Cứu sống bé gái 10 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp
Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) vừa điều trị thành công cho 1 bệnh nhi 10 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp dẫn đến sốc mất nước nặng.
Kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi cho bé xuất viện – Ảnh: Nguyễn Hồ
Bệnh nhi là bé gái N.P.A.T. (ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), nhập viện trong tình trạng lơ mơ, sốc mất nước nặng, mạch bằng không, huyết áp bằng không, thở yếu, nhịp tim nhanh trên 200 lần/phút. Qua thăm khám bé được chẩn đoán sốc giảm thể tích/ tiêu chảy cấp do vi khuẩn.
Theo thông tin từ gia đình, bé bắt đầu nôn ói, sốt và tiêu chảy liên tục từ ngày hôm trước và được điều trị bác sĩ tư tại địa phương nhưng tình trạng không cải thiện. Ngay khi nhập viện bệnh nhi được ê kip bác sĩ – điều dưỡng tiến hành cấp cứu khẩn cấp.
Sau hơn 2 giờ cấp cứu, bệnh nhi từ từ tỉnh lại, mạch, huyết áp ổn định, chi hồng, da giảm bông tím, nhịp tim còn 110 lần/phút. Bé được tiếp tục điều trị truyền dịch bù nước điện giải, điều chỉnh kiềm toan, kháng sinh truyền tĩnh mạch và bắt đầu cho ăn bằng đường miệng ngay sau đó. Sau đó, tình trạng bệnh nhi đã ổn định và vừa xuất viện.
Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Trong đó, Rotavirus là loại virus hay gặp nhất, thường bắt đầu với triệu chứng nôn ói nhiều, sau đó sẽ tiêu chảy. Khi tiêu chảy thì nôn ói giảm. Trẻ tiêu chảy nhiều, tốc độ đào thải phân cao nên dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh cũng có thể gây ra bởi nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột, đặc biệt vi khuẩn E.Coli, loại vi khuẩn này hiện nay kháng hầu hết các loại kháng sinh mà các bệnh viện đang sử dụng. E coli chỉ còn nhạy với một số kháng sinh thế hệ mới khá đắt tiền. Ngoài ra tiêu chảy cấp còn có thể do dị ứng thức ăn, do rối loạn tiêu hóa-hấp thu, do bệnh lý khác như viêm ruột thừa, lồng ruột.
Video đang HOT
Thanh Hồ
Theo motthegioi
Trẻ mắc tiểu đường tăng cao, nhiều bé phải tiêm hàng ngày: Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám
Các bác sĩ cảnh báo rằng tỉ lệ trẻ mắc bệnh tiểu đường mấy năm gần đây đã không ngừng tăng lên. Nhiều trẻ trong số đó phải nhập viện tiêm hàng ngày. Những dấu hiệu bệnh cần biết.
Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh tiểu đường đang tăng cao, nhiều trẻ đã phải tiêm thuốc hàng ngày
Theo thông tin đăng trên Tân Hoa Xã (TQ), dẫn thông tin từ Bệnh viện Não tỉnh Hồ Nam và Bệnh viện Nhi đồng Hồ Nam (TQ) rằng trong những năm gần đây, số trẻ em mắc bệnh tiểu đường nhập viện đã tăng lên, và một số trẻ trong số những em bế nhập viện đã phải tiêm insulin mỗi ngày, điều này thật đáng sợ.
Các chuyên gia khuyên rằng, một trong những nguyên nhân lớn nhất nhưng nhiều người chủ quan nhất chính là chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của trẻ vẫn được các phụ huynh duy trì và thiếu sự cân nhắc cẩn thận.
Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh và người trực tiếp chăm sóc trẻ là không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, phải giữ được sự cân bằng dinh dưỡng, không cho trẻ ăn quá nhiều và không cho trẻ uống quá nhiều đồ uống có đường.
Theo chuyên gia Hoàng Hiểu Tùng, giám đốc Khoa chuyên Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Số 2 tỉnh Hồ Nam (TQ) cho biết, bệnh tiểu đường là một bệnh nội tiết và chuyển hóa do không đủ bài tiết insulin.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em chủ yếu là bệnh tiểu đường loại 1. Trong những năm gần đây, số trẻ em mắc bệnh tiểu đường nhập viện đã tăng lên, và một số trẻ em đi kèm với một loạt các bệnh mãn tính như tăng huyết áp...
Một số trẻ không kiểm soát được lượng đường trong máu, huyết áp và cuối cùng là nhồi máu não. Sau khi điều trị, chúng vẫn để lại di chứng như liệt nửa người và các nguy cơ rủi ro khác.
Dấu hiệu để phòng bệnh sớm cho trẻ là việc cha mẹ bắt buộc phải chú ý
Bác sĩ Tùng nhắc nhở rằng, hiện nay đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn vì tỷ lệ béo phì đang gia tăng.
Nếu con bạn có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhức đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi quá nhiều, run rẩy, nhịp tim nhanh, thờ ơ trong ý thức về mọi việc diễn ra xung quanh và thấp còi, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Nếu kiểm soát lượng đường trong máu của trẻ không tốt, nó dễ bị biến chứng sang các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh võng mạc và bệnh thận ở tuổi trưởng thành.
Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh tấn công trẻ nhiều nhất và không thể đảo ngược, không thể điều trị triệt để nếu các bậc cha mẹ không sớm thay đổi thói quen ăn uống và lối sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ em bị tiểu đường cũng giống như người lớn mắc bệnh, rất khó khăn trong điều trị và sinh hoạt vì phải thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và uống thuốc một cách khoa học.
Những trẻ đã bị nặng đến mức phải tiêm insulin thì nên được tiêm insulin đúng giờ.
Các chuyên gia nhắc nhở, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều, nên tránh tăng lượng thực phẩm chứa dầu mỡ cho trẻ quá nhiều.
Nên nhớ cho trẻ ăn thực phẩm tươi, tránh ăn quá nhiều muối, tránh ăn quá nhiều dưa chua, thịt xông khói, trứng muối, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn và những thực phẩm thuộc nhóm thiếu lành mạnh.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần nhớ cho trẻ tích cực tham gia tập thể dục, thực hiện các hoạt động ngoài trời, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tránh béo phì là cách đơn giản nhất để không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Theo Health/Tân hoa xã (TQ)
TP.HCM nắng nóng dài ngày, trẻ em người già thi nhau nhập viện Những ngày qua, TP.HCM và các vùng lân cận bước vào đợt cao điểm nắng nóng, các bệnh viện tại TP.HCM ghi nhận số trẻ em và người già nhập viện gia tăng. Tại BV Nhi đồng 2, gần cửa ngõ các tỉnh Đông Nam Bộ, BS Lê Công Thiên, Phó khoa Khám bệnh của BV cho hay trong đợt cao điểm nắng...