Cứu sống 5 người gặp nạn trên biển
Đại úy Trịnh Văn Khoắn, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng 2 (Bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau), cho biết đơn vị đã cứu nạn kịp thời 5 thuyền viên bị trôi dạt trên biển.
Đưa những người gặp nạn của tàu cá CM 91802 TS vào bờ – Ảnh: Anh Vy
Cụ thể, vào lúc 15 giờ ngày 25.2, tàu cá CM – 91802 TS do anh Bùi Văn Tiến (30 tuổi, ngụ thị trấn Sông Đốc, H.Trần Văn Thời, Cà Mau) làm thuyền trưởng, bị phá nước chìm. Được tin báo, Hải đội biên phòng 2 đã sử dụng ca nô cứu hộ, cứu nạn và điều 8 cán bộ, chiến sĩ cơ động ra biển phối hợp với 2 tàu cá KG 91964 TS; KG 90294 TS đang hoạt động gần khu vực tàu bị nạn. 5 thuyền viên trôi dạt cách Hòn Chuối khoảng 21 hải lý về hướng nam đã được cứu sống và đưa vào bờ an toàn vào hồi 5 giờ ngày 26.2.
Cùng ngày, tàu SAR 27-01 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải VN đã đưa tàu QNg 90927 TS bị nạn cùng 30 thuyền viên (không phải 32 thuyền viên như thông tin ban đầu) cập cảng Nha Trang. Trước đó, tàu câu mực QNg 90927 TS bị gãy trục láp, trôi tự do cách bờ biển Nha Trang khoảng 105 hải lý về phía đông bắc (Thanh Niên ngày 26.2 đã thông tin).
Theo TNO
Tuyển nhân viên như... bán hàng đa cấp
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cho biết đang thụ lý đơn của nhiều người tố cáo Công ty TNHH đào tạo và phát triển Toàn Cầu (gọi tắt là Công ty Toàn Cầu, 279 Phan Ngọc Hiển, P.9, TP.Cà Mau) có hành vi lừa đảo.
Trụ sở Công ty Toàn Cầu - Ảnh: Gia Bách
Ngày 18.1, tiếp xúc với PV Thanh Niên, anh Tạ Minh Khoa (27 tuổi, ngụ P.1, TP.Cà Mau), cho biết vào ngày 12.12.2013, vợ chồng anh được người bạn tên Trương Bích Ngọc (20 tuổi, nhân viên của Công ty Toàn Cầu) rủ vào công ty này làm. Theo hướng dẫn của Ngọc, vợ chồng anh nộp hồ sơ để được đào tạo kỹ năng giao tiếp trước khi đi làm, với mức phí 1,5 triệu đồng/người. Ngày 13.12.2013, vợ chồng anh Khoa đến đóng học phí và hôm sau đến học. Tại đây, vợ chồng anh cùng 20 học viên khác được Giám đốc công ty là Nguyễn Hoài Linh (24 tuổi) trực tiếp giảng dạy. Giám đốc Linh nói khóa học kéo dài từ 1 đến 2 tháng, còn bằng do Học viện Tài chính quốc gia TP.HCM cấp, nhưng sau đó có người trong lớp truy hỏi thì Linh nói lại là bằng do công ty cấp. Thế nhưng, chỉ học cách giao tiếp được 2 ngày thì công ty soạn một bản "thỏa thuận sử dụng nhân sự" (ghi rõ nhân viên được hưởng lương 4 triệu đồng/tháng kèm theo điều kiện và mục tiêu của công ty) đưa và kêu các học viên đi làm. "Chúng tôi yêu cầu phải ghi rõ điều kiện và mục tiêu gì thì phía công ty không chịu ghi. Họ nói nếu chấp nhận thì ký vào bản thỏa thuận này, còn không chấp nhận thì nghỉ việc. Chúng tôi đòi lại tiền đã đóng học phí, thì Giám đốc Linh không trả mà còn thách đi thưa", anh Khoa bức xúc.
"Nếu đồng ý ký vào bản thỏa thuận thì hằng tháng 1 học viên phải tuyển được 10 học viên cho công ty mới được nhận lương 4 triệu đồng. Còn nếu không đạt mức quy định này thì không được nhận lương", Trương Hồng Ngân (19 tuổi, ngụ H.Trần Văn Thời, Cà Mau) nói. Tương tự, anh Đoàn Hải Đăng (22 tuổi, ngụ xã An Xuyên, TP.Cà Mau) lo ngại: "Khi nghe công ty đưa ra các thông báo, tôi đã liên tưởng đến việc bán hàng đa cấp".
Trong khi đó, trả lời Thanh Niên, Giám đốc Linh cho rằng: "Chúng tôi không lừa học viên, nếu họ không học chúng tôi sẵn sàng trả lại tiền học phí khi tiếp nhận đơn xin lại tiền học phí của họ". Còn việc công ty yêu cầu các học viên đang theo học lớp kỹ năng phải tìm nhân viên khác về cho công ty để hưởng hoa hồng, giống như bán hàng đa cấp thì ông Linh không trả lời.
Theo thông tin Thanh Niên ghi nhận được, Công ty Toàn Cầu đã mở 3 lớp và có trên 60 học viên đóng tiền theo học và những học viên này đang khiếu nại vì cách tuyển dụng nhân viên kỳ lạ. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đang triệu tập các bên liên quan để ráo riết làm rõ vụ việc.
Theo TNO
Thị trấn tỷ phú bên bờ biển Tây Cứ mỗi lần đến thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời), tôi choáng ngợp với nhịp sống nhộn nhịp, đông đúc nơi đây. Nếu tính tài sản là tàu đánh cá, ở thị trấn cửa biển bên bờ biển Tây- Nam Cà Mau này có hàng ngàn tỷ phú. Ông Nguyễn Tuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc nói: "Dân số hiện...