Cựu sếp CIA thuyết phục Trump không nhún nhường Triều Tiên
“Đừng tin tưởng Triều Tiên”, James Woolsey, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton vừa cảnh báo ông Trump về Triều Tiên và khuyến cáo đương kim Tổng thống Mỹ không nên chấp nhận đàm phán với nước này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được khuyến cáo không đàm phán, nhún nhường Triều Tiên
Tuyên bố của ông James Woolsey được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên vừa tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bắn tới Mỹ. Trong tuyên bố của mình, cựu sếp CIA bày tỏ nghi ngờ việc Mỹ có thể một mình “trói tay” nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và nhấn mạnh rằng, việc thay đổi chế độ ở Triều Tiên là không thể và không mang lại lợi ích gì.
Ông Woolsey nhấn mạnh Trung Quốc hiện là quốc gia duy nhất có thể gây áp lực lên Bình Nhưỡng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
“Tôi cho rằng, lá bài duy nhất của chúng tôi là Trung Quốc. Thay đổi chế độ ở Triều Tiên rất khó khăn, và tôi không biết chúng ta đã có đòn bẩy gì. Chúng ta phải thuyết phục Trung Quốc hợp tác với chúng ta để tiếp tục tăng áp lực kinh tế và chính trị lên Triều Tiên”, cựu sếp CIA nhấn mạnh.
Trung Quốc vẫn là đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên và cung cấp cho Bình Nhưỡng những nguồn lực quan trọng giúp nước này vượt qua nhiều khó khăn trong bối cảnh bị cấm vận và cô lập.
“Những gì phải làm là thỏa thuận với Trung Quốc để họ làm việc với chúng ta và gây áp lực thực sự lên Triều Tiên, đặc biệt là áp lực về tài chính. Đừng tin tưởng vào một thỏa thuận với Triều Tiên”, ông Woolsey tuyên bố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cách đây không lâu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai bày tỏ sự thất vọng của mình đối với Trung Quốc trên Twitter, cáo buộc Trung Quốc không chịu hợp tác với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên. Ông chủ Nhà Trắng nói rằng, Trung Quốc đã làm rất ít và điều đó không đủ để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Hôm 5.7, ông Trump đã cho phép thử tên lửa đạn đạo nhằm đáp trả việc Triều Tiên thử ICBM, có khả năng tấn công các bang phía tây của Mỹ như Alaska và Hawaii. Đồng thời, ông cảnh báo Triều Tiên sẽ đối mặt lệnh trừng phạt vì vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hôm 4.7và kêu gọi các quốc gia lên án “thái độ rất, rất tệ của Bình Nhưỡng”. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố, tất cả các lựa chọn, bao gồm lựa chọn quân sự đối với Triều Tiên vẫn ở trên bàn và nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực khi cần thiết.
Tuy nhiên, Tổng thống Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều tuyên bố muốn giải quyết khủng hoảng Triều Tiên bằng con đường ngoại giao.
Theo Danviet
Hoàn thành điều này thì tên lửa Triều Tiên bắn được Mỹ
Mỹ xác nhận quả tên lửa Triều Tiên bắn ra là tên lửa đạn đạo liên lục địa, vậy mối nguy này có gần tới mức Washington phải ngày đêm lo lắng?
Thiết bị đánh chặn tên lửa của Mỹ.
Ngày 4.7, Triều Tiên bất ngờ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa và đạt được thành công lớn khi quả tên lửa này được Bình Nhưỡng tuyên bố lên tới độ cao trên 2.800 km rồi rơi xuống biển Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng quả tên lửa đạn đạo chỉ bay tới độ cao 510 km trong thời gian 37 phút rồi mới rơi xuống biển. Báo cáo đầu tiên của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ cho rằng tên lửa bay cao ít nhất 2.500 km và thời gian bay là khoảng 40 phút. Dù con số chưa được xác thực nhưng khoảng thời gian này cũng không sai lệch nhiều giữa Nga và Mỹ.
Với hầu hết các vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên, nước này sử dụng quỹ đạo bay "võng xuống" để tránh tên lửa vượt tầm kiểm soát và bay sang các quốc gia khác. Nếu số liệu là chính xác, tên lửa đạn đạo Triều Tiên hoàn toàn có thể bay cao tới 8.000 km.
David Wright, chuyên gia quân sự Mỹ nhận định, thông số trần bay 8.000 km là đủ để xác định đây là một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa, tuy chưa thể bắn tới Mỹ nhưng chắc chắn Hawaii và Alaska là trong tầm với. Câu hỏi đặt ra là Mỹ có nên "lo lắng là vừa" với thành tựu quân sự mà Triều Tiên vừa đạt được hay không?
