Cựu sếp tình báo Úc cảnh báo mối đe dọa từ Trung Quốc
Trung Quốc đang lợi dụng các hoạt động gián điệp và can thiệp nước ngoài để “thao túng” hệ thống chính trị Úc, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo An ninh Úc ( ASIO) Duncan Lewis cảnh báo.
Ảnh: AAP
Ông Lewis (ảnh) lãnh đạo ASIO từ năm 2014 và vừa nghỉ hưu vào tháng 9 năm nay. Từng đảm nhiệm các vị trí quân sự cấp cao và là cựu đại sứ Úc tại Bỉ cũng như trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), ông Lewis thường xuyên đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của gián điệp nước ngoài nhưng đa phần đều tránh chỉ trích Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong bài trả lời phỏng vấn được đăng tải ngày 22-11, ông Lewis cho biết các chiến dịch gián điệp và can thiệp gây ảnh hưởng của Trung Quốc hết sức tinh vi nên khó mà phát hiện trong thời gian ngắn. Thay vào đó, hoạt động “đổ bộ” có thể âm thầm kéo dài trong hàng chục năm và bất kỳ ai trong giới chính trị, xã hội, kinh doanh, truyền thông đều có khả năng trở thành mục tiêu của Bắc Kinh.
Cựu lãnh đạo ASIO cảnh báo Canberra phải hết sức cẩn trọng và có mức độ nhận thức hợp lý đối với nguy cơ nước ngoài ngấm ngầm xâm nhập trung tâm chính trị Úc. Đặc biệt sau tiền lệ hai tỉ phú người Trung Quốc tại Úc bị nghi có mối quan hệ với chính quyền Bắc Kinh và những ảnh hưởng mà họ muốn đạt được với các chính trị gia, giới truyền thông và các trường đại học bản xứ bị phanh phui.
Video đang HOT
Nhận xét của cựu lãnh đạo ASIO chắc chắn “chọc giận” Trung Quốc khi nước này vẫn luôn phủ nhận các cáo buộc ngầm can thiệp nội bộ Úc, xâm nhập hệ thống máy tính quốc hội và gây ảnh hưởng tại các trường đại học. Đầu tháng này, Trung Quốc cũng đã từ chối đơn nhập cảnh của người đứng đầu Ủy ban tình báo Quốc hội Úc Andrew Hastie và Thượng nghị sĩ James Paterson sau khi hai nhân vật này chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề nhân quyền và cáo buộc can thiệp chính trị.
Theo các nhà phân tích, mối quan hệ Úc-Trung Quốc dựa trên hợp tác cùng phát triển thịnh vượng nhưng điều này bị cho không đủ đối với cường quốc châu Á. Trong đó, các chính sách của Bắc Kinh phục vụ mục tiêu theo đuổi và mở rộng quyền lực sẽ “không bao giờ kết thúc” cho đến khi vấp phải kháng cự. Trong động thái được cho nhắm vào Trung Quốc, một nhóm các trường đại học Úc tuần rồi đã công bố hướng dẫn mới về những biện pháp chống lại sự can thiệp của nước ngoài trong các lĩnh vực quan trọng như hợp tác nghiên cứu, an ninh mạng và quan hệ đối tác quốc tế. Đầu tuần này, cựu Thủ tướng của đảng Tự do Tony Abbott cũng lên tiếng cáo buộc Trung Quốc bắt nạt láng giềng. Tuy Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu, nhưng ông Abbot cảnh báo Canberra đã “quá mạo hiểm” và mối quan hệ với Bắc Kinh khó có thể thoát khỏi tình trạng “hòa bình lạnh”.
Ngược lại, cựu Thủ tướng Công đảng Paul Keating cho rằng Úc nên áp dụng chủ nghĩa hiện thực trong cách tiếp cận Trung Quốc. Đặc biệt, chính trị gia 75 tuổi cảnh báo Canberra cần tránh kịch bản phải lựa chọn ngả theo cường quốc nào khi đồng minh quân sự Mỹ có dấu hiệu rút lui và “nhượng lại” ảnh hưởng trong khu vực. Trong khi đó, giới quan sát nhận định Úc nên tập trung vào tăng trưởng kinh tế, tích cực bảo vệ nền dân chủ trước sự can thiệp của nước ngoài như biện pháp củng cố vị thế trong hợp tác với Trung Quốc.
MAI QUYÊN (Theo Guardian, Sydney Morning Herald)
Theo baocantho.com.vn
Ông Putin suýt 'rớt đài' trước khi thành tổng thống năm 2000
Cuộc cạnh tranh giữa ông Putin và ông Primakov cho chức tổng thống Nga vào cuối những năm 1990 là một trong những câu chuyện hậu trường chính trị Moscow vừa được tiết lộ.
