Cựu sếp bảo hiểm y tế chủ mưu vụ trục lợi bảo hiểm từ hồ sơ giả
Ông Nguyễn Văn Khải (nguyên phó giám đốc Bảo hiểm Y tế Hải Phòng) bị cáo buộc tổ chức làm giả gần 60.000 bảng kê để chiếm đoạt hơn 5,2 tỷ đồng tiền thanh toán bảo hiểm song hiện được đình chỉ điều tra bị can do mắc bệnh rối loạn tâm thần.
Các bị cáo trong phiên sơ thẩm mở cuối tháng 8. Ảnh: An ninh Hải Phòng
Năm 2009, Công ty Cổ phần dịch vụ y tế Nguyễn Bỉnh Khiêm được thành lập, bác sĩ Nguyễn Văn Khải (nguyên phó giám đốc Bảo hiểm Y tế Hải Phòng) làm giám đốc với cổ phần đóng góp hơn 30%. Số cổ phần còn lại chia đều cho các phó giám đốc Đặng Văn Trịnh (61 tuổi), Hồ Đức Xuân (65 tuổi) và Vương Hồng Diễn (38 tuổi).
Theo cáo buộc của nhà chức trách, là lãnh đạo của Bảo hiểm Y tế Hải Phòng trong nhiều năm, ông Khải hiểu rõ các thủ tục thanh toán bảo hiểm và các kẽ hở. Vì vậy khi công ty hoạt động ổn định sau một năm, ông bàn với cấp dưới làm hồ sơ khám chữa bệnh, chứng từ nhằm trục lợi tiền bảo hiểm.
Theo phân công, phó giám đốc Trịnh chịu trách nhiệm chỉ đạo cách thức lập giả bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú, hồ sơ thanh toán với Bảo hiểm xã hội Hải Phòng. Bị cáo Diễn ngoài nhiệm vụ tìm mua các hóa đơn giá trị gia tăng để hợp thức hóa đầu vào tiền thuốc còn cùng với Xuân và giám đốc Khải ký vào mục đại diện cơ sở khám chữa bệnh trong hồ sơ giả.
Các nhân viên Vũ Thị Thu Hương lập bảng kê chi khám bệnh chữa bệnh ngoại trú, Phạm Thị Hồng Hạnh ký xác nhận kế toán viện phí, Đỗ Văn Hưng ký giả mạo tên bệnh nhân vào phần xác nhận của người bệnh… Hàng quý, hồ sơ thanh toán bảo hiểm được tập hợp chuyển sang Bảo hiểm xã hội Hải Phòng để giám định, duyệt thanh toán.
Cơ quan điều tra xác định với thủ đoạn này từ năm 2010 đến hết quý I/2014, Công ty cổ phần dịch vụ Y tế Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chiếm đoạt hơn 5,2 tỷ đồng từ Bảo hiểm xã hội Hải Phòng khi thanh toán chi phí khám chữa bệnh ngoại trú cho gần 13.000 người. Trong số tiền chiếm đoạt này, ông Khải nhập 20% vào quỹ công ty để trả lương cho nhân viên và chi cho một số người làm việc tại Bảo hiểm xã hội Hải Phòng. Số còn lại chia cho 4 lãnh đạo công ty theo tỷ lệ góp vốn.
Cuối tháng 5/2014, Công an Hải Phòng khởi tố vụ án. Những người liên quan có tên nêu trên bị bắt với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nửa năm sau, ông Khai đổ bệnh và được chuyển tới Bệnh viện tâm thần Hải Phòng điều trị cho đến nay. Do bị xác định mắc bệnh rối loạn tâm thần thực tổn, ông Khải được tạm đình chỉ điều tra, tách vụ án để chờ kết luận giám định của cơ quan pháp y tâm thần trung ương.
Trong phiên tòa mở cuối tháng 8 tại TAND Hải Phòng, xác định các bị cáo thành khẩn, ăn năn hối cải, tích cực bồi thường thiệt hại, HĐXX tuyên phạt Đặng Văn Trịnh án 5 năm tù, Hồ Đức Xuân 3 năm 6 tháng, Vương Hồng Diễn 3 năm, Đỗ Văn Hưng 30 tháng, Vũ Thị Thu Hương và Phạm Thị Hồng Hạnh cùng 18 tháng tù treo. Tòa buộc các bị cáo liên đới bồi thường gần 4 tỷ đồng.
Video đang HOT
HĐXX nhận định 6 bị cáo là đồng phạm, giúp sức cho bị cáo Khải. Trong số này Hạnh, Hương và Hưng là nhân viên làm công ăn lương, không được chia số tiền đã chiếm đoạt.
Trao đổi với VnExpress, thẩm phán Trần Thị Thu Hà, chủ tọa phiên xử, cho biết căn cứ Bộ luật Hình sự 2009 hành vi của các bị cáo có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt cao. Tuy nhiên thời điểm đưa ra xét xử được áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 theo hướng dẫn của Tòa án Tối cao và các bị cáo bị xét xử ở tội Gian lận trong bảo hiểm, theo điều 215.
Vì tính chất phức tạp của sự việc, Công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án với tội danh Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng để điều tra nghi vấn có sự tiếp tay của một số cán bộ Bảo hiểm xã hội thành phố.
Giang Chinh
Theo VNE
Vụ tự chặt chân tay đòi bồi thường: Bảo hiểm là "miếng mồi ngon"
Vụ việc gây rúng động về một phụ nữ thuê người tự chặt chân, tay để đòi bồi thường có thể chưa trót lọt nhưng đó là lời cảnh báo "đỏ" với những doanh nghiệp ngành bảo hiểm.
