Cựu quân nhân Trung Quốc được huy động tham gia sản xuất iPhone
Giới chức địa phương tại một huyện ở Trung Quốc đã kêu gọi các cựu quân nhân Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) tham gia vào việc nối lại hoạt động sản xuất tại nhà máy Foxconn.
Mẫu iPhone mới 14 Pro và iPhone14 Pro Max, được giới thiệu tại sự kiện của hãng Apple ở Cupertino, California, Mỹ, ngày 7/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, các cựu quân nhân Trung Quốc được khