Cứu sản phụ mang thai chết lưu, suy hô hấp
Các bác sĩ khoa Hồi sức chống độc – bệnh viện Đà Nẵng vừa cứu sống sản phụ Hồ Thị N. ( dân tộc Giẻ Triêng, ngụ huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đang mang thai con so 24 tuần (chết lưu) và viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp.
Sản phụ mang thai tử lưu, suy hô hấp được cứu sống
Trước đó, chị N. cảm thấy mệt, sốt, ho, khó thở nên tự uống thuốc ở nhà 3 ngày. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không cải thiện nên gia đình đưa chị vào Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) và bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi điều trị 6 ngày. Sau đó, chị N. được chuyển gấp ra bệnh viện Đà Nẵng.
Bác sĩ Hoàng Hữu Hiếu (người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân N.) cho biết, bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, tổn thương phổi cấp tính, trụy mạch, nồng độ oxy hóa máu giảm sâu, thai 24 tuần tử lưu. Sau khi hội chẩn viện, các bác sĩ tiến hành cấp cứu mổ lấy thai chết lưu, cho bệnh nhân thở máy, lọc máu liên tục và sử dụng hệ thống ECMO (tim phổi nhân tạo) để cứu sống bệnh nhân.
Bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên Bệnh viện đã kêu gọi và được các tổ chức cá nhân kịp thời hỗ trợ
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân xuất hiện tình trạng tổn thương đa cơ quan, có lúc phổi bệnh nhân chỉ sử dụng được 10%. Vì thế, ngoài ECMO phải tiến hành hồi sức tích cực bằng thở máy, lọc máu phối hợp. Sau gần 10 ngày, sức khỏe chị N. dần khá hơn nên được ngưng hỗ trợ ECMO. “Hiện, bệnh nhân đã cai thở máy, sức khỏe ổn định, nói chuyện, đi lại bình thường và được xuất viện sau hơn 1 tháng được điều trị tích cực”, bác sĩ Hiếu vui mừng cho biết.
Theo BS.CKII Hà Sơn Bình, phụ trách khoa Hồi sức chống độc, việc tiến hành ECMO, hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân này rất phức tạp, không như những ca ECMO khác bởi nồng độ oxy hóa máu bệnh nhân quá thấp. Nếu các biện pháp thở máy, can thiệp ECMO không hiệu quả sẽ để lại các biến chứng nặng nề hoặc nguy cơ tử vong cao. Vì thế, bệnh nhân luôn được theo dõi bởi quy trình nghiêm ngặt, các biến đổi của bệnh nhân dù nhỏ nhất đều được ghi nhận và xử lý kịp thời.
Cũng theo Bs Bình, bệnh nhân N. là người dân tộc Giẻ Triêng, hoàn cảnh gia đình khó khăn, chi phí điều trị ngoài danh mục Bảo hiểm y tế quá lớn, gia đình lại không có tiền để đóng viện phí ban đầu. Trước tình thế cấp bách, khoa Hồi sức chống độc xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện cho nợ viện phí, cứu sống bệnh nhân. Với mục tiêu tính mạng bệnh nhân là trên hết, bệnh viện đã bảo lãnh, duyệt nợ và tiến hành can thiệp ECMO cho bệnh nhân.
“Hiện tại, thông qua sự kết nối, kêu gọi của phòng Công tác Xã hội bệnh viện, các tổ chức, cá nhân đã kịp thời hỗ trợ một phần viện phí cho bệnh nhân. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng được hỗ trợ ăn uống trong suốt hơn 1 tháng chăm bệnh. Sau khi xuất viện, bệnh nhân còn được “Chuyến xe nghĩa tình giá 0 đồng” đưa về miễn phí tận nhà”, bác sĩ Bình cho biết thêm.
Ra huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám
Ra huyết trắng khi mang thai là một tình trạng không hiếm gặp, nhưng đôi khi lại cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm.
Video đang HOT
Mang thai, đặc biệt là lần đầu tiên, sẽ khiến bạn có cảm giác hồi hộp và lo lắng. bởi không biết thay đổi nào là đúng đắn và thay đổi nào là bất thường.
Ra huyết trắng khi mang thai sẽ thay đổi nhiều nhất, với sự khác biệt về độ đặc, độ dày, tần suất và số lượng.
Ra huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm?
Dịch tiết âm đạo bình thường, được gọi là huyết trắng, có trạng thái lỏng, trong hoặc trắng đục và có mùi nhẹ. Những thay đổi trong huyết trắng có thể bắt đầu sớm nhất là từ một đến hai tuần sau khi thụ thai, ngay cả trước khi trễ kinh. Khi thai kỳ tiến triển, huyết trắng thay đổi này đáng chú ý hơn và xuất hiện nặng nhất vào cuối thai kỳ. Bạn có thể mặc một chiếc quần lót mỏng nhẹ, tránh băng vệ sinh trong thai kỳ.
