Cứu sống bệnh nhân bị nhũn não do tai biến
Chiều 17-12, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, bệnh viện vừa thực hiện phương pháp tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cứu sống ông Y Wet Êban, 67 tuổi, trú ở xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk bị nhũn não do tai biến mạch máu não.
Ông Y Wet Êban đã được cứu chữa thành công bằng phương pháp tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.
Bác sĩ chuyên khoa II Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Bệnh nhân Y Wet Êban được người nhà đưa nhập viện lúc 8 giờ sáng 16-12, trong tình trạng hôn mê, yếu nửa người bên trái, không đi lại được, không nói được, nuốt bị sặc và rối loạn nhịp tim. Trước đây, bệnh nhân cũng đã từng bị tai biến một lần và có tiền sử suy tim, rung nhĩ…
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho chụp citi phát hiện bệnh nhân bị nhồi máu não ở vùng bán cầu não bên phải. Các bác sĩ đã quyết định dùng phương pháp tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch để điều trị cho bệnh nhân. Sau khi tiêm khoảng 1 giờ, tình trạng sức khỏe bệnh nhân tiến triển tích cực, tỉnh táo trở lại, tay, chân bên liệt cử động được. Sau sáu giờ điều trị, cơ lực của ông Y Wet đã cải thiện, tiếp xúc tốt, nói được, đại tiểu tiện tự chủ và có thể đi lại được.
Cũng theo bác sĩ Nhựt, ông Y Wet Êban là một trong ba bệnh nhân bị nhũn não do tai biến mạch máu não được điều trị thành công bằng phương pháp tiêu sợi huyết. Phương pháp này được triển khai từ tháng 10-2019 tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên và cứu chữa thành công cho bệnh nhân đột quỵ não thoát khỏi “tử thần” mà không để lại bất kỳ di chứng nào.
NGUYỄN HOÀI BÃO
Video đang HOT
Theo Nhân dân
Quãng Ngãi ghi nhận 8 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và 1 trường hợp tử vong: Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường nào?
Thông tin này khiến chúng ta nhớ đến trường hợp một bé gái 6 tuổi ở tại xã Ea H'ding, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đã được xác định tử vong vì căn bệnh bạch hầu vào hồi tháng 8 vừa qua.
Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ngãi cho biết, bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhi Đinh Văn N. (7 tuổi, ngụ thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) mắc bệnh bạch hầu. Từ đầu năm 2019 đến nay, Quãng Ngãi ghi nhận 8 trường hợp mắc bệnh bạch hầu và một trường hợp tử vong.
Thông tin này khiến chúng ta nhớ đến trường hợp một bé gái 6 tuổi ở tại xã Ea H'ding, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đã được xác định tử vong vì căn bệnh bạch hầu vào hồi tháng 8 vừa qua. Đáng chú ý là sau đó, có 11 người lên cơn sốt phải nhập viện điều trị sau khi đến dự đám tang của bé.
Đến ngày 1/9, cơ quan chức năng phát hiện thêm 3 trường hợp khác cũng nhiễm bệnh bạch hầu. Sau đó, lo sợ ổ dịch bùng phát ảnh hưởng đến tính mạng, nhiều người dân tại địa phương xuất hiện bệnh cuống cuồng tìm mua thuốc phòng bạch hầu.
Vậy, bệnh bạch hầu là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Bệnh lây truyền qua con đường nào?
Bệnh bạch hầu là gì mà nguy hiểm đến thế?
Bệnh bạch hầu (tiếng Anh: diphtheria) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu - tên khoa học là Corynebacterium diphtheria - gây ra.
Bệnh được Hippocrates miêu tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Một số tài liệu cũng gợi ý đến sự hoành hành của bệnh bạch hầu ở Syria và Ai Cập cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm ra vi khuẩn gây bệnh vào khoảng năm 1883-1884, và kháng độc tố được phát minh vào cuối thế kỷ XIX.
Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên (Corynebacterium diphtheria).
Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.
Bệnh bạch hầu lây truyền qua đường nào?
Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Thông thường Corynebacterium diphtheriae nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Corynebacterium diphtheriae lây lan qua ba con đường:
- Thông qua giọt nước trong không khí. Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải Corynebacterium diphtheriae. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.
- Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng...
- Dùng chung đồ gia dụng bị ô nhiễm. Một số trường hợp hiếm hơn khi bị lây nhiễm bệnh bạch hầu thông qua các vật dụng dùng chung trong gia đình, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi.
Người khỏe cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu khi chạm vào vết thương bị nhiễm trùng. Những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong vòng sáu tuần - ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Theo Helino
Lại thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết ở Đắk Lắk Lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Ảnh minh họa....