Chị N người thuê người chặt tay mình. Ảnh: CAND
Đủ mánh kiếm lời
Nhắc tới vụ việc đang được nhiều người quan tâm này, một lãnh đạo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính thừa nhận, việc tự chặt chân, tay để trục lợi "từ xưa tới nay mới thấy lần đầu."
Ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cũng cảm thán không kém về sự việc gây xôn xao này.
Nhấn mạnh thực tế số vụ trục lợi đang gia tăng nhanh trong thời gian gần đây, ông Lộc cho rằng, bảo hiểm xe cơ giới và sức khỏe là hai lĩnh vực được các đối tượng nhắm tới khá nhiều để trục lợi.
Không "rùng rợn" như vụ việc mới xảy ra ở Hà Nội nhưng ông Lộc cũng nhớ tới một trong những vụ trục lợi được quan tâm cuối năm ngoái của một người ở Hậu Giang.
Theo ông, người này lái xe trong tình trạng say rượu và đã lao xuống sông. Biết phạm luật, vị khách hàng này đã gọi điện cho người quen tới hiện trường nhờ đóng thế làm lái xe để được bồi thường khoản tiền hơn 300 triệu đồng.
Sự việc chỉ vở lỡ khi chính "lái xe" đóng thế và vị khách hàng say rượu nọ mâu thuẫn. Người "lái xe" đã tố cáo với cơ quan chức năng về vụ việc và khi đó mọi thứ mới được phơi bày.
Một vụ việc khác được ông Lộc kể lại là một phụ nữ ở Phú Thọ biết chồng bị bệnh khó qua khỏi liền mua bảo hiểm của 5 công ty bảo hiểm khác nhau. Chỉ 1 tháng sau đó, người chồng qua đời, người này liền tới các công ty đòi tiền bồi thường.
Vụ việc theo ông đã gây tranh chấp và chỉ tới lúc các doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu ra tòa xét xử thì gia đình mới chịu "rút lui."
Không nêu rõ vụ việc cụ thể nhưng một đại diện của Công ty Bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam lại tiết lộ "chiêu" mà công ty này từng gặp từ khách hàng là mua bảo hiểm cho người... đã chết.
Phạt nặng, trục lợi có giảm?
Một vài mánh được kể ra trên đây theo ông Phùng Đắc Lộc chỉ là một số trong những chiêu trò trong trục lợi bảo hiểm.
Theo ông, những vụ trục lợi từ trước tới nay thường được giải quyết theo cách: doanh nghiệp tự làm, tự hòa giải với khách. Tuy nhiên, Bộ Luật hình sự mới được đưa ra gần đây đã ghi rõ tội gian lận bảo hiểm và lực lượng công an hoàn toàn có thể vào cuộc.
Chế tài với tội danh này, theo ông Lộc, có thể phạt tù lên tới 7 năm. Tuy nhiên, ông cho rằng, dù có chế tài, các gói bảo hiểm bồi thường tiền tỷ vẫn là những miếng mồi ngon với những kẻ trục lợi. Bởi thế, dù phạt đi tù hay thậm chí nặng hơn, nhiều người vẫn bất chấp để thực hiện hành vi của mình.
Theo ông, ở các nước khác, tình trạng trục lợi cũng diễn ra rất nhiều và thậm chí còn tinh vi hơn. Và tất nhiên, ở những nước này, chế tài với tội danh trục lợi bảo hiểm cũng không hề nhẹ nhàng.
Không bình luận sâu về sự việc mới xảy ra tại Hà Nội nhưng theo lãnh đạo Cục Giám sát quản lý bảo hiểm, Bộ Tài chính, những vụ trục lợi bảo hiểm trong những năm gần đây đã gây thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng mỗi năm. Ông nhấn mạnh đây chỉ là con số ước tính bởi rất khó đo lường chính xác.
"Việc trục lợi tùy thời điểm, khi có chính sách mới, có sản phẩm mới, có sơ hở thì bị lợi dụng nhiều hơn," đại diện Bộ Tài chính nói.
Tuy vậy, khác quan điểm với ông Lộc, vị đại diện này tin tưởng, sự việc tự chặt chân tay có thể chỉ là cá biệt và khi Bộ Luật hình sự sửa đổi được áp dụng, số vụ trục lợi bảo hiểm thời gian tới sẽ giảm.
Trước đó, vào khoảng 0 giờ 5 phút ngày 5/5, Công an quận Bắc Từ Liêm nhận được tin báo từ anh Doãn Văn D. (sinh năm 1995, nhà ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) về việc xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt địa phận quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nạn nhân là chị Lý Thị N. (sinh năm 1986, ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) bị chặt đứt bàn tay và bàn chân.
Theo trình bày của chị N., do buồn chuyện gia đình nên chị đi lang thang và bị tàu hút vào dẫn đến việc bị tai nạn, may mắn gặp anh Doãn Văn D. đi ngang qua nên mới có thể kêu cứu. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, các điều tra viên phát hiện có nhiều điểm nghi vấn và sau 3 tháng điều tra, lực lượng công an đã xác định, chị N. và Doãn Văn D. quen nhau. N. đã thuê D. chặt tay, chân của mình để có thể được thanh toán quyền lợi bảo hiểm của 3 gói hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã mua trước đó.
Sau nhiều lần triệu tập, chị N. và D. đã đến cơ quan công an, thừa nhận hành vi tự chặt chân, tay nhằm trục lợi bảo hiểm...
Theo Vietnam
Thuê người chặt tay chân: Phạt hành chính 1,5 triệu CQĐT không khởi tố vụ người phụ nữ thuê người chặt chân tay mình để trục lợi 3,5 tỷ tiền bảo hiểm. Người này và người được thuê chặt tay, chân chỉ bị đề nghị xử phạt hành chính. Hiện trường của vụ chặt tay chân Ngày 24/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho...