Cứu sống bé sơ sinh thiếu gần 70% lượng máu cơ thể
Ngay sau khi chào đời, bé Nguyễn Trọng Anh Minh đã tái nhợt, ngưng thở và được chuyển ngay tới khoa Nhi ( BV Bạch Mai) cấp cứu. Các bác sĩ phát hiện một ổ xuất huyết chiếm gần trọn bán cầu đại não phải ước khoảng 2/3 lượng máu cơ thể tụ tại đây.
Ngưng thở ngay sau sinh…
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày 9/5, bé Nguyễn Trọng Anh Minh được chuyển từ khoa sản (BV Bạch Mai) xuống khoa Nhi chỉ trong vòng 30 phút sau sinh trong tình trạng ngưng thở, tím tái. Bé sinh đủ tháng, cân nặng đạt 2,8kg, quá trình thai nghén mẹ hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng thăm khám cho bé Anh Minh
Ngay lập tức, cháu bé được thở máy cấp cứu. “Khả năng bé bị xuất huyết não cũng được nghĩ tới, nhưng khi xét nghiệm máu thấy lượng hồng cầu chỉ còn dưới 2 triệu khiến các bác sĩ vô cùng lo lắng bởi tình trạng thiếu máu cực kỳ nặng, không kịp thăm dò phải truyền máu cấp cứu ngay. Bởi tính ra, bé chỉ còn khoảng 1/3 lượng máu của cơ thể”, BS Dũng nói.
Kết quả xét nghiệm rối loạn đông máu cũng khiến các bác sĩ khoa xét nghiệm “sốc”, nghi ngờ kết quả xét nghiệm sai, phải tiến hành xét nghiệm lại bởi chỉ số đông máu chỉ được 30% trong khi chỉ số bình thường phải đạt 80%.
Video đang HOT
Xác định bé mất máu máu nhiều do xuất huyết não, trong khi xuất huyết não không thể tiến hành can thiệp bằng phẫu thuật hay hút, các bác sĩ tập trung duy trì máy thở tốt để giữ cho bé sơ sinh sống càng lâu càng tốt và cầm máu bằng thuốc. Bởi ổ máu tụ trong máu sẽ dần tiêu đi theo thời gian. Tuy nhiên việc duy trì ổn định thở máy cũng khó khăn bởi phổi em bé hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân suy hô hấp là do xuất huyết não đè vào trung tâm thở. Vì thế, các bác sĩ đã phải tính toán rất kỹ liều an thần cho một bé sơ sinh xuất huyết não, phải đảm bảo giữ em bé ở trạng thái không tỉnh lắm, không mê hẳn thì máy thở mới có hiệu quả. Nếu không dễ xảy ra hiện tượng chống máy thở, tức là dùng máy nhưng ôxy không vào được cơ thể.
Sau khi ổn định máy thở, các bác sĩ đã tiến hành siêu âm thóp và chụp CT. Kết quả chụp càng khiến các bác sĩ bất ngờ hơn bởi ổ máu xuất huyết chiến gần hết bán cầu đại não bên phải, có kích thước lên tới 7×2cm. Đến nay, sau 20 ngày nằm viện, kết quả siêu âm ổ máu tụ kích thước chỉ còn 2,7×2cm, đã giảm được gần 2/3 kích thước ban đầu.
Khối máu tụ có kích thước tới 7×2cm
Theo TS Dũng, xuất huyêt não ở trẻ sơ sinh thể nhẹ gặp khá nhiều nhưng chưa bao giờ gặp ca xuất huyết não đặc biệt đến vậy. Bé xuất huyết não ồ ạt, nhiều đến 2/3 lượng máu cơ thể và xuất huyết rất sớm, chỉ khoảng 30 phút sau sinh nên mọi biện pháp phòng ngừa là không thể. Em bé cũng đã được truyền máu hai lần, mỗi lần 50ml máu trong khi cơ thể một trẻ sơ sinh bình thường chỉ có khoảng 120ml máu.
Đến nay, ụ máu tụ đã tiêu dần và em bé tỉnh táo, bú tốt, chân tay cử động tốt và sẽ được xuất viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên bé sẽ vẫn phải tái khám theo lịch để xem máu tiêu đi như thế nào, theo dõi biến chứng sau này, nhưng trước mắt em bé hoàn toàn tốt.
Không thể coi thường nôn trớ ở trẻ sơ sinh
TS Dũng cho biết, ca bệnh này vô cùng may mắn. Bởi 3 ngày trước ngày dự kiến sinh, thai phụ có mệt nhưng chỉ là một cái mệt thoáng qua. Vì không yên tâm, sáng 9/5 thai phụ này đã vào viện để khám, xét nghiệm để đến ngày 11/5 sẽ sinh mổ. Không ngờ vào viện, bác sĩ siêu âm đã phát hiện thai suy, tim thai gần như không thấy nên phải mổ cấp cứu ngay lập tức. “Nều không vào viện đúng thời điểm sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng em bé, thậm chí tử vong. Rất may mắn, thai phụ đã vào viện và được mổ kịp thời”, TS Dũng nói.
Em bé được cứu sống một cách diệu kỳ…
TS Dũng cho biết thêm, xuất huyết não là một nguy cơ với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên xuất huyết não có hai thể, một thể nhẹ không có triệu chứng và thể có triệu chứng.
Ở thể nhẹ, trẻ hầu như không có bất cứ triệu chứng gì. Một nghiên cứu ở Mỹ kiểm tra ngẫu nhiên tình trạng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh đủ tháng thì phát hiện từ 2 – 5/10.000 trẻ sinh trẻ xuất huyết não không có triệu chứng. Khi đó, bé hoàn toàn bình thường nhưng siêu âm não có một vài chấm xuất huyết. Những trường hợp này thì không nguy hiểm.