Sự nghiệp của Tổng thống Vladmir Putin có thể đã tiêu tan trước khi ông trở thành nhà lãnh đạo nước Nga, theo một cựu quan chức Điện Kremin. Người này cho biết một thủ tướng có ảnh hưởng đã hai lần cố đẩy ông Putin khỏi ghế giám đốc Tổng cục An ninh Liên bang (FSB), theo RT.
Ông Putin là người đứng đầu FSB từ tháng 9/1998 đến tháng 5/1999. Sau đó, ông đảm đương vai trò phó thủ tướng rồi thủ tướng và cuối cùng là tổng thống tạm quyền vào ngày 31/12/1999, sau sự từ chức đột ngột của Tổng thống Boris Yeltsin.
Song cuộc đời của đương kim tổng thống Nga có thể đã hoàn toàn khác, theo ông Valentin Yumashev, cựu chánh văn phòng tổng thống thời ông Yeltsin. Ông tiết lộ điều này trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo nổi tiếng Vladimir Pozner, được phát trực tiếp trên YouTube hôm 22/11. Cuộc trao đổi xoay quanh những câu chuyện hậu trường kịch tính trong chính phủ Nga vào cuối thập nhiên 1990.
Khi đó, ông Putin lãnh đạo FSB còn nhà ngoại giao tên tuổi Yevgeny Primakov là thủ tướng. Ông Primakov có lẽ nổi tiếng ở phương Tây với vụ hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ vào tháng 3/1999 và quay đầu về nước khi máy bay của ông đang bay trên Đại Tây Dương, để đáp trả việc NATO ném bom Nam Tư.
Tổng thống Putin và ông Primakov vào năm 2003. Ảnh: Sputnik.
Tuy nhiên tại Nga, ông còn được xem là người kế nhiệm sáng giá của ông Yeltsin. Có thời điểm, ông trở thành đối thủ chính với ông Putin khi cân nhắc tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2000.
"Ông ấy (Primakov) đã hai lần cố hất Putin khỏi ghế giám đốc FSB. Không nhiều người biết chuyện đó", ông Yumashev cho biết.
Tuy nhiên, Tổng thống Yeltsin không cho phép ông Primakov làm vậy, ông Yumashev nói song không tiết lộ thêm chi tiết. Từ những gì ông Yumashev nói về mối quan hệ của ông Yeltsin với vị thủ tướng, cố tổng thống Nga dường như đã coi ông Primakov là một người quá độc đoán để có thể trở thành nhà lãnh đạo mới của quốc gia.
Một mảnh ghép khác dường như là hồi ức của ông Yumashev về một số cuộc gọi điện thoại với ông Putin vào mùa thu năm 1998. Ông nói giám đốc của FSB lúc đó đã yêu cầu ông thảo luận khẩn cấp về đòi hỏi của ông Primakov đối với FSB - cụ thể là ra lệnh cho ông Putin theo dõi Grigory Yavlinsky, lãnh đạo đảng đối lập Yabloko.
Ông Putin vẻ như đã nói rằng ông phản đối các chiến thuật như vậy, thậm chí thề sẽ từ chức nếu Tổng thống Yeltsin đồng ý với việc dò thám một đối thủ chính trị. Ông Yumashev đã trấn an ông Putin rằng tổng thống cũng không chấp nhận việc này.
Cuối cùng, ông Primakov đã rút khỏi cuộc đua tổng thống và sau đó thậm chí trở thành đồng minh và cố vấn đáng tin cậy của ông Putin. Chính trị gia kỳ cựu qua đời năm 2015, ở tuổi 85.
Một bức tượng ông Primakov đã được dựng lên bên ngoài trụ sở Bộ Ngoại giao Nga ở Moscow hồi đầu tháng này. Tổng thống Putin gọi ông Primakov là một "nhân cách lẫy lừng" trong bài phát biểu tại buổi lễ mà ông đích thân tham dự.
Tổng thống Putin trong lễ khánh thành tượng ông Primakov hồi đầu tháng 11. Ảnh: Sputnik.
Theo news.zing.vn
Huawei, ZTE hứng thêm đòn trừng phạt nặng nề của Mỹ Ủy ban Viễn thông liên bang Mỹ (FCC) hôm 23/11 thông qua lệnh cấm các công ty viễn thông được chính phủ hỗ trợ ngân sách mua thiết bị từ 2 Huawei và ZTE. "Cả hai công ty đều có mối liên kết với chính phủ và quân đội Trung Quốc. Luật pháp Trung Quốc yêu cầu 2 công ty này phải hỗ...