Cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ não nguy kịch
Các bác sĩ (BS) ở Cần Thơ vừa cứu sống một bệnh nhân đột quỵ não nguy kịch. Người này được đưa đến cấp cứu rất trễ, trễ hơn nhiều so với “thời gian vàng” để hy vọng có thể thành công trong điều trị đột quỵ.
Sức khỏe của bệnh nhân N.Q.D (61 tuổi, ngụ Cần Thơ) đang cải thiện nhanh chóng sau khi được can thiệp kịp thời – Ảnh: Đình Tuyển
Chiều 7.4, BS chuyên khoa 2 (BS.CK2) Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết các BS của bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân đột quỵ rất nặng nguy cơ tử vong cao vì đã quá “thời gian vàng” để điều trị.
Bệnh nhân là ông N.Q.D (61 tuổi, ngụ Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) vào viện sáng 6.4 trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, vào rạng sáng cùng ngày, ông D. đột ngột cảm thấy tê yếu nửa người bên phải, nói đớ dù trước đó vẫn sinh hoạt bình thường. Tới sáng, bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu.
Sau khi chụp kiểm tra CT-Scan não, bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não giờ thứ 9 (vào viện đã 9 giờ kể từ khi phát bệnh), tăng huyết áp.
Bệnh nhân được kiểm soát huyết áp tích cực bằng thuốc hạ áp đường tĩnh mạch cùng lúc thực hiện quy trình báo động đỏ của đơn vị can thiệp đột quỵ. Qua chụp cộng hưởng từ sọ não, ê-kíp can thiệp do tiến sĩ – BS (TS.BS) Hà Tấn Đức, Trưởng đơn vị Can thiệp đột quỵ, thực hiện đã tiến hành can thiệp bơm thuốc tiêu sợi huyết cho bệnh nhân.
Tới sáng 7.4, bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, thực hiện các động tác chính xác, huyết áp ổn định, tình trạng yếu nửa người phải đã cải thiện, sức cơ tay phải, chân phải đã tốt hơn nhiều, bệnh nhân cũng đã giảm nói đớ. Kết quả chụp CT-Scan sọ não kiểm tra sau 24 giờ không ghi nhận xuất huyết não.
Nói về trường hợp cấp cứu khá đặc biệt trên, TS.BS Hà Tấn Đức, cho biết, ở ca bệnh này, nếu tính từ lúc khởi phát triệu chứng đến khi dùng tiêu sợi huyết là 10 giờ. Ê kíp đã quyết định sử dụng tiêu sợi huyết mặc dù bệnh nhân đã quá thời gian vàng khi nhận thấy sự không tương thích giữa thời gian khởi phát (trên 6 giờ) và hình ảnh học trên cộng hưởng từ sọ não.
“Mặc dù thời gian vàng cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não là trong vòng 6 giờ đầu. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện trễ, tùy vào từng trường hợp cụ thể, khả năng đáp ứng điều trị có thể mở rộng đến 24 giờ. Vì vậy, một khi có dấu hiệu của đột quỵ người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được tái thông mạch não trong thời gian ngắn nhất”, TS.BS Hà Tấn Đức khuyến cáo.
Đình Tuyển
Video đang HOT
Dấu hiệu 'vặt vãnh' cảnh báo nhồi máu não, đừng bỏ qua kẻo ân hận mấy cũng muộn
Khoảng 80% các ca đột quỵ não là do nhồi máu não. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu não vào khoảng 15 - 20%. Nếu phát hiện và điều trị muộn, di chứng để lại vô cùng nặng nề. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo nên chú ý những dấu hiệu cảnh báo sớm của căn bệnh nguy hiểm này.
Ảnh minh họa: Internet
Theo các bác sĩ, dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não rất dễ bị bỏ qua bởi có thể nhầm lẫn với những bệnh vặt vãnh thông thường. Bạn cần phải cảnh giác trước những bất thường sau đây của cơ thể:
Chóng mặt, mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Triệu chứng này thường xảy ra sớm và phổ biến ở người mắc đột quỵ não. Khi máu cung cấp lên não không đủ, bạn sẽ hay có cảm giác chóng mặt và đau đầu thường xuyên. Ngoài ra, nếu bạn vừa đau đầu, chóng mặt hoặc ngứa râm ran kéo dài thì phải hết sức cẩn thận, bởi đó cũng là một dấu hiệu khác của một số bệnh về não.