Thể xuất huyết não thứ hai là có triệu chứng. Ở thể nhẹ, trẻ chỉ hơi nôn trớ, hơi co giật rất nhanh rồi hết. Nặng hơn thì co giật nhiều hơn nhưng chưa ảnh hưởng hô hấp. Nặng nữa là co giật, hôn mê, suy hô hấp, ngừng thở.
Vì thế, dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ em rất quan trọng, không thể coi thường nôn trớ ở trẻ. Bởi giữa nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh và nôn trớ do xuất huyết não không có gì khác biệt. Vì thế, nếu thấy trẻ sơ sinh nôn trớ, hãy cho bé đi khám. Bởi nếu không phát hiện nguy cơ gì, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bà mẹ xử lý như thế nào để không bị sặc vào đường thở (có trẻ sặc cái tử vong ngay).
“Trong thực tế khám chữa bệnh, tôi đã phát hiện rất nhiều trẻ nôn trớ mà gia đình cho rằng nôn trớ sinh lý nhưng lại phát hiện bất thường. Đó có thể là nôn trớ do nhiễm trùng, xuất huyết não, viêm phổi. Nôn là triệu chứng nhiều bệnh, trẻ con nôn không chỉ biểu hiện ở đường tiêu hóa mà nôn là biểu hiện của bệnh lý toàn thân. Vì thế, cha mẹ không nên chủ quan với hiện tượng nôn trớ ở trẻ em”, TS Dũng cảnh báo.
Hồng Hải
Theo Dân Trí
Ngủ ngáy có thể gây ngưng thở
Các bác sĩ cảnh báo: người ngủ ngáy có thể bị ngưng thở, đe dọa tính mạng do tắc nghẽn đường hô hấp
Theo TS Chu Thị Hạnh, Phó trưởng khoa hô hấp, BV Bạch Mai, để phân biệt hiện tượng ngáy bình thường hay bệnh lý, cần người bạn đời hoặc những người thân thiết để ý, phát hiện.
Nếu ngáy kèm theo những cơn ngừng thở ngắn, mỗi lần khoảng 10 giây, tối thiểu 15 lần/1 giờ thì nên đi khám.
Ngáy bất thường
BS Nguyễn Thanh Bình, Khoa thần kinh, Viện Lão khoa quốc gia, cho biết những trường hợp ngáy vừa phải, không có biểu hiện khác thường thì không lo lắng nhưng người nhà cần theo dõi thêm. Còn những người ngáy to, tiếng ngáy hơi đặc biệt, ngáy to dần, hơi "ặc ặc", sau đó không ngáy, rồi lại ngáy trở lại... nên đi khám sớm.
Người bị ngáy bệnh lý thường ngáy to, đang đêm thức dậy cảm thấy ngột ngạt, khi ngủ thường vật vã, sáng dậy khô miệng, đau đầu. Do giấc ngủ không tốt nên người ngủ ngáy có thể bị suy giảm trí nhớ. Ngủ ngáy thường ở người béo phì, cổ to, xương hàm nhỏ hoặc hàm bị đẩy về phía sau, lưỡi gà to. Thực tế, những người nghiện rượu, hay dùng thuốc an thần, có bệnh lý về tuyến giáp... thì dễ bị ngủ ngáy.
Người mắc chứng ngáy và hội chứng ngưng thở khi ngủ thường có tật ngủ ngày, ngủ gật (đang ban ngày, giữa giờ làm việc có thể dễ dàng ngáy khò khò); hoặc đang lái xe cũng buồn ngủ, sáng ngủ dậy thường mệt mỏi, đau đầu. Đàn ông có tỷ lệ ngủ ngáy nhiều hơn phụ nữ. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh ngủ ngáy.
Nên hạn chế hút thuốc lá
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ngủ ngáy, nên theo TS Chu Thị Hạnh để chữa và phòng bệnh cần phải điều trị theo từng nguyên nhân. Nếu ngủ ngáy ở người béo phì cần giảm cân, khi đó cơ ở thành họng sẽ không quá dày gây cản trở đường thở.
Người đã mắc bệnh, phải điều trị đúng cách, có thể phải dùng máy trợ thở không xâm nhập áp lực dương liên tục (CPAP), hoặc cắt amidan nếu amidan quá to.
Người bị suy tuyến giáp phải điều trị bệnh này, người bị hẹp vách ngăn, hàm tụt phía sau, lưỡi gà to có thể phải phẫu thuật, hoặc cắt bỏ lưỡi gà, hoặc đeo hàm có giá đỡ để đưa hàm ra phía trước...
Người bị tật ngủ ngáy nên nằm nghiêng khi ngủ, hạn chế hút thuốc lá, có lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục.
Tại Viện lão khoa quốc gia, để chẩn đoán bệnh, BS sẽ tiến hành điện não giấc ngủ, xác định chỉ là ngáy đơn thuần hay có giảm ôxy trong máu. Nếu là ngáy bệnh lý, bệnh nhân tiếp tục được xác định nguyên nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả, nếu không người bệnh dễ đột tử trong khi ngủ.
Theo NLĐ
Đột quỵ lúc tuổi còn thơ Thời gian qua, khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) đã tiếp nhận vài trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch mà trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Kết quả chụp CT cho thấy xuất huyết não vì vỡ dị dạng mạch máu não. Tuy hiếm nhưng trẻ vẫn...