Cứu sống bé 3 tháng tuổi bị ngói rơi vào đầu
Một bé gái mới 3 tháng tuổi đã bị ngói rơi trúng đầu khi được bế tại nhà. Bé được chẩn đoán là bị chấn thương sọ não và phải phẫu thuật. Rất may mắn là ca phẫu thuật thành công.
Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh vừa cấp cứu phẫu thuật thành công trường hợp cháu bé 3 tuổi bị chấn thương sọ não do ngói rơi vào đầu trong lúc gia đình trông coi.
Được biết, đây là trường hợp chấn thương sọ não nguy hiểm ở trẻ mới 3 tháng tuổi nên bệnh nhi lập tức được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu.
Bé gái đã qua cơn nguy kịch
Video đang HOT
Qua kết quả thăm khám lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ chẩn đoán bé bị chấn thương sọ não do lún xương sọ vùng thái dương đỉnh phải kích thước khoảng 2×3cm. Các bác sĩ nhanh chóng họp hội chẩn liên khoa Thần kinh cột sống, Nhi, Gây mê hồi sức đánh giá tình trạng, quyết định gây mê nội khí quản và phẫu thuật nâng xương lún cho bệnh nhi.
Ca mổ diễn ra thuận lợi thành công sau khoảng 1 tiếng phẫu thuật. Bệnh nhi được rút ống dẫn lưu sau 3 tiếng, chơi ngoan, bú tốt chỉ sau 2 ngày điều trị.
Bác sĩ CKI Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Trưởng đơn nguyên Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: Bé N. bị chấn thương sọ não khi mới 3 tháng tuổi, cơ thể và não bộ vô cùng yếu ớt nên từ khâu gây mê hồi sức cho đến quá trình thực hiện phẫu thuật đều phải rất cẩn trọng bởi chỉ cần một tác động nhỏ vào các khu vực não bộ quan trọng (vùng ngôn ngữ, vận động) thì hậu quả sẽ khôn lường.
Bác sĩ khuyến cáo, trẻ nhỏ có các hoạt động vô thức nên các bậc phụ huynh đặc biệt lưu tâm, hơn nữa không nên đưa trẻ tới gần những nơi có khả năng rơi vỡ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu không may tai nạn xảy ra, gia đình cần theo dõi sát tình trạng ý thức của trẻ và các biểu hiện bất thường (đau đầu, nôn, liệt…) song không nên chủ quan kể cả khi trẻ chưa có triệu chứng cụ thể. Nếu nghi ngờ chấn thương sọ não cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.
Theo baovephapluat
Không chủ quan nếu bị ho ra máu
Ho ra máu liên tiếp trong gần 10 ngày với số lượng lớn, một người đàn ông được phát hiện bệnh lý vỡ phình động mạch phổi.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp người đàn ông 61 tuổi nhập viện cách đây 10 ngày trong tình trạng ngứa cổ, ho ra máu số lượng lớn 500ml. Trong chín ngày điều trị vừa qua, người bệnh tiếp tục ho ra máu thêm bốn lần với số lượng lên tới 300-500ml. Được biết, người bệnh không có tiền sử bệnh đặc biệt.
Trước tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, chụp cắt lớp vi tính phát hiện tổn thương tổ chức kẽ lan tỏa hai phế trường phổi, giả phình nhánh động mạch thùy dưới phổi trái. Người bệnh đã được hội chẩn bởi các y bác sĩ và được lựa chọn phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu - can thiệp nội mạch làm tắc nhánh mạch phình.
TS Lê Thanh Dũng, Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Trước khi tiến hành can thiệp nút mạch điều trị, người bệnh vẫn tiếp tục ho ra máu với số lượng lớn 500ml, máu đỏ tươi, mạch nhanh, huyết áp tụt. Ngay lập tức, người đàn ông được hồi sức cấp cứu tại phòng can thiệp mạch và tiến hành chụp cấp cứu động mạch phổi hai bên và phát hiện ổ giả phình nhánh động mạch thùy dưới phổi bên phải kích thước 6x10mm đang ra máu.
Các bác sĩ đã tiến hành nút chọn lọc nhánh động mạch giả phình bằng các cuộn kim loại (coils). Sau thời gian can thiệp 30 phút, người bệnh đã tắc hoàn toàn ổ giả phình, tình trạng mạch huyết động tạm thời ổn định, đang tiếp tục được theo dõi và điều trị sát.
Theo BS Dũng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho ra máu thường gặp là: Do loét, vỡ mạch máu trong lao: Vỡ phình mạch Ramussen, giãn phế quản, vỡ mạch ở đoạn dừng lại Von-Hayek, ung thư phổi; Do tăng áp lực mạch máu: Phù phổi huyết động, tăng tính thấm của mạch máu trong phù phổi tổn thương. Người bệnh có thể tổn thương màng phế nang mao mạch: Hội chứng Good Pasture hoặc rối loạn đông máu, xuất huyết, nhất là khi có bệnh phổi kèm theo.
Các chuyên gia của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khuyến cáo người dân cần nhận biết phân loại mức độ nguy hiểm khi ho ra máu. Ở mức độ nặng, người bệnh có thể ho hơn 200 ml máu/lần hoặc 600 ml/48 giờ, tổn thương phổi nhiều, suy hô hấp, truỵ tim mạch. Nếu rơi vào tình trạng ho máu sét đánh với việc xuất hiện đột ngột cơn ho, máu chảy khối lượng lớn, ồ ạt tràn ngập hai phổi sẽ gây ngạt thở và tử vong.
LÂM TRẦN
Theo Nhân dân
Uống 'nước thần' chữa hóc xương, người đàn ông nhập viện khẩn cấp Hóc xương cá, anh Nam ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đến bà mo xin "nước thần" không lành bệnh mà anh phải nhập viện vì bệnh nặng hơn. Cách đây gần 2 tuần, trong bữa cơm gia đình, anh Hoàng Văn Nam (SN 1978, trú huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) bất ngờ bị hóc xương cá đồng. Biết mình bị hóc xương...