Cừu Racka có bộ lông siêu dày và cặp sừng xoắn ốc kỳ lạ
Cừu Racka hay Hortobágy Racka là một giống cừu nổi tiếng với cặp sừng hình xoắn ốc khác thường. Racka hoặc Hortobágy Racka Sheep là một giống cừu nổi tiếng với cặp sừng hình xoắn ốc khác thường.
Những cặp sừng của chúng độc đáo và không giống với sừng của bất kỳ giống cừu nhà nào khác. Trung bình, con đực sẽ có cặp sừng dài từ 51 cm, trong khi đó cặp sừng của những con cái chỉ dài từ 30 đến 38 cm.
Giống cừu đặc biệt này này đã được người Hungary nuôi trong nhiều thế kỷ và từng là giống phổ biến nhất ở Hungary. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, chúng lại được nuôi nhiều nhất ở thảo nguyên Hortobágy của Hungary và ở mức độ thấp hơn ở Caras Severin, Romania.
Cừu Racka là một giống cừu nhà từ Hungary. Nó được biết đến với sừng hình xoắn ốc bất thường. Nó còn được biết đến với một số tên khác như Hungarian Zackel, Ratca (Romania) và Hortobágy Racka. Bên cạnh bộ lông cực dày, cừu Racka còn nổi tiếng với cặp sừng hình xoắn ốc dài. Đây cũng là giống cừu duy nhất có cặp sừng hình xoắn ở cả con đực và con cái.
Vì sở hữu cặp sừng độc đáo và bộ lông siêu dày mà chúng đã được xuất khẩu với số lượng ngày càng tăng sang Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Pháp, tuy nhiên những nghiên cứu phân tích về giống cừu này vẫn còn rất hạn chế.
Racka là một giống cừu khá đa năng, người ta có thể nuôi chúng để vắt sữa, lấy lông và lấy thịt. Lông của cừu Racka khá dài và thô, chúng thường có màu kem và nâu nhạt, tuy nhiên đôi lúc người ta cũng thấy có những con cừu Racka màu đen.
Cừu Racka là loài vật đa tác dụng khi chúng được nuôi để lấy lông làm len, nuôi lấy thịt và lấy sữa. Cừu Racka có thói quen đi kiếm ăn theo bầy đàn, tạo thành nhóm lớn trên đồng cỏ.
Cừu Racka ban đầu được cho là đến từ Hungary và đã tồn tại ít nhất từ những năm 1800 khi có cơ quan đăng ký đầu tiên được thành lập. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng: Ở Tây Nam Á người ta đã tìm thấy hộp sọ và xương của những con cừu giống với cừu Racka có niên đại khoảng 11.000 năm trước.
Khoảng 8.000 năm trước, ở Mesopotamia, Iraq cổ đại và ở Ai Cập cổ đại đã sống những con cừu đuôi dài với cặp sừng hình mũi khoan giống như loài cừu Racka. Bởi vậy, có thể, cừu Racka có nguồn gốc từ loài cừu hoang dã ở Trung Đông: arkal Ovis ammon.
Cừu Racka là một loài lý tưởng cho điều kiện môi trường khắc nghiệt và chúng có thể được sử dụng để lấy sữa, len và thịt. Hiện chúng xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau của Châu Âu. Với đặc điểm nổi bật là cặp sừng dài thẳng xoắn và bộ lông dài dày xoăn, chúng là một giống cừu cực kỳ cứng cáp và sống tốt ở những khu vực mà những kẻ săn mồi lớn, chẳng hạn như chó sói và linh miêu sinh sống, bởi chúng không phải là mối đe dọa lớn đối với giống cừu này.
Sau đó, tổ tiên của cừu Racka rời khỏi khu vực ban đầu của mình trong cuộc Đại di cư. Những người Avars, Petschenegs, Jazygs và Huns đã đưa chúng đến Trung và Đông-Âu. Vào năm 1750, một nửa trong tổng số bảy triệu con cừu Hungary là cừu Rackas!
Vào thế kỷ 18, việc nhập khẩu giống cừu Merino, hiện chiếm 95% tổng đàn cừu của Hungary, đã gần như đẩy cừu Racka đến mức tuyệt chủng hoàn toàn. Năm 1939, chính phủ Hungary đã phải can thiệp và tập trung 4.000 con cừu Racka tại một trang trại của Nhà nước ở Hortobâgy, phía đông Budapest, để bảo tồn và nhân giống.
Tỷ lệ sinh đôi ở giống cừu này so với các giống cừu trong khu vực là khá thấp, chỉ từ 5 đến 15%. Một số con cái sẽ không sinh sản trong một hoặc có thể nhiều năm. Nhưng con cái sau khi sinh có thể sản xuất 50 đến 70 lít sữa trong suốt 100 ngày cho con bú.
Tuy nhiên, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, việc lai tạo sai phương pháp đã một lần nữa đẩy loài cừu này đừng trước bờ vực tuyệt chủng và chỉ còn lại 1.450 con cừu Racka tại Hungary. Vào những năm 50, đàn cừu Racka cuối cùng chỉ còn lại 200 con cái. Bởi vậy chính phủ đã phải đưa ra những chính sách bảo vệ nghiêm ngặt để ngăn loài cừu độc đáo này tuyệt chủng.
