qua đêm trong môi trường bên ngoài...