Cựu sinh viên Stanford khuyên: Đừng khởi nghiệp khi chưa đủ trăn trở!
Khi nhiều bạn trẻ tìm đến hỏi về khởi nghiệp thì khác với mọi người kêu gọi hãy khởi nghiệp đi, ThS Văn Đinh Hồng Vũ, cựu sinh viên Đại học Stanford trả lời: “Đừng nên khởi nghiệp!” – nhất là khi bạn chưa thật sự có trăn trở cho một sự thay đổi.
Chương trình “Ai – Blockchain và câu chuyện khởi nghiệp” với sự chia sẻ của nhiều gương mặt startup công nghệ Việt Nam và thế giới, tốt nghiệp từ những trường ĐH nổi tiếng thế giới diễn ra tại ĐH Văn Lang chiều 1/11 thu hút hàng ngàn sinh viên tại TPHCM tham dự.
Đủ trăn trở, hãy khởi nghiệp!
ThS Văn Đinh Hồng Vũ – cựu SV ĐH Stanford, 1 trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2018 bày tỏ, nhiều bạn trẻ đến hỏi về khởi nghiệp, thì phần lớn chị trả lời: “Đừng nên khởi nghiệp, vì rất khó!”.
Cực sinh viên các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới chia sẻ về khởi nghiệp
Nói về sáng lập Elsa của mình – ứng dụng luyện phát âm chuẩn giọng bản ngữ theo cơ chế của trí thông minh nhân tạo (AI) được Forbes nhắc đến trong danh sách 4 công ty sử dụng IA thay đổi thế giới, và lọt vào top 5 các ứng dụng AI hàng đầu hiện nay, chị Hồng Vũ cho hay ứng dụng này xuất phát từ hoàn cảnh, trăn trở của mình.
Khi học ở Việt Nam, ngoại ngữ là công cụ để mình đạt được những khát vọng. Nhưng khi qua Mỹ, cũng chính là ngoại ngữ làm chị và rất nhiều du học sinh khác mất đi sự tự tin. Mình viết rất tốt, viết ngữ pháp tiếng Anh có thể tốt hơn người Mỹ, đọc rất trôi nhưng nói… thì không ai hiểu.
Chị Hồng Vũ tự hỏi, tại sao chúng ta phải bỏ rất nhiều tiền để học tiếng Anh nhưng không thể sử dụng, mất nhiều cơ hội công bằng cho bản thân. Đây là vấn đề thời đại ảnh hưởng đến con người, sinh viên quốc tế. Nếu mình không làm thì ai sẽ làm, nên đã “đưa đẩy” chị khởi nghiệp.
Chị Hồng Vũ nên quan điểm, người trẻ đừng nên khởi nghiệp khi chưa thật sự trăn trở, ước mơ với vấn đề nào đó của xã hội, mong muốn chúng phải được giải quyết. Một khi bạn có đủ sự trăn trở, ước mơ thì điều này thôi thúc bạn khởi nghiệp.
Video đang HOT
Mất cả triệu đô vì quên… bài test cực đơn giản
Song song với dự án giáo dục Everest Education vừa gọi vốn thành công 4 triệu USD từ một quỹ đầu tư vốn tư nhân, vào năm 2015, ThS Quản trị Kinh doanh của Trường Kinh doanh Harvard, anh Ngô Chí Giang cũng thực hiện một dự án khác.
Cầm cự được 2 năm thì anh “đốt sạch” hơn 1 triệu USD vay từ người thân, bạn bè… Trong nỗi đau thương đó, anh chỉ còn sức nói với mọi người lời xin lỗi “mình xài hết tiền rồi”.
Sinh viên quan tâm đến khởi nghiệp trong đời đại trí tuệ nhân tạo
Anh Giang kể, đưa một mô hình đã thành công ở nước ngoài về, xây hẳn bộ máy đồ sộ với toàn bộ các quy trình “ngốn” rất nhiều vốn. Với kinh nghiệm đầy mình nhưng anh phải mất hai năm, mất hàng chục tỷ và bao nhiêu đau khổ để nhận ra bài học cơ bản là mình đã quên làm bài ‘test” nhu cầu thị trường Việt Nam với những thao tác cực rất đơn giản, chưa cần đến bộ máy, sản phẩm.
