Cựu quán quân Olympia: ‘Ở nước ngoài, tôi có điều kiện sống tốt hơn’
Nhiều cựu vô địch Olympia chia sẻ họ chưa trở về Việt Nam vì nhận thấy Australia có điều kiện, môi trường tốt hơn cho việc học tập, nghiên cứu ở hiện tại.
Nhiều năm qua, chủ đề “ở lại hay trở về” của các nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia vẫn luôn thu hút sự quan tâm của dư luận. Điều này xuất phát từ thực tế hầu hết quán quân sau khi nhận học bổng, sang Australia học tập đều chọn ở lại đất nước này sinh sống, làm việc.
Hiện tại, chỉ có 3/18 quán quân Olympia trở về nước sau khi đi du học. Đó là Lương Phương Thảo (năm 3), Lê Viết Hà (năm 7) và Nguyễn Trọng Nhân (năm 14).
Tại Gala 20 năm của Olympia, nhiều nhà vô địch Olympia lần đầu chia sẻ về vấn đề gây tranh cãi suốt thời gian dài. Họ có chung quan điểm: không nhất thiết phải trở về mới là đóng góp cho đất nước.
Cách đóng góp mới quan trọng
Phan Đăng Nhật Minh (năm 17) cho biết cậu nhận thấy hệ thống giáo dục ở Việt Nam và Australia khá khác biệt. Bởi vậy, ngay cả khi về nước, cậu cũng thấy rất khó có thể áp dụng những phương pháp giảng dạy ở Australia vào các cơ sở giáo dục tại Việt Nam.
“Tôi nghĩ không nhất thiết mình phải ở Việt Nam hay bất cứ ai ở đây phải quay về thì mới có thể trực tiếp đóng góp cho đất nước”, cậu nói.
Theo Nhật Minh, tại xứ sở chuột túi, học sinh và giáo viên giống như những người bạn, có thể trao đổi với nhau thoải mái, gạt bỏ đi tất cả rào cản. Đó là một trong những điều cậu cảm thấy thú vị ở Australia và mong Việt Nam cũng thay đổi như vậy.
Quán quân Olympia 2017 cho rằng không nhất thiết phải quay về Việt Nam thì mới có thể trực tiếp đóng góp cho đất nước. Ảnh: Việt Hùng.
Lê Vũ Hoàng (năm 6) cho hay việc nghiên cứu của anh để cho ra kết quả đòi hỏi phòng thí nghiệm tốn kém, kỹ thuật công phu. Hiện chỉ có 3 trường đại học ở Australia đáp ứng được điều đó và trên thế giới, nơi làm được cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó là lý do anh chọn ở lại xứ sở chuột túi.
Theo cựu quán quân này, cách đóng góp cho đất nước mới là quan trọng, chứ không nằm ở việc nhất định phải trở về.
Video đang HOT
“Khi ở nước ngoài, tôi có điều kiện tốt hơn để tạo ra các sản phẩm phục vụ cư dân trên thế giới, cũng như ở Việt nam. Cách đóng góp của tôi là bằng những sản phẩm, dự án có tính liên kết. Tôi nghĩ đó là cách rất thiết thực”, Vũ Hoàng nói.
Là nhà khoa học, Lê Vũ Hoàng bày tỏ mong muốn được làm những điều mình thích, nghiên cứu mọi thứ bản thân đam mê. Khi có điều kiện theo đuổi đam mê, bất cứ ở nơi nào có một công ty, nơi làm việc cởi mở, chú trọng công nghệ mới, quyết tâm đầu tư để đạt sản phẩm, công nghệ ngang tầm thế giới, anh sẽ cân nhắc.
Lê Vũ Hoàng (trái) và Phan Mạnh Tân cho biết sẽ cân nhắc trở về nước khi điều kiện phù hợp. Ảnh: FBNV.
Sẽ về nước khi điều kiện phù hợp
Với Phan Mạnh Tân (năm 2), ở hiện tại, việc sinh sống tại Australia là lựa chọn tốt hơn cho gia đình anh. “Giờ con còn nhỏ, tôi không muốn thay đổi nhiều quá. Các cháu sinh ra ở Australia cũng được hưởng nền giáo dục tương đối tốt”.
Mạnh Tân không cho rằng Việt Nam phải thay đổi, phát triển gì hơn để thu hút quán quân trở về, mà tùy thuộc thời điểm nào họ cảm thấy điều kiện cá nhân, gia đình phù hợp cho việc hồi hương.
Quán quân năm 2 cho hay khoảng 10 năm nữa, khi con thứ 2 khoảng 18 tuổi, anh sẽ cân nhắc trở về Việt Nam sinh sống.
Đang theo đuổi chương trình tiến sĩ ngành Kinh tế tại Đại học Swinburne (Australia), Phan Minh Đức (năm 10) nói việc ở lại xứ sở chuột túi thuận lợi và đỡ tốn thời gian cho anh hơn là về Việt Nam.
So với cuộc sống tại nước ngoài, Phan Minh Đức thích ở Việt Nam hơn vì được gần gia đình. Ảnh: HHT.
Chàng trai sinh năm 1992 chia sẻ anh từng về nước trong một thời gian và giảng dạy ở một trường đại học.
“Tôi nghĩ khi bản thân làm điều gì đó tốt cho mình và mọi người đã là đóng góp cho đất nước rồi. Khi làm, không cần thiết phải nói cho tất cả biết hay khoe ra”, anh nói.
Cựu quán quân này chia sẻ thêm vấn đề sức khỏe của bản thân và tình hình môi trường ở Hà Nội cũng là lý do anh chưa trở về.
“Tôi mong Hà Nội sẽ đỡ bụi hơn một chút. Tôi chưa về chỉ vì vấn đề môi trường, chứ bản thân tôi thích cuộc sống ở Việt Nam, vì ở đó có gia đình và chiếc xe máy của tôi. Những thứ đơn giản như vậy thôi”, Minh Đức nói.
Theo nhà báo Tạ Bích Loan, một trong những người đầu tiên xây dựng chương trình Đường lên đỉnh Olympia, nhiều người luôn mong ước Việt Nam phải bằng Australia. Tuy nhiên, chị cho rằng tại sao không nghĩ ngược lại là sau này có nhiều sinh viên Australia sang nước ta học tập và thích ở lại, chứ không phải các tài năng của Việt Nam ra đi, tìm thấy môi trường tốt hơn cho học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.
Trước đó, trong bài chia sẻ với Zing, Nhà sử học Lê Văn Lan, cố vấn môn Lịch sử cho Olympia 20 năm qua, bày tỏ: “Bản chất của chương trình Olympia là vui mà học, học mà vui, rồi từ đó các em có thêm các kỹ năng sống. Chúng tôi làm chương trình vì rất nhiều mục tiêu như thế. Chuyện các em quán quân không về là đúng, các vị trách cứ cũng đúng nhưng phải thông cảm vì đây là tình hình chung”.
Bên cạnh những lời chỉ trích quán quân không về nước, nhiều khán giả cũng cho rằng hãy cứ để họ và những người tài nói chung được lựa chọn cống hiến và làm việc ở đâu. Bởi khi thế giới đã phẳng, một người ngồi ở Việt Nam chưa chắc đã làm được nhiều cho đất nước bằng một người ở Anh, Pháp, Mỹ.
Một huyện có 4 HS từng vào chung kết Olympia: Tự học là yếu tố quan trọng
Ngày mai (20.9) Văn Ngọc Tuấn Kiệt, học sinh Trường THPT thị xã Quảng Trị, tham dự chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2020, đưa cầu truyền hình về tỉnh lần thứ tư, trong 6 năm gần đây.
Văn Ngọc Tuấn Kiệt và Lê Thanh Tân Nhật - CHỤP MÀN HÌNH
Điều gì đã làm nên thành công này đối với 4 học sinh (HS) của một huyện nghèo Quảng Trị?
Trước Văn Ngọc Tuấn Kiệt có 3 HS cùng huyện Hải Lăng, đó là: Văn Viết Đức (23 tuổi), ở xã Hải Phú, là học sinh Trường THPT thị xã Quảng Trị (nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia năm 2015); Phan Đăng Nhật Minh (20 tuổi), quê thị trấn Diên Sanh, là HS Trường THPT Hải Lăng (nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia năm 2017); Lê Thanh Tân Nhật (19 tuổi), quê xã Hải Quy, là HS Trường THPT thị xã Quảng Trị (á quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2018).
Đam mê nhiều môn học
Tìm hiểu quá trình học tập và rèn luyện của 4 HS này đều thấy một điểm chung là khả năng tự học của các em rất cao.
