“Cứu” quỹ lương hưu bằng cách tăng mức đóng, giảm mức hưởng bảo hiểm
Ngày 13/8, câu chuyện chống vỡ quỹ lương hưu một lần nữa được đặt ra, cân nhắc tại phiên thảo luận của UB Thường vụ QH về luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đã được rút, nhiều giải pháp chống vỡ quỹ khác được tính toán kỹ hơn.
Khi cơ quan soạn thảo – Bộ LĐ,TB&XH quyết định rút đề xuất tăng dần tuổi nghỉ hưu cho đến khi nữ đạt mốc 60 tuổi, nam 62 tuổi, UB Các vấn đề xã hội đã có tiếp thu, giải trình cặn kẽ các vấn đề liên quan đến chế độ hưu trí và cân đối Quỹ BHXH.
Trước hết, về hướng thay đổi mức tiền đóng bảo hiểm, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết, nhiều ý kiến các đại biểu Quốc hội tán thành quy định từ ngày 1/1/2018 trở đi mới áp dụng cách tính tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trên hợp đồng lao động theo pháp luật lao động.
Cơ quan thẩm tra dự án luật cũng thiết kế 2 phương án, áp dụng cách tính tiền đóng bảo hiểm từ năm 2018 hoặc áp dụng ngay từ 1/7/2015 – khi luật này có hiệu lực theo dự kiến.
Thường trực UB Các vấn đề xã hội nhận định, việc quy định đầy đủ các yếu tố của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là cần thiết để nâng mức hưởng lương hưu của người lao động, góp phần tăng nguồn thu cho quỹ BHXH . Tuy nhiên, việc áp dụng ngay quy định này trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, tiền lương tối thiểu đang trong lộ trình thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động nên việc quy định lộ trình thực hiện từ ngày 1/1/2018 sẽ đảm bảo tính khả thi hơn.
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai (giữa): “Cần đảm bảo công bằng, minh bạch trong việc đóng – hưởng bảo hiểm của người lao động”.
Về hướng điều chỉnh mức hưởng lương hưu hàng tháng, cơ quan thẩm tra nêu rõ, qua thảo luận tại Quốc hội kỳ họp vừa qua, hướng đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu không được các đại biểu Quốc hội tán thành. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, việc này là cần thiết để khắc phục tình trạng mất cân đối trong đóng – hưởng BHXH.
Video đang HOT
UB Các vấn đề xã hội cũng lên sẵn 2 phương án quy định. Phương án 1, điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng theo lộ trình, tư năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH của lao động nữ va 20 năm đóng BHXH của lao động nam. Sau đó cứ thêm mỗi năm, ngươi lao đông đươc tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Phương án 2, UB tán thành với ý kiến của cơ quan soạn thảo. Theo đó, số năm đóng BHXH tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu cho người nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm; năm 2020 là 18 năm; năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%.
Chủ nhiệm Trương Thị Mai phân tích, cả 2 phương án đều hướng tới mục tiêu bảo đảm việc cân đối đóng – hưởng BHXH. Tuy nhiên, trong điều kiện tuổi nghỉ hưu được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động thì cần giảm thiểu tác động bất lợi đối với người lao động nghỉ hưu, đặc biệt là lao động nữ. Việc thực hiện quy định này phải đồng bộ với lộ trình thu BHXH trên cơ sở mức tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật lao động để đảm bảo tiền lương hưu người lao động thực nhận không bị sụt giảm nhiều so với trước đó.
Bên cạnh đó, do tuổi nghỉ hưu của nam, nữ chênh lệch 5 năm nên cần phải cân nhắc bảo đảm bình đẳng giới trong khi điều chỉnh chính sách này
Thường trực UB tán thành với phương án 1, đồng thời đề nghị quy định lộ trình nâng số năm đóng BHXH của nam giới từ 15 năm lên 20 năm để đạt 45% mức bình quân tiền lương tháng tính lương hưu (cụ thể như sau: năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm; năm 2020 là 18 năm; năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm), lộ trình này tạo điều kiện để lao động nam có thời gian thích ứng với các thay đổi chính sách theo hướng cân đối đóng – hưởng như mục tiêu xây dựng luật đã đặt ra.
