Cứu sống bệnh nhân nghèo nhờ tấm lòng từ thiện
Thêm cơ hội cứu sống cho cán bộ, công nhân viên nghèo, người dân trong vùng dự án có hoàn cảnh khó khăn nhờ tấm lòng từ thiện.
Nhằm chia sẻ, chung tay giúp đỡ những cán bộ, công nhân nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh, từ năm 2010, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La đã thành lập quỹ “Vì bệnh nhân nghèo”. Đây là Quỹ vì bệnh nhân nghèo duy nhất trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và là một tổ chức từ thiện vì bệnh nhân nghèo đầu tiên trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đến nay, hàng trăm cán bộ, công nhân có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật đã được công ty hỗ trợ. Thêm cơ hội cứu sống cho cán bộ công nhân viên nghèo, người dân trong vùng dự án có hoàn cảnh khó khăn.
Anh Lò Văn Tuấn, công nhân Công ty cổ phần cao su ở bản Đông Luông, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La giờ đây đã có thể lao động bình thường. 5 năm trước, những cơn đau do bệnh viêm cầu thận cùng chuỗi ngày tháng nằm tại bệnh viện Bạch Mai sau khi mổ đã qua đi như một giấc mơ dài.
Bệnh nhân nghèo được nhận hỗ trợ từ Quỹ
Năm 2010, khi anh mới mắc bệnh, cả nhà dồn được hơn chục triệu đồng. Quỹ vì bệnh nhân nghèo của Công ty cổ phần cao su Sơn La đã hỗ trợ gia đình 10 triệu đồng để có thêm tiền trang trải. Cơ hội cứu sống anh nhờ đó đã được nhân lên.
Ngôi nhà nhỏ của anh Ly A Cử nằm chon von trên ngọn đồi cao của Bản Huổi Lán, xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu vang lên tiếng ê a học bài của con trẻ. Năm 2012, cậu con trai 6 tuổi của anh Ly A Cử – Công nhân của đội cao su Pú Bẩu bị suy thận nặng phải cấp cứu và chuyển lên bệnh viện Nhi trung ương. Cả gia đình vay mượn, dồn lại cũng chỉ có vài triệu đồng.
Quỹ vì bệnh nhân nghèo của Công ty Cổ phần cao su Sơn La đã hỗ trợ gia đình 5 triệu để đi điều trị cho cháu. Sức khỏe của cậu con trai dần phục hồi và khỏe mạnh, đã mang lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình.
Video đang HOT
Lá lành đùm lá rách, ngoài sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân từ khi mới thành lập Quỹ, mỗi tháng, mỗi cán bộ công nhân viên của Công ty tự nguyện đóng góp 10.000 đồng vào quỹ . Quỹ đã hỗ trợ rất nhiều bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, là công nhân, gia đình công nhân, người dân góp đất trồng cao su, hay kể cả những người dân nghèo trong vùng dự án khi bị ốm đau bệnh tật mà không có điều kiện để chữa trị.
Cụ thể đã hỗ trợ cho 93 trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo với số tiền trên 400 triệu đồng, chuyển viện miễn phí cho 263 trường hợp với kinh phí vận chuyển trên 500 triệu đồng. Bệnh nhân được miễn toàn bộ chi phí khám, chi phí đi lại và được chuyển tuyến bằng xe cứu thương và lực lượng y bác sỹ của Công ty.
Cán bộ, công nhân viên đóng góp ủng hộ quỹ
Đến nay, Quỹ vì bệnh nhân nghèo của Công ty CP Cao su Sơn La có số tiền trên 4 tỷ đồng. Hiện nay, Quỹ đã có sở vật chất tương đối đầy đủ, với 2 xe cứu thương, trang bị thiết bị máy móc chuyên dùng cần thiết cho công tác khám chữa bệnh.
Ông Võ Nhật Duy, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ vì bệnh nhân nghèo Công ty Cổ phần Cao su Sơn La nói: “Cán bộ, công nhân viên thì đương nhiên có chính sách của Công ty. Nhưng 3/4 trường hợp cha mẹ, anh chị em, con trong gia đình, họ hàng trong gia đình không có chế độ chính sách nào khác, nên quỹ này cũng giải quyết được 1 phần cho những người không phải là cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, Công ty cũng cấp cứu và hỗ trợ miễn phí cho những bệnh nhân nghèo của tỉnh Sơn La có yêu cầu khi cấp thiết thì quỹ bệnh nhân nghèo cũng tham gia giải quyết, và trên thực tế cũng đã giải quyết những trường hợp như thế này”.