Đau cổ và vai
Triệu chứng này gặp ở một số bệnh nhân. Bệnh nhân không có khả năng chạm cằm vào ngực (trừ trường hợp béo phì hoặc đang mắc một bệnh lý nào khác).
Ảnh minh họa: Internet
Đau nửa đầu bất chợt và dữ dội
Khi máu lưu thông lên não bị giảm đột ngột sẽ dẫn đến mạch máu não co giãn bất thường hoặc hủy hoại mạch máu gây ra đau nửa đầu, đau đầu đột ngột và nặng nề.
Biểu hiện ở mặt
Dễ gặp và dễ thấy nhất là triệu chứng méo miệng, lệch mặt, nhân trung hơi lệch sang một bên, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Khi nạn nhân nói hoặc cười thì các dấu hiệu này càng hiện rõ.
Ngáp thường xuyên
Thiếu ngủ cũng có thể khiến bạn bị ngáp nhiều, cũng bởi hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên nên nhiều người hay có xu hướng bỏ qua nó.
Ngáp có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng là một dấu hiệu bệnh nhồi máu não.
Thực tế, khi các mạch máu não bị chặn, việc cung cấp máu lên não sẽ không đủ và gây ra thiếu máu não, thiếu oxy cho não, triệu chứng ban đầu là ngáp thường xuyên.
Ảnh minh họa: Internet
Mất thị lực
Đã bao giờ mắt bạn đột nhiên tối sầm và mờ dần, một lúc sau mới dần dần trở về bình thường chưa? Nếu có thì phải đi khám ngay, vì đây có thể là dấu hiệu của chứng nhồi máu não nguy hiểm, hoặc nếu không thì nó cũng là triệu chứng của các bệnh liên quan đến thị lực.
Bác sĩ cho biết, việc mất thị lực do nhồi máu não xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong mạch máu não. Nó làm tắc nghẽn các dây thần kinh thị giác, khiến máu cung cấp cho võng mạc không đủ, từ đó dẫn đến suy giảm thị lực.
Rối loạn ngôn ngữ
Người bị đột quỵ có thể bị biến đổi giọng nói, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng, miệng khó mở, phải gắng sức mới có thể phát ra được từ. Khi nặng hơn, thậm chí khó nói hoặc giải thích một điều gì đó
Ảnh minh họa: Internet
Biểu hiện ở tay
Khi bị đột quỵ não người bệnh sẽ không thể nhấc nổi 2 cánh tay qua đầu cùng một lúc, đôi tay bị yếu, mất lực, khó cử động. Thêm vào đó, họ sẽ càng lúc đi lại càng khó khăn hơn, thậm chí không nhấc nổi chân lên.
Mất nhận thức
Lúc này tình trạng thực sự nguy hiểm khi người bị đột quỵ não mất dần nhận thức biểu hiện rối loạn trí nhớ, không thể lặp lại một câu đơn giản, mắt mờ, tai ù không nhìn hay nghe rõ.
Nếu có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào trong các dấu hiệu trên, đừng chủ quan, hãy nhờ người nhà đưa đến bệnh viện ngay lập tức để thăm khám và ngăn chặn cơn đột quỵ sớm nhất có thể vì mỗi giây đột quỵ trôi qua là hàng nghìn tế bào não chết đi và không có khả năng phục hồi nữa.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Tạo hình toàn bộ vành tai bằng sụn tự thân cho một bệnh nhân bị tai nạn Các bác sĩ (BS) ở Cần Thơ vừa phẫu thuật tái tạo toàn vành tai cho một phụ nữ trước đó bị tai nạn khi ném bình xịt điều trị hen phế quản (vỏ kim loại) khiến bình xịt phát nổ, mảnh vỡ văng đứt vành tai. Sau phẫu thuật sáng 4.4, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, niêm hồng,...