TS Vũ Duy Thức, người được vinh danh top 40 người dưới 40 tuổi nổi bật nhất tại thung lũng Silicon năm 2017 chia sẻ, cách đây không lâu, anh thực hiện một dự án ứng dụng dùng trên Facebook.
Mất hơn nửa năm với nhiều công sức, tiền bạc, họ tự đánh giá ứng dụng rất đẹp, rất thú vị, nhưng khi đưa ra thì không ai dùng hết.
Bài học từ của sự thất bại của họ có thể dành cho tất cả các bạn trẻ muốn khởi nghiệp: sản phẩm phải đi từ nhu cầu của người sử dụng.
Thất bại lớn nhất là chưa từng thất bại
Khi Hồng Vũ vừa đến ĐH Stanford, một giáo sư ngày đầu vào lớp, hỏi sinh viên: Bạn nào có thể đứng lên kể câu chuyện mình từng bất bại?
64 sinh viên chỉ nhìn qua nhìn lại. Một lúc sau, người thầy trả lời: Tất cả các bạn ở đây đều thất bại. Vì thất bại lớn nhất là các bạn chưa hề có thất bại!
Để đến được ngôi trường ĐH mơ ước, các bạn lúc nào cũng phải đạt điểm cao, lúc nào cũng phải đạt thành tích, chọn công việc mình thành công… Các bạn sợ thất bại và đã đặt mình vào môi trường an toàn. Chỉ dám dấn thân khi biết cơ hội thành công cao.
Ông thầy gửi gắm: Sau khi ra trường, các em hãy thất bại – thất bại thật sự! Khi đó, bạn mới được thả mình ở một sân chơi lớn hơn ngoài “vòng vây an toàn”.
Một trong những yếu tố quan trọng khi khởi nghiệp, theo chị Hồng Vũ chính là việc hiểu cá tính, bản thân của mình cùng với việc nắm bắt và khai thác được sự hỗ trợ của công nghệ.
Ngoài ra, phải dám đương đầu với thất bại vì có đến… 95% khởi nghiệp thất bại. Tuy nhiên, thất bại cũng cần có kinh nghiệm để giữ lại được cái gì, đừng để mất trắng, không còn cơ hội làm tiếp.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Sinh viên trường nghề gian nan khởi nghiệp
Để hỗ trợ học sinh, sinh viên (HS, SV) khởi nghiệp (KN), bên cạnh việc khuyến khích ý tưởng sáng tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cần thiết phải trang bị cho họ những năng lực phục vụ quá trình startup.
Hướng dẫn sinh viên nghề sửa chữa điện tử tại trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Vẫn "cầm tay chỉ việc"
Đến năm 2020, có 90% HS, SV được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, là mục tiêu được đặt ra trong "Đề án Hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp đến năm 2025" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 10/2017. Tuy nhiên, đến nay nhiều SV GDNN chưa hình dung ra startup hoặc nghĩ KN rất khó, không dành cho mình. Tại hội thảo khoa học Xây dựng và phát triển mô hình KN đổi mới sáng tạo trong các cơ sở GDNN do trường Cao đẳng nghề (CĐN) Công nghệ cao Hà Nội phối hợp tổ chức, nhóm tác giả đến từ trường CĐ Xây dựng số 1 nhận định: SV chưa đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu của xã hội và Chính phủ về hỗ trợ KN. Chuẩn đầu ra của nhiều nghề hiện nay chưa đề cập đến năng lực KN. Các phương pháp đào tạo chưa khuyến khích những hoạt động KN, nhất là khi vẫn còn tình trạng "cầm tay chỉ việc".
Từ thực tiễn đào tạo, Hiệu trưởng trường CĐ Công Thương Hải Dương Dương Trung Kiên khẳng định, hầu hết các hoạt động đổi mới sáng tạo KN tại các cơ sở GDNN còn hạn chế về mô hình tổ chức; nhận thức của SV, giảng viên và nhà trường chưa cao. Sự hỗ trợ của các bên liên quan chưa tốt, đặc biệt là phối hợp giữa DN và nhà trường. Mặt khác, mô hình truyền thống của hầu hết các trường CĐ hiện nay là truyền nghề, dạy nghề nên HS, SV chỉ tiếp nhận kỹ năng nghề một cách thụ động. Vì thế, các cơ sở GDNN cần thay đổi tư duy giảng dạy, chuyển từ dạy nghề sang dạy KN, sáng tạo.
Tín hiệu vui từ Câu lạc bộ sáng tạo khởi nghiệp
Để cải thiện tình hình, nhiều ý kiến đề nghị bên cạnh việc rà soát, cập nhật chuẩn đầu ra ngành nghề đào tạo, phương pháp đào tạo của trường nghề hướng tới KN phải tăng cường tính sáng tạo, mong muốn thực hiện ý tưởng, chấp nhận rủi ro và đem tới những kiến thức và kỹ năng quản lý DN cho người học. Các trường nghề xây dựng môn học KN và trở thành bắt buộc đối với SV mọi ngành nghề. Nhằm đảm bảo mang lại trải nghiệm startup như thực tế, nhóm tác giả trường CĐ Xây dựng số 1 khuyến nghị phương pháp đào tạo đổi mới phải gần với việc thành lập, điều hành DN ở quy mô sơ khai và gắn với ngành nghề đào tạo của nhà trường.
Một tín hiệu vui khi hiện nay, mô hình KN đang được khơi dậy ở một số cơ sở GDNN. Không ít trường CĐ đã xây dựng mô hình "Câu lạc bộ sáng tạo KN" với mong muốn hỗ trợ tích cực cho cán bộ, giáo viên, HS, SV thực hiện ý tưởng KN. Phó Hiệu trưởng trường CĐN Công nghiệp Hà Nội - HNIVC Nguyễn Văn Huy thông tin: Với sự hỗ trợ của DN, SV "Câu lạc bộ KN đổi mới sáng tạo HNIVC" được thực hành đúng chuyên ngành đào tạo, có các kiến thức về KN, kinh doanh, kỹ năng mềm. Ngoài ra, DN hỗ trợ SV những khóa học sơ cấp theo chuyên ngành. Đặc biệt, sau khóa học SV có được những kiến thức, kỹ năng về KN đổi mới sáng tạo, biết cách khởi sự DN cho mình.
Còn tại trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội (HHT), hoạt động KN và KN đổi mới sáng tạo được tổ chức thường niên trong 4 năm qua đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia mạnh mẽ trong đội ngũ giảng viên và SV. TS Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, mỗi năm cuộc thi "Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp HHT" được nhà trường tổ chức thường niên có 50 - 60 sản phẩm tham dự. Tuy nhiên, nhìn chung số sản phẩm tham gia mới ở mức phong trào và chưa thực sự hiệu quả về mặt công nghệ do thiếu tư vấn của chuyên gia và nhà khoa học; thiếu vốn; thiếu kinh nghiệm kinh doanh; thiếu thông tin. Để thúc đẩy hoạt động KN và KN đổi mới sáng tạo, ngày 17/10/2019, trường HHT đã thành lập Trung tâm STEM tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng về nghiên cứu khoa học và KN cho HS, SV. Đồng thời tổ chức các cuộc thi, triển lãm khoa học sáng tạo, nghiên cứu chế tạo và thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo khoa học công nghệ cho HS, SV của trường...
Khởi nghiệp đối với HS, SV càng khó khăn hơn khi không có nguồn vốn. Kỹ năng và kinh nghiệm về hạch toán, quản lý tài chính, nghiên cứu thị trường... của SV cũng còn hạn chế.
Phó Hiệu trưởng trường CĐ Xây dựng Nam Định Phạm Đức Cương
Theo kinhtedothi
Thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong học sinh sinh viên: Cần đổi mới cách tiếp cận từ thực tiễn Mặc dù đang còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng không ít các bạn học sinh, sinh viên đã có cho mình những ước mơ, dự định lập nghiệp và từng bước thực hiện nó. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên,...