Về mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm để tính lương hưu, hiện tại, lương hưu được tính bằng 75% mức lương trung bình của 10 năm làm việc sau cùng của người lao động. Đây thường là thời gian mỗi người lao động đã đạt đến mức lương cao nhất nên nhận lương hưu theo cách tính này được xem là có lợi cho người lao động. Tuy nhiên, do mất cân bằng giữa tỷ lệ đóng – hưởng như vậy nên quỹ lương hưu ngày càng phải chi nhiều hơn thu, nguy cơ vỡ quỹ ngày càng hiện thực.
Sửa luật lần này, đề xuất đưa ra là thay đổi cách tính, quy định tính bình quân toàn bộ thời gian đóng cho mọi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, UB Các vấn đề xã hội khái quát, một số ý kiến vẫn đề nghị giữ cách tính như quy định hiện hành để không làm giảm lương hưu của khu vực cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, tạo khoảng chênh lệch lớn về thụ hưởng quyền lợi giữa các thời kỳ.
Một số ý kiến khác tán thành việc thay đổi cách tính bình quân, nhưng đề nghị cần có lộ trình hợp lý để tạo đồng thuận xã hội.
Cơ quan thẩm tra dự án luật lập luận, hiện nay khu vực tư đã thực hiện quy định tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu. Để đảm bảo mục tiêu bình đẳng, việc thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người tham gia BHXH thuộc khu vực công cần có lộ trình thực hiện hợp lý, đồng bộ với lộ trình thu BHXH vào năm 2018.
Trên cơ sở, UB cũng đưa ra 2 phương án. Phương án 1 thực hiện theo lộ trình, lương hưu được tính theo bình quân lương đóng bảo hiểm của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu của người lao động, áp dụng từ 1/7/2015 đến hết năm 2019. Từ năm 2020 đến hết 2024 tính bình quân của 20 năm cuối. Từ năm 2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm toàn bộ quá trình làm việc.
Phương án 2 như đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH là dứt điểm áp dụng cách tính lương hưu này triệt để từ năm 2018.
Bà Trương Thị Mai nhận định, việc điều chỉnh mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người tham gia BHXH theo phương án 1 sẽ đảm bảo chính sách được điều chỉnh dần và tạo được sự đồng thuận xã hội. Ngoài ra, cần quy định quỹ bảo hiểm của người lao động ở khu vực công và tư được hạch toán riêng để đảm bảo công bằng, minh bạch trong đóng – hưởng BHXH của người lao động từng khu vực.
P.Thảo
Theo Dantri
Hai vợ chồng làm thuê bị điện giật chết thương tâm
Ngày 10/8, tin từ Công an tỉnh Tiền Giang cho biết tối 9/8 cơ quan công an tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân dẫn đến tử vong của vợ chồng ông Nguyễn Văn S. và bà Phạm Thị P. (60 tuổi, ngụ ấp Tân Thành 1,Tân Phú, Tân Phú Đông).
Theo kết quả điều tra ban đầu, hai vợ chồng của ông S. cùng làm công cho trại gà N.H (ấp Bình Hưng, Bình Ninh, Chợ Gạo). Khoảng 15h ngày 9/8, bà P. đang làm việc trong trại gà, do bất cẩn nên đã bị điện giật. Thấy vậy, ông S. lao vào cứu vợ và cũng bị điện giật, khiến cả 2 người nằm bất động.
Người dân hiếu kỳ đến xem hiện trường vụ đện giật chết 2 vợ chồng
Một lát sau, không thấy 2 vợ chồng đâu, chủ trại gà ra ngoài thì phát hiện và đã cúp cầu dao điện, tri hô mọi người ứng cứu nhưng 2 vợ chồng đều đã tử vong. Tại hiện trường, bà P. chết trong tư thế nằm ngửa, một tay cầm dây chì bị cháy đen tay kia đang nắm tay ông S.
Đến gần 21 giờ cùng ngày công tác khám nghiệm hiện trường hoàn tất và sau đó bàn giao cho gia đình mai táng.
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục tiến hành điều tra, làm rõ.
Nguyễn Hồng - Minh Giang
Theo Dantri
Nỗ lực tìm kiếm bé 7 tuổi mất tích dưới dòng kênh Trong lúc đi bắt cá dọc bờ kênh Tàu Hủ, phường 5, quận 5, TPHCM, bé Gia Minh không may bị trượt chân té xuống kênh mất tích. Đến 12h trưa 9/8, các người nhái của Phòng Cứu hộ - Cứu nạn thuộc Cảnh sát PCCC TPHCM vẫn đang tiếp tục mò tìm thi thể của một em học sinh bị mất tích...