Cứu sản phụ mắc tan máu bẩm sinh
Sản phụ nhập viện và có hiện tượng cạn ối, suy thai, thiếu máu nặng, nguy cơ tử vong cao trên nền bệnh tan máu bẩm sinh.
Mới đây, khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, tiếp nhận sản phụ B.T.T.H. (33 tuổi, trú tại Thượng Yên Công, Uông Bí) mang thai 40 tuần trong tình trạng da xanh niêm mạc nhợt, người mệt mỏi, chân phù, lách to đường kính 20 cm.
Qua thăm khám và xét nghiệm, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có hiện tượng cạn ối, thai suy dinh dưỡng, thiếu máu nặng, nguy cơ tử vong cao. Đáng chú ý, bệnh nhân này có bệnh lý nền tan máu bẩm sinh.
Trước đó, trong quá trình mang thai, sản phụ này cũng từng nhập viện 5 lần để truyền máu. Lần truyền nhiều nhất là 5 đơn vị máu.
Sau khi hội chẩn giữa các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa, ê-kíp phẫu thuật đã được nhanh chóng triển khai để mổ cấp cứu cho sản phụ.
Video đang HOT
Sản phụ mắc bệnh tan máu bẩm sinh cần thăm khám thường xuyển để phát hiện bất thường kịp thời. Ảnh minh họa: OUCR.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Vũ Thị Dung, những trường hợp có tình trạng bệnh tương tự sản phụ H., khả năng cứu sống người mẹ là rất thấp bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ như biến chứng suy tim, nhiễm trùng, băng huyết, vỡ lách, tắc mạch.
“Chúng tôi đã cố gắng hết mình để giành lại sự sống cho 2 mẹ con, bất chấp sản phụ có bệnh lý tan máu bẩm sinh kèm theo. May mắn, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, bé trai chào đời nặng 2,65 kg, sản phụ an toàn sau mổ”, bác sĩ Dung cho hay.
Sau 6 ngày điều trị, sức khỏe sản phụ H. và thai nhi ổn định, xuất viện.
Các bác sĩ nhận định Thalassemia là tình trạng thiếu máu do tan máu, bệnh có biểu hiện suốt đời, thuộc nhóm bệnh di truyền – bẩm sinh, gặp ở cả nam và nữ. Sản phụ mắc bệnh có nguy cơ biến chứng tim như suy tim, tăng áp động mạch phổi, rối loạn van tim nặng, tắc mạch…, nguy cơ tử vong cao. Với thai nhi, bệnh làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, chết lưu hoặc sinh non.
Do đó để tránh những hậu quả đáng tiếc, các bác sĩ khuyến cáo sản phụ mắc bệnh Thalassemia cần thường xuyên kiểm tra, thăm khám định kỳ để làm các xét nghiệm tổng quát, sớm phát hiện những bất thường về sức khỏe bản thân cũng như thai nhi, từ đó điều trị kịp thời.
Một sản phụ tử vong khi sinh mổ ở Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt
Gia đình sản phụ Vũ Thị Giang - ngụ huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng - có đơn tố cáo tới cơ quan chức năng về kíp trực của Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt tắc trách dẫn đến sản phụ này tử vong khi sinh mổ.
Ngày 18-1, ông Nguyễn Xuân Vinh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt (Lâm Đồng), xác nhận đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ nguyên nhân tử vong của sản phụ Vũ Thị Giang (32 tuổi).
Theo thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ 40 phút ngày 7-1, sản phụ Vũ Thị Giang (ngụ thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) nhập viện chờ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt.
Tại đây, chị Giang được chẩn đoán sinh con lần hai, báo chuyển dạ, vỡ ối sớm. Chiều tối cùng ngày, sản phụ có biểu hiện suy thai, hồi sức tim thai không hồi phục, được kíp trực thực hiện sinh mổ, đưa ra bé trai nặng hơn 2,8 kg.
Tuy nhiên, sau đó sản phụ liên tục xảy ra băng huyết, mất máu nhiều. Khuya 7-1 và rạng sáng 8-1, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt đã thực hiện mổ cắt tử cung cầm máu trong tình trạng bệnh nhân hôn mê sâu, phải thở máy, mạch, huyết áp không đo được, phải bơm máu trực tiếp vào người sản phụ. Sau khi mổ, diễn biến sức khỏe của chị Vũ Thị Giang tiên lượng xấu đi.
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt nơi sản phụ tử vong khi sinh mổ.
Đến 15 giờ 30 phút ngày 8-1, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt đã chuyển sản phụ lên khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy qua nội khí quản, mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Chị Vũ Thị Giang tử vong sau đó.
Sau khi vụ việc xảy ra, gia đình sản phụ Vũ Thị Giang đã có đơn tố cáo tới cơ quan chức năng về việc kíp trực của Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt tắc trách dẫn tới sản phụ này tử vong.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Vinh cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến chị Giang tử vong là do thời điểm sản phụ bị băng huyết tối cấp sau khi mổ sinh, bệnh viện và ngân hàng máu không còn nhóm máu B để tiếp cho bệnh nhân.
"Vụ việc nguy cấp, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên của bệnh viện đã hiến máu B để bơm trực tiếp cho sản phụ nhưng chị Giâng vẫn không qua khỏi. Hiện chúng tôi đang phối hợp với lực lượng chức năng cùng Hội đồng y khoa Sở Y tế Lâm Đồng xác minh nguyên nhân tử vong của sản phụ Vũ Thị Giang" - ông Vinh nói.
Thai nhi sống sót dù nhau bong non Sản phụ 30 tuổi, mang thai tuần 33 bị đau bụng dưới, cơn đau tăng dần, nhập viện cấp cứu được chẩn đoán nhau bong non, suy thai cấp. Ngày 7/1, bé gái chào đời, nặng 2,04 kg, khóc tốt. Sản phụ sức khỏe ổn định và bảo toàn được tử cung. Bác sĩ Vũ Thị Dung, Trưởng khoa Điều trị theo yêu...