Văn Viết Đức cho biết bố làm kiểm lâm ở H.Đăkrông, còn mẹ là giáo viên tiểu học huyện Triệu Phong. Trong quá trình học ở trường, Đức cố gắng học đều các môn. Môn toán là thế mạnh nhưng môn sử và địa cũng thích thú, bởi vì những môn này cho em hiểu lịch sử, tài nguyên, truyền thống của đất nước. Suốt 12 năm, Đức đều là HS xuất sắc, năm lớp 11 và 12 đạt giải nhất học sinh giỏi cấp tỉnh môn toán năm. Hiện nay Đức là sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Swinburne (Úc). Đức mong muốn sau tốt nghiệp trở về Việt Nam nhằm "giúp các bác nông dân sáng chế gì đó để bớt đi cực nhọc".
Phan Đăng Nhật Minh có bố là kỹ sư điện, mẹ là giáo viên tiểu học. Từ nhỏ em đã bộc lộ tố chất "thần đồng" khi biết đọc, làm phép toán đơn giản từ 18 tháng tuổi. Năm lớp 9, Nhật Minh đã tự học xong chương trình lớp 11, em không học thêm, mà chủ yếu tự học qua sách báo và internet. Nhật Minh được mọi người đặt cho biệt danh "cậu bé Google" bởi khả năng suy luận, tính toán nhanh và vốn kiến thức sâu rộng nhiều lĩnh vực. Nhật Minh hiện cũng là sinh viên ĐH Kỹ thuật Swinburne, dự định hoàn thành cử nhân tại đây, rồi học thạc sĩ và tiến sĩ tại Úc hoặc một quốc gia khác.
Văn Viết Đức và Phan Đăng Nhật Minh - ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Còn Lê Thanh Tân Nhật có bố làm nghề thợ mộc, mẹ làm nông. Ngoài 12 năm liên tục là HS giỏi, Tân Nhật có bảng thành tích khá ấn tượng: ở tiểu học, đoạt giải toán qua mạng internet cấp tỉnh, lên cấp THCS đoạt giải ba môn hóa cấp huyện. Năm 2017, Tân Nhật đoạt giải nhất cấp tỉnh cuộc thi "Tự hào Việt Nam" và lọt vào tốp 30 thí sinh xuất sắc của toàn quốc, giải nhất cuộc thi "Chinh phục" của tỉnh.
Văn Ngọc Tuấn Kiệt có bố mẹ đều làm nông nghiệp. Em là người cùng làng với Văn Viết Đức. 11 năm đi học, Kiệt đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, học giỏi toán nhưng vẫn ham mê lịch sử, thích tự tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau.
Một vùng quê có truyền thống giáo dục
Hải Lăng là một huyện ở phía Nam Quảng Trị, là địa phương thuần nông. Địa hình của huyện thấp, lại nằm giữa 2 con sông (Thạch Hãn ở phía bắc và Ô Lâu ở phía nam) nên thường xuyên xảy ra lũ lụt, mất mùa, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhưng người dân nơi đây có tinh thần vượt khó và hiếu học.
Hải Lăng là địa phương có chất lượng giáo dục cao của tỉnh Quảng Trị. Về chất lượng học sinh giỏi, Hải Lăng là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh. Trong 14 kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh, từ năm học 2006 - 2007 đến 2019 - 2020, có 11 lần đội tuyển Hải Lăng đoạt giải nhất toàn đoàn, 3 lần đoạt giải nhì toàn đoàn. Đặc biệt, kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2019 - 2020, đội tuyển học sinh giỏi của huyện đoạt 98 giải/120 HS dự thi.
Một điểm chung của 4 HS này nữa, đó là được học tập trong những ngôi trường THPT chất lượng cao. 3 trong 4 nhà leo núi đều học ở Trường THPT thị xã Quảng Trị, một trường THPT có bề dày truyền thống với hàng trăm HS đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh. Trường THPT Hải Lăng là trường THPT chất lượng cao của tỉnh Quảng Trị, nơi đây cũng có nhiều HS đạt giải quốc gia và cấp tỉnh. Chính tình yêu thương, dạy dỗ và tâm huyết của thầy cô và truyền thống của nhà trường đã tạo nên thành tích của bao thế hệ học trò.
Nam sinh lọt vào Chung kết năm Olympia: Kỳ vọng chạm tới vòng nguyệt quế Trước ngày thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia, Tuấn Kiệt - nam sinh Quảng Trị tự nhủ bản thân chuẩn bị tốt kiến thức, tự tin, tạo tâm lý thoải mái để đạt được kết quả cao nhất. Học sinh thứ 3 của trường vào chung kết Chưa đầy 1 tuần nữa sẽ diễn ra vòng thi chung kết năm Đường lên...