Cứu sản phụ chảy máu ồ ạt sau sinh
Sau ca sinh mổ, sản phụ chảy máu ồ ạt, được bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cứu sống bằng phương pháp can thiệp nội mạch.
Theo bác sĩ Lê Thanh Dũng, Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sau khi sinh con ở viện tuyến dưới, sản phụ 32 tuổi chảy máu không cầm được, đã truyền 6 đơn vị máu.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, kíp bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh đã kịp thời can thiệp mạch. Tình trạng chảy máu ổn định, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương để theo dõi và điều trị tiếp.
Các bác sĩ can thiệp nội mạch cứu sản phụ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo bác sĩ Dũng, chảy máu sau đẻ thường hoặc mổ đẻ là một trong những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng sản phụ. Bệnh nhân ra máu âm đạo. Số lượng máu mất nhiều sẽ làm da nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt, nặng hơn thì rối loạn đông máu, sốc do giảm thể tích tuần hoàn, suy thận.
Can thiệp nội mạch là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị chảy máu sau đẻ. Tuy vậy, phương pháp này đòi hỏi thực hiện ở các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị, phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Từ vụ mẹ con sản phụ tử vong sau gây tê mổ đẻ: Những biến chứng cần biết khi gây tê
Những biến chứng nguy hiểm khi gây tê tủy sống mổ đẻ không phải ai cũng biết.
Video đang HOT
Mới đây, vụ việc 2 mẹ con sản phụ C.T.T. tử vong sau khi được gây tê mổ đẻ ở Hà Nam khiến nhiều người hoang mang. Thông tin từ người nhà nạn nhân, đây là lần mang thai đầu của chị T. Vào ngày 24/9, thai phụ T. vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm chờ sinh. Đến trưa 26/9, gia đình được bác sĩ thông báo thai phụ T. không sinh thường được mà phải mổ.
Chị T. vào phòng sinh mổ được một lúc thì bác sĩ ra nói gây tê có vấn đề trục trặc cần chuyển lên tuyến trên ngay. Nhưng sau mấy tiếng đồng hồ cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, cả 2 mẹ con đều tử vong.
Trên thực tế, khi chuyển dạ vì nhiều lý do mẹ bầu không thể sinh thường, bác sĩ buộc phải gây tê tủy sống và tiến hành mổ để đưa em bé ra ngoài. Trước khi mổ để đưa em bé ra ngoài, bác sĩ sẽ gây tê tuỷ sống, gây tê cục bộ. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây tê vào vùng dịch não tủy. Việc này giúp sản phụ tỉnh táo, điều hòa nhịp tim và huyết áp khi mổ.
Cách này có thể làm giảm mức độ nguy hiểm cho em bé khi chào đời nhưng bên cạnh đó nó cũng gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em sau sinh.
Gây tê tủy sống là gì?
Gây tê tủy sống khi sinh mổ là phương pháp gây tê vùng, được thực hiện bằng cách tiêm thuốc vào vùng dịch não tủy ở vị trí giữa lưng để gây tê cục bộ. Phương pháp này nhằm giúp sản phụ vẫn giữ được tỉnh táo, giúp điều hòa huyết áp và nhịp tim trong quá trình mổ lấy thai, đồng thời giảm thiểu xác suất nguy hiểm xảy ra cho trẻ tới mức thấp nhất có thể.
Nhờ những ưu điểm này mà ngày càng có nhiều người tin dùng gây tê tủy sống khi mổ bắt con. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo phương pháp này kéo theo không ít tai biến nguy hiểm với sức khỏe của mẹ bầu sau khi sinh. Thậm chí mới đây, Bộ Y tế Việt Nam còn ra văn bản khuyến cáo dùng phương pháp gây mê nội khí quản thay vì gây tê tủy sống.
Tác dụng phụ khi gây tê tủy sống
Tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi mổ lấy thai có thể chỉ kéo dài trong vài ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên theo bác sĩ Mark Rosen (Đại học Y Sanfrancisco, California, Mỹ), những biến chứng của gây tế tủy sống sau sinh còn nguy hiểm hơn rất nhiều và có thể kéo dài từ vài tuần cho tới tận vài năm.