Năm 1973, khu vực Hortobâgy được xây dựng trong Vườn quốc gia đầu tiên của Hungary và theo đó loài cừu Racka đã được cứu. Năm 1983, tổ chức của các nhà lai tạo cừu Racka Hungary được thành lập tại Debrecen, giúp cho loài cừu này dần khôi phục số lượng.
Loài này có hai kiểu màu chính. Phổ biến nhất cho thấy lông màu nâu bao phủ đầu và chân với lông cừu có màu sắc khác nhau từ nâu sẫm đến nâu nhạt và trắng. Các cá thể cũng được tìm thấy có màu đen đặc. Các đầu lông cừu trên những con vật này nhạt dần thành màu đen đỏ khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời và theo tuổi các điểm lông cừu sẽ chuyển sang màu xám.
Phiến đá phủ bụi ngàn năm mở toang bí mật Ai Cập cổ đại
Phiến đá nhìn có vẻ "tầm thường" này, thực tế lại là cổ vật quan trọng bậc nhất đối với khảo cổ học và Ai Cập học. Phiến đá Rosetta được tìm thấy khi quân đội của Napoleon đang đào nền móng của một pháo đài ở Rosetta, nay là El-Rashid, Ai Cập.
Phiến đá là chìa khóa để giải mã hệ thống chữ viết của người Ai Cập cổ đại - chữ tượng hình và mở ra những bí mật của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Phiến đá Rosetta là khối đá bazan cao 114 cm, rộng 72 cm, thể hiện hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Lý do phiến đá Rosetta thể hiện hai ngôn ngữ bắt nguồn từ cuộc chinh phạt Ai Cập của Alexander Đại đế vào năm 332 trước Công nguyên.
Từ thời điểm này, tiếng Hy Lạp cổ đại trở thành ngôn ngữ của giới tinh hoa cầm quyền ở Ai Cập. Nhưng việc lực lượng cai trị người Hy Lạp không thể nói ngôn ngữ của dân chúng và không đọc được chữ tượng hình Ai Cập gây nên sự phẫn uất trong dư luận.
Đất nước Ai Cập nằm trong tình trạng khởi nghĩa trước thời điểm Pharaoh Ptolemy V lên nắm quyền từ năm 205 trước Công nguyên. Năm 196 trước Công nguyên, Ptolemy ra lệnh tạo ra phiến đá Rosetta trong chiến dịch tuyên truyền chính trị nhằm bố cáo thiên hạ việc ông xưng là Pharaoh hợp pháp của Ai Cập.
Bối cảnh ra đời này biến phiến đá Rosetta thành chìa khóa mở cánh cửa 3.000 năm lịch sử của Ai Cập.
Năm 1799, phiến đá Rosetta được Pierre Bouchard, một học giả, sĩ quan quân đội Pháp phát hiện trong lúc kiểm tra công tác phục dựng pháo đài cổ gần thành phố Rosetta ở châu thổ sông Nile, trong giai đoạn Các cuộc chiến của Napoleon.
Bouchard ngay lập tức nhận ra tầm quan trọng của phiến đá này với các học giả Pháp được đưa sang Ai Cập. Năm 1801, người Pháp từ bỏ Ai Cập sau thất bại dưới tay người Anh. Phiến đá Rosetta đổi chủ và được trưng bày ở Bảo tàng Anh
Trên phiến đá có 14 dòng chữ tượng hình chính thức, 32 dòng bằng ngôn ngữ thông dụng (chữ viết tay đơn giản, hàng ngày được sử dụng ở Ai Cập cổ đại) và 54 dòng chữ Hy Lạp cổ đại. Bản thân dòng chữ là một sắc lệnh hàng loạt được thông qua vào năm 196 TCN bởi một hội đồng các linh mục để đánh dấu kỷ niệm ngày đăng quang của Ptolemy V Epiphanes 13 tuổi.
Một nhà nghiên cứu trẻ người pháp - Jean-Franois Champollion công bố bước đột phá quyết định của mình vào tháng 9 năm 1822 chứng minh rằng đó là một ngôn ngữ ngữ âm, không chỉ là một chữ viết..
Champollion đã phát hiện ra đó không chỉ là bảng chữ cái mà còn là một hệ thống lai hoặc hỗn hợp, đôi khi là các chữ cái hoàn chỉnh, đôi khi lại là các chữ riêng lẻ, chúng kết hợp với nhau để thành 1 thể hoàn chỉnh.
Viên đá Rosetta đã được trưng bày trong Bảo tàng Anh từ năm 1802 và chỉ được cất giấu 2 năm dưới lòng đất trong Thế Chiến thứ hai để đảm bảo an toàn. Nhân kỷ niệm ngày giải mã, các học giả Ai Cập đã tiếp tục kêu gọi đưa vật thể trở lại. Tuy nhiên, đến nay bảo tàng vẫn chưa nhận được yêu cầu chính thức nào từ Ai Cập.
Bằng chứng chứng minh du hành thời gian là có thật? Các nhà nghiên cứu nghi ngờ chữ tượng hình Ai Cập cổ đại giống như hình máy bay, tìm thấy trong một ngôi đền cổ là bằng chứng về du hành thời gian. Những phát hiện khảo cổ ở Ai Cập luôn ẩn chứa nhiều bí mật bất ngờ về lịch sử, làm say mê các nhà nghiên cứu hàng nghìn năm qua....