Gieo tình thương sẽ gặt lòng nhân ái. Những chuyến xe cứu thương mang theo tình cảm và hy vọng được cứu sống những bệnh nhân khó khăn, hoạn nạn của Quỹ vì bệnh nhân nghèo lại lăn bánh, không kể nắng mưa, giờ giấc, khi có tin báo cần hỗ trợ. Niềm tin yêu vào cuộc sống sẽ được nhân lên khi trên những miền đất cây cao su đang bám rễ, câu chuyện về lòng nhân ái sẽ tô thêm nét nhân văn của doanh nghiệp trên vùng cao Tây Bắc./.
Tuyết Lan
Theo_VOV
Thu hồi giấy đăng ký bán hàng đa cấp của công ty Liên kết Việt
Cụ thể, căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14-5-2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, ngày 3-3-2016, Cục trưởng Quản lý cạnh tranh đã ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp số 006/QLCT-GCN ngày 22-12-2014 đã cấp cho Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất - thương mại Việt Nam, đại diện theo pháp luật Lê Xuân Giang (hiện nay là Công ty Cổ phần Quốc tế Hưng Phú Group, đại diện theo pháp luật Lê Quang Hùng), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0104738151 đăng ký lần đầu ngày 8-6-2010, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 9-12-2015, trụ sở chính tại số 10 ngõ 80 Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Trước vụ việc Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất - thương mại Việt Nam vi phạm quy định trong hoạt động bán hàng đa cấp, Cục Quản lý cạnh tranh đã đưa ra cảnh báo trước các biến tướng trong hoạt động bán hàng đa cấp và để giúp người dân tránh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bất chính này.
Bán hàng đa cấp (BHĐC) là phương thức bán lẻ hàng hóa trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều nhánh, nhiều cấp khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng.
Bộ Công thương cho biết, BHĐC được pháp luật của nhiều nước thừa nhận và cho phép. Khi Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trước yêu cầu của các thành viên WTO, Việt Nam đã cam kết cho phép hoạt động BHĐC tại Việt Nam.
Từ năm 2005, hoạt động BHĐC tại Việt Nam chính thức được thừa nhận và được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh và Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24-8-2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC. Theo đó, doanh nghiệp BHĐC phải thực hiện thủ tục đăng ký với các Sở Công Thương trước khi tổ chức hoạt động.
Để tăng cường quản lý hoạt động BHĐC, Bộ Công Thương đã đề nghị và ngày 14-5-2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động BHĐC thay thế cho Nghị định số 110/2005/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1-7-2014. Nghị định số 42/2014/NĐ-CP đã nâng cao các điều kiện đăng ký hoạt động đối với doanh nghiệp BHĐC, đồng thời chuyển cơ quan đăng ký hoạt động BHĐC từ Sở Công Thương về Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnh tranh - Cục QLCT).
Theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP, nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 của Nghị định, doanh nghiệp BHĐC sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC (Giấy chứng nhận) và được phép hoạt động.
Quá trình đăng ký hoạt động BHĐC của Công ty Liên Kết Việt
Ngày 10-2-2014, Công ty Liên Kết Việt được Sở Công Thương Hà Nội cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp số 01-03-000052 theo quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP.
Theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP, các doanh nghiệp đã được các Sở Công Thương cấp giấy đăng ký tổ chức BHĐC trước ngày 1-7-2014 được duy trì hoạt động BHĐC đến hết ngày 31-12-2014. Sau thời điểm này, nếu tiếp tục hoạt động BHĐC, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký lại tại Cục QLCT - Bộ Công Thương trên cơ sở bảo đảm đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 7, Nghị định 42/2014/NĐ-CP.
Ngày 21-10-2014, Công ty Liên Kết Việt nộp hồ sơ đăng ký hoạt động BHĐC tại Cục QLCT - Bộ Công Thương. Kết quả thẩm định cho thấy hồ sơ của Công ty Liên Kết Việt đáp ứng các quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP và Thông tư 24/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương nên ngày 22-12-2014, Cục QLCT đã cấp (cấp lại) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC số 006/QLCT-GCN cho Công ty Liên Kết Việt. Giấy chứng nhận này được công bố trên trang tin điện tử của Cục QLCT và thông báo tới các Sở Công Thương trong toàn quốc để theo dõi, giám sát theo quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BCT.
NGỌC LINH
Theo_Báo Nhân Dân
Đạm Cà Mau khẳng định vị thế sau 5 năm thành lập Hiện sản phẩm của Công ty Đạm Cà Mau đã đáp ứng khoảng 40% nhu cầu thị trường trong nước tạo được lòng tin của đông đảo người tiêu dùng. Ngày 9/3, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tiền thân là Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau đã tổ chức lễ kỷ niệm 5...