Liệt thần kinh sọ
Thần kinh sọ thường dễ bị ảnh hưởng, kéo căng khi có sự tác động, gây thiếu máu cục bộ ở thần kinh thị giác và có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn sau sinh.
Đau lưng
Phương pháp gây tê tủy sống có thể để lại nhiều biến chứng như đau lưng, mệt mỏi. Nhiều sản phụ cảm thấy đau lưng dữ dội đến mức khó ngồi hoặc đứng dậy sau khi ngồi mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân.
Sốt
Biện pháp gây tê tủy sống khi sinh mổ có thể khiến thân nhiệt sản phụ tăng đến 38C. Theo BS. Mark Rosen, bác sĩ phẫu thuật hàng đầu Hoa Kỳ, khoảng 15% được giảm đau ngoài màng cứng có biểu hiện bị sốt, trong đó chỉ có 4% sản phụ bị sốt nếu khi không được giảm đau ngoài màng cứng.
Đau đầu
Phương pháp gây tê tủy sống có thể xuất hiện nhiều ngày thậm chí nhiều tháng sau sinh. Nó khiến sản phụ đau đầu do sự rò rỉ của dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng, làm giãn mạch máu và tăng áp lực lên não tủy.
Không phong bế hoàn toàn
Phương pháp gây tê tủy sống còn được gọi là vô cảm tủy sống bởi giúp phong bế hệ cảm giác, giảm bớt cảm nhận đau đớn một cách nhanh chóng, dự đoán được và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên có thể vì những lý do nào đó, chẳng hạn mũi tiêm bị lệch dẫn tới hệ cảm giác chỉ được phong bế một phần, sản phụ vẫn phải chịu đau đớn tột cùng.
Không gây tê tủy sống với sản phụ có bệnh lý đặc biệt
Trên Zing, bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cho biết, gây tê tủy sống còn gọi là gây tê dưới màng cứng hay tê dưới màng nhện, là một phương pháp gây tê vùng, thực hiện bằng cách đưa một lượng thuốc tê thích hợp vào khoang dưới màng nhện, thuốc tê sẽ hòa chung vào dịch não tủy và sẽ tác dụng vào các rễ thần kinh gây mất cảm giác, liệt vận động.
Vì thế, chỉ áp dụng gây tê tủy sống với những sản phụ có sức khỏe ổn định. Đối với sản phụ có bệnh lý đặc biệt, các bác sĩ sẽ không sử dụng biện pháp này.
Cách làm giảm tác dụng phụ của thuốc gây tê
Khi xuất hiện những cơn đau, chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc có chứa caffeine có tác dụng làm giảm áp lực cho não và co mạch máu não.
Nhiều trường hợp do tác dụng của thuốc tê, sản phụ sẽ tê chân, tê tay do tổn thương thần kinh. Trường hợp này, mẹ bầu nên thường xuyên mát xa chân, tay kết hợp uống nhiều nước và tập luyện theo khoa học.
Ngoài ra, để giảm tác dụng phụ khi gây tê tủy sống, sản phụ nên nghỉ ngơi, tập luyện, hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu... sau sinh.
Nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên gặp bác sĩ để có biện pháp trị liệu thích hợp nhất tránh những biến chứng xấu xảy ra.
Theo khoe365
Mẹ quyết đẻ mổ tránh tháng cô hồn khiến con phải sinh non Chị Phương 34 tuổi ở Hà Nội mang thai 35 tuần, xem bói "thầy" khuyên đẻ ngay trước tháng 7 âm lịch mới tốt cho vận mệnh em bé. Sợ sinh nở vào tháng cô hồn sẽ không tốt, chị Phương yêu cầu bác sĩ phải mổ đẻ cho mình dù sớm 5 tuần so với ngày dự sinh. Sợ bé sinh non...