Cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ khi đang ăn sáng, bác sĩ chỉ ra điều quan trọng nhất trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ
Nhờ cấp cứu kịp thời, bệnh nhân đột quỵ não trong khi ăn sáng đã được bảo toàn tính mạng, chức năng sống gần như phục hồi hoàn toàn.
Đó là trường hợp bệnh nhân Phan Văn Thông (59 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội). Khi đang ngồi ăn sáng, bệnh nhân Thông đột nhiên có biểu hiện nói khó, yếu liệt một bên mặt, tê bì, mất cảm giác, hai chân và tay không thể cử động được… Nhận thấy điều không ổn, người nhà đã đưa ông đi cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và may mắn ông được can thiệp vào đúng “thời điểm vàng” nên đã hồi phục nhanh chóng.
Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân Thông đã ổn định sức khoẻ, có thể trở lại cuộc sống, nói chuyện được, không bị ngắn lưỡi…
Theo BS. Nguyễn Quang Phương, Khoa Hồi sức tích cực, Chống độc, BV Hữu nghị Việt Đức, trường hợp bệnh nhân Thông được chẩn đoán nhồi máu não cấp và chỉ định áp dụng biện pháp tiêu sợi huyết. Rất may, do được cấp cứu kịp thời, tính mạng bệnh nhân đã được bảo toàn, chức năng sống gần như phục hồi hoàn toàn.
Cũng theo BS. Phương, điều quan trọng nhất trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là cần đưa bệnh nhân đến BV càng sớm càng tốt. Biểu hiện đột quỵ não thông thường là người dân đang sinh hoạt bình thường thì đột ngột thấy choáng váng, đau đầu, nói ngọng, liệt mặt một bên, yếu vận động chân tay… Do đó, người dân cần hết sức chú ý.
Video đang HOT
Nhiều người dân truyền tai nhau việc dùng thuốc Đông y để điều trị đột quỵ. Tuy nhiên theo BS. Nguyễn Quang Phương, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc dùng thuốc đông y sẽ giải quyết ngay được tình trạng đột quỵ. Ngoài ra, bản thân người bệnh và gia đình cũng không hề biết cách sử dụng đúng cách các loại thuốc này nếu có.
Do vậy, thay vì tìm cách chữa trị người nhà nên đưa bệnh nhân tới viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu, tránh bỏ lỡ “giờ vàng” trong phẫu thuật.
Để phòng bệnh đột quỵ, người dân cần kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, tim mạch… để hạn chế nguy cơ đột quỵ. Khi gặp người đột quỵ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc xoa bóp, cạo gió, chích đầu ngón tay… làm mất “thời gian vàng” điều trị mà cần đưa đi cấp cứu ngay giảm tỉ lệ tử vong và tàn phế.
Theo Helino
Cụ bà đột quỵ não được cứu sống nhờ thuốc tiêu sợi huyết
Bệnh nhân 70 tuổi ở Tuyên Quang trong khi đi chùa ở Quảng Ninh đột ngột ngã quỵ, nói ngọng, liệt nửa người.
Bà được đưa vào Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu sáng 16/3, không thân nhân mà chỉ có hai người hàng xóm đi cùng. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị đột quỵ não, từ lúc có dấu hiệu đến khi vào viện chỉ khoảng 30 phút nên trong thời gian vàng để cứu sống và phục hồi hoàn toàn.
Tuy nhiên, qua trao đổi qua điện thoại, gia đình muốn chuyển bệnh nhân về Hà Nội điều trị. Các bác sĩ đã phải thuyết phục gia đình bệnh nhân đồng ý tiến hành ca can thiệp tại Quảng Ninh mới kịp cứu bệnh nhân. Từ Quảng Ninh lên Hà Nội ít nhất phải mất 2 giờ, quá thời gian vàng sẽ khó có thể can thiệp cứu bệnh nhân được nữa.
Cuối cùng, qua nhiều cuộc điện thoại, gia đình cũng đồng ý để bệnh nhân ở lại Quảng Ninh. Viện phí chưa đóng, không có người nhà ký cam kết trước ca can thiệp, các bác sĩ vẫn quyết định cứu bệnh nhân. Bà được điều trị theo phác đồ dùng thuốc tiêu sợi huyết và nong mạch máu tắc.
Ca can thiệp thành công, hiện bệnh nhân vẫn đang được theo dõi và hồi phục chức năng, không để lại di chứng.
Cụ bà hồi phục, chức năng vận động tốt. Ảnh: L.N.
Bác sĩ Phạm Thanh Tùng, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, cho biết bệnh nhân may mắn khi nhập viện và can thiệp trong thời gian vàng, quyết định thành công cho việc điều trị. Thuốc tiêu sợi huyết khối đường tĩnh mạch có tác dụng tối ưu với bệnh nhân bị nhồi máu cấp tính vào viện trước 3,5 đến 4,5 giờ kể từ lúc khởi phát triệu chứng.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 bệnh nhân bị đột quỵ, 50% trong này tử vong. Nếu may mắn được cứu sống, nhiều bệnh nhân đối diện nguy cơ tàn phế do các biến chứng như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý...
Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu đột quỵ như đau đầu, nôn, méo miệng, yếu liệt tay chân, ngôn ngữ bất thường, rối loạn ý thức... cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất.
Ông Trần Viết Tiệp, Giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, cho biết bệnh viện phát triển nhiều kỹ thuật cao, đảm bảo khám chữa bệnh hiệu quả cho người dân mà không phải đi lại tốn kém, giảm tải tuyến trên.
Bệnh viện thường xuyên lấy phiếu đánh giá từ người bệnh, tỷ lệ hài lòng 92%. Bệnh viện cũng đang triển khai bệnh án điện tử, sang quý hai sẽ hoàn thiện.
Lê Nga
Theo VNE
Những loại nước nên uống trước khi ăn sáng Nước dừa, trà gừng hay nước ép rau củ, quả và lô hội đều là những thức uống tốt cho sức khỏe, nên uống vào buổi sáng ngay khi tỉnh dậy. Nước dừa: Nước dừa có chứa axit lauric giúp tăng cường hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ giảm cân rất tốt. Ngoài ra, thành...