Tên lửa đạn đạo KN-14 Triều Tiên từng "khoe" năm 2015.
Quả tên lửa được Triều Tiên định danh là Hwasong-14, rất giống loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng từng xuất hiện trong lễ duyệt binh cuối năm 2015. Một điểm khác biệt là tên lửa Hwasong-14 sử dụng hai tầng nhiên liệu, trong đó tầng đầu tiên giống tên lửa KN-17 từng bắn thử nhiều lần trước đây.
Một điểm khác biệt nữa của tên lửa đạn đạo lần này là tầng trên cùng và công nghệ quay lại khí quyển đã được thay đổi. Thiết kế mới giúp tăng khả năng khí động học khi bay và không chứa đầu đạn. Điều này giúp tên lửa bay nhanh hơn và không bị ảnh hưởng bởi các tác động như khí quyển hay lực hút nhiều như các thiết kế cũ.
Cuối cùng, Hwasong-14 được khai hỏa bằng xe phóng từng xuất hiện ở quảng trường Kim Nhật Thành. Xe phóng chỉ sử dụng một khoảng không gian nhỏ, bắn tên lửa rồi rời đi nơi khác. Điều này giúp giảm nguy cơ xe phóng đắt tiền bị tên lửa đối phương bắn hạ. Tính cơ động và nhanh nhẹn là điểm cộng với tên lửa Triều Tiên trong các cuộc tấn công phủ đầu.
Theo tờ National Interest, vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên được đánh giá là thành công, nhưng chỉ một phần. Với khả năng cao nhất là tên lửa bay cao 8.000 km và quay trở lại khí quyển, Triều Tiên sẽ không thể tấn công được các thành phố đông đúc ở miền đông nước Mỹ.
Nếu chỉ thành công một phần thì Triều Tiên sẽ phải làm rất nhiều điều nữa mới thực hiện được tham vọng bắn tới nước Mỹ. Một tên lửa đạn đạo cần biết cách tắt động cơ chính xác để tấn công các mục tiêu khi quay về khí quyển, dù mục tiêu lớn như căn cứ quân sự hay một thành phố. Nếu tên lửa hết nhiên liệu chỉ vài giây trước khi tấn công mục tiêu, một vụ bắn khác phải được thực hiện lại.
Tên lửa Triều Tiên khai hỏa từ mặt đất.
Một điều khác khiến Triều Tiên cần quan tâm là lớp vỏ bảo vệ khi tên lửa quay trở lại khí quyển. Trong điều kiện ma sát với không khí ở vận tốc cực lớn, lớp vỏ này phải đủ sức chịu nóng để bảo vệ tên lửa đạn đạo. Triều Tiên cũng cần thu nhỏ nhiều thiết bị điện tử khác để gắn cùng đầu đạn nổ và điều này sẽ phải mất vài năm mới có thể thực hiện.
Cuối cùng, một vụ thử tên lửa đạn đạo chưa quyết định được khả năng đáng tin dùng của loại vũ khí ghê gớm này. Tổ đội điều khiển tên lửa cũng cần chứng minh khả năng vận hành, lắp đặt tên lửa đủ nhanh trong điều kiện tấn công phủ đầu với áp lực rất lớn từ Mỹ và Hàn Quốc. Họ cần luyện tập thành thục ở các địa điểm xa xôi với các thiết bị nặng nề, nguy hiểm. Dù cho có thành thục thì khả năng thực hiện trơn tru trong thời điểm chiến tranh nổ ra vẫn là một dấu hỏi lớn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đặt ở Hàn Quốc.
Tờ National Interest kết luận, ít nhất là 2 tới 3 năm nữa Triều Tiên mới có thể vận hành tên lửa đạn đạo thành thục trong tác chiến và cũng cần thời gian như thế để chỉnh sửa các thông số kĩ thuật trên tên lửa để tăng khả năng chiến đấu. Ít nhất tới năm 2020, tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên mới có thể đe dọa được nước Mỹ.
Theo Danviet
Hé lộ những thăng trầm trong chương trình tên lửa Triều Tiên Bất chấp mọi sự cấm vận và trừng phạt của cộng đồng quốc tế, Triều Tiên vẫn kiên quyết theo đuổi chương trình tên lửa, hạt nhân. Ngay cả những thất bại liên tiếp cũng không khiến Bình Nhưỡng chùn bước để tới nay đạt được tiến bộ vượt bậc. Triều Tiên công bố ảnh tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14...