Trong những tuần cuối của thai kỳ, bạn cũng có thể nhận thấy rằng dịch tiết có những vệt nhầy đặc kèm vệt máu. Đây là một dấu hiệu sớm của chuyển dạ và không nên quá lo lắng về tình trạng này.
Ra nhiều huyết trắng khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường.
Những mối nguy hiểm khi ra nhiều huyết trắng khi mang thai
Ra huyết trắng trước và trong chu kì kinh nguyệt phụ nữ phụ thuộc vào sự dao động của nồng độ hormone. Khi có thai, hormone tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong những thay đổi khi tiết dịch âm đạo
Cổ tử cung thay đổi khi mang thai cũng ảnh hưởng đến huyết trắng. Khi cổ tử cung và thành âm đạo mềm ra, cơ thể tiết ra nhiều huyết trắng hơn để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đầu thai nhi cũng có thể ấn vào cổ tử cung khi gần cuối thai kỳ, điều này thường dẫn đến tăng tiết dịch âm đạo.
Ra huyết trắng khi mang thai rất dễ gặp và phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra những mối nguy hại như:
- Ảnh hưởng đến tâm lý bà bầu: Mang thai là giai đoạn phụ nữ nhạy cảm nhất, vậy nên rất nhiều bà bầu cảm thấy lo lắng vì tình trạng này. Điều này có thể khiến tâm lý bà bầu không ổn định, ảnh hưởng đến em bé trong bụng và thậm chí là dẫn đến trầm cảm.
- Ảnh hưởng đến em bé: Đôi khi huyết trắng xuất hiện do một số bệnh, ví dụ như viêm nhiễm nấm vùng kín. Các bệnh này không ảnh hưởng đến thai nhi một cách trực tiếp, nhưng nếu kéo dài và không được điều trị có thể khiến viêm, thủng màng ối, rỉ ối non, ... làm tăng tỉ lệ sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh ở trẻ, ...
- Suy giảm chức năng sinh sản: Nếu tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị nhanh chóng, sẽ rất khó chữa và làm tăng khả năng hiếm muộn, đặc biệt nếu xuất hiện di chứng.
Khi nào cần liên hệ bác sĩ?
Bất kỳ tình trạng ra huyết trắng khi mang thai bất thường nào cũng cần được theo dõi kĩ lưỡng, vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc vấn đề với thai kỳ. Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường với huyết trắng:
- Màu vàng, xanh hoặc xám
- Mùi nồng, mạnh và hôi
- Mùi chua, khí hư sủi bọt
- Xuất hiện tình trạng đỏ, ngứa, hoặc sưng âm hộ.
Ra huyết trắng khi mang thai bất thường có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhiễm trùng nấm men khá phổ biến trong khi mang thai. Nếu bạn bị nhiễm trùng nấm men trong thai kỳ, bác sĩ có thể khuyên dùng kem bôi âm đạo hoặc thuốc nhét.
Để tránh nhiễm trùng nấm men, hãy thử áp dụng các cách sau:
- Mặc quần áo rộng, thoáng khí
- Mặc đồ lót bằng cotton
- Lau khô bộ phận sinh dục của bạn sau khi tắm, bơi hoặc tập thể dục
- Bổ sung sữa chua và các thực phẩm lên men khác vào chế độ ăn uống để thúc đẩy vi khuẩn có lợi phát triển.
Huyết trắng có màu, mùi lạ cần được thăm khám càng sớm càng tốt.
Ra huyết trắng khi mang thai bất thường cũng có thể được gây ra bởi một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Nếu bản thân mắc STD, cần nhanh chóng thăm khám và tìm ra hướng điều trị để giảm nguy cơ truyền STD cho em nhé.
Ra huyết trắng khi mang thai bất thường cũng có thể báo hiệu một biến chứng trong thai kỳ. liên hệ trung tâm chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có dịch âm đạo có màu đỏ tươi vượt quá 30ml. Đây có thể là một dấu hiệu của nhau tiền đạo hoặc nhau bong non.
Phương pháp điều trị
- Vệ sinh vùng kín, thay quần lót ít nhất 2 lần mỗi ngày.
- Mặc quần lót có chất liệu cotton mềm mại.
- Không thụt rửa âm đạo, tránh mất cân bằng vi khuẩn vùng kín.
- Lau sạch vùng kín sau khi đi tắm hoặc đi vệ sinh.
- Lựa chọn sữa tắm và dung dịch vệ sinh phụ nữ sao cho phù hợp.
- Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục, đồng thời sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
- Giảm lượng đường nạp vào cơ thể, vì đây cũng là một khả năng gây ra huyết trắng khi mang thai.
Mẹ chủ quan cả thai kỳ khám đúng một lần, bác sĩ mở bụng ra cả phòng sinh nhăn mặt Trong suốt thời gian mang thai, bà mẹ này chỉ đi siêu âm đúng lần đầu tiên vì thấy mình khỏe mạnh, cơ thể không có vấn đề gì. Khi mang bầu, bà mẹ nào cũng được khuyên nên đi siêu âm và khám thai định kỳ đầy đủ, đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình hình phát...