Cựu sĩ quan Mỹ lĩnh án 15 năm tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc
Một cựu sĩ quan thuộc Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) đã nhận tội tìm cách bán thông tin mật cho Trung Quốc, theo thông tin từ Bộ Tư pháp Mỹ ngày 15/3.
AFP trích thông cáo hôm 15/3 từ Bộ Tư pháp Mỹ cho hay ông Ron Rockwell Hansen (59 tuổi) bị bắt hồi tháng 6/2018 trong lúc tới sân bay quốc tế Seattle-Tacoma để bay sang Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ông Hansen bị cáo buộc tìm cách chuyển các thông tin quốc phòng cho Trung Quốc và nhận “hàng trăm nghìn USD” khi hoạt động bất hợp pháp như một đặc vụ cho chính phủ Trung Quốc.
Theo các tài liệu do Bộ Tư pháp Mỹ công bố, ông Hansen từng làm trong lĩnh vực tín hiệu tình báo trong quân đội Mỹ và hiện đã nghỉ hưu.
Thông thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Nga, năm 2006, ông Hansen được tuyển dụng làm nhân viên chiêu mộ và quản lý tài sản tình báo ở nước ngoài cho DIA.
Theo đó, ông Hansen có quyền tiếp cận thông tin tối mật trong rất nhiều năm và di chuyển liên tục từ Mỹ qua Trung Quốc từ năm 2013-2017.
Các nhà điều tra phát hiện ông Hansen gặp khó khăn về tài chính từ năm 2013-2016 và được giới tình báo Trung Quốc chi trả hơn 800.000 USD để đổi lại thông tin mật của Mỹ.
Video đang HOT
Ông này bị cáo buộc nhiều lần cố gắng truy cập lại vào hệ thống thông tin mật sau khi đã về hưu, chính điều này khiến chính quyền Mỹ chú ý đến những hành động mờ ám của Hansen.
Ông Ron Rockwell Hansen.
Giới điều tra phát hiện ông Hansen thường gặp nhân viên tình báo Trung Quốc, nhưng không báo cáo với cấp trên, dùng điện thoại di động do phía Trung Quốc cấp và giữ lại thông tin mật mà ông được cho là không có quyền tiếp cận.
Ngoài ra ông còn cố tuyển mộ một đồng nghiệp cùng làm với mình nhưng người này đã báo vụ việc cho cấp trên.
Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ John Demers gọi những hành động bị cáo buộc của ông Hansen là “một sự phản bội an ninh quốc gia của chúng ta” và là “một sự sỉ nhục đối với các đồng nghiệp cũ của ông ta trong cộng đồng tình báo”.
Hôm 15/3, ông Hansen đã nhận tội tìm cách thu thập hoặc chuyển thông tin quốc phòng để hỗ trợ một chính phủ nước ngoài và đã bị tuyên xử 15 năm tù giam.
Ông Hansen là người mới nhất trong số các cựu sĩ quan tình báo Mỹ bị bắt vì liên quan đến cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc.
Trước đó, hồi tháng 1/2018, Mỹ đã bắt Jerry Chun Shing Lee – một cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo Liên bang Mỹ (CIA) vì tội bán thông tin cho Trung Quốc. Theo cáo buộc, ông này đã cung cấp thông tin về mạng lưới của CIA cho Trung Quốc từ năm 2010 – 2012.
Năm ngoái, Kevin Mallory – một cựu quan chức CIA cũng đã bị bắt vì làm gián điệp cho Trung Quốc. Nhân vật này hiện đang bị xét xử ở Virginia.
Theo VNF
Tổng thống Trump ôm cờ Mỹ khi có bài phát biểu về Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có bài phát biểu kéo dài hai giờ về Triều Tiên, Robert Mueller và vấn đề người nhập cư.
Theo Reuters, vào ngày 2/3, Tổng thống Trump đã ôm quốc kỳ khi bước vào sân khấu Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) tại Maryland, sự kiện chính trị thường niên quy tụ những nhà hoạt động và quan chức bảo thủ tại Mỹ.
Trong bài phát biểu kéo dài hơn hai giờ, ông Trump lên án Đảng Dân chủ và những người nhập cư bất hợp pháp, đồng thời bày tỏ sự lạc quan về triển vọng ông tái đắc cử năm 2020.
Tổng thống Trump ôm quốc kỳ tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ ngày 2/3
Tổng thống Trump còn kịch liệt chỉ trích Robert Mueller, công tố viên đặc biệt dẫn đầu cuộc điều tra cáo buộc chiến dịch của ông thông đồng với Nga. Được biết, Mueller sắp nộp báo cáo điều tra cho Bộ trưởng tư pháp Mỹ.
Đây cũng là bài phát biểu trước công chúng đầu tiên của ông Trump sau hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội với Kim Jong-un ngày 27-28/2. Hai bên không đưa ra được thỏa thuận sau cuộc gặp.
Tại CPAC, ông Trump nói rằng mối quan hệ của hai chính quyền vẫn rất tốt nhưng cảnh báo rằng: "Triều Tiên sẽ không có tương lai kinh tế nếu còn vũ khí hạt nhân".
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên khẳng định Chủ tịch Kim Jong-un đã đề xuất phá dỡ hoàn toàn tổ hợp Yongbyon khi gặp Tổng thống Trump.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui tuyên bố trước các phóng viên trong cuộc họp báo vào hơn 0h ngày 1/3 tại khách sạn Melia ở Hà Nội rằng, Triều Tiên đề xuất dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon để đổi lấy việc dỡ bỏ 5 trong số 11 lệnh trừng phạt nhưng phía Mỹ không chấp nhận.
Được biết, Yongbyon mang giá trị biểu tượng như "viên ngọc quý" của chương trình hạt nhân Triều Tiên. Được xây dựng vào năm 1979, tổ hợp này sản xuất plutonium và những vật liệu cần thiết khác để Triều Tiên thực hiện vụ thử bom nguyên tử đầu tiên hồi năm 2006.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 2/3 tuyên bố Washington mong muốn tiếp tục đối thoại với Bình Nhưỡng để làm rõ nhận thức của cả hai nước liên quan đến lệnh trừng phạt.
Hà Kim (Theo Reuters)
Theo Công lý
Cựu quan chức CIA: Lãnh đạo Kim Jong-un nói dự định từ bỏ hạt nhân vì các con Nhà lãnh đạo Triều Tiên từng Kim Jong-un nói với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng ông dự định từ bỏ chương trình hạt nhân vì các con của mình, một cựu quan chức chính quyền Mỹ tiết lộ. Theo ông Andrew Kim, cựu Giám đốc Trung tâm phái bộ Triều Tiên của CIA, ông Kim đã chia sẻ điều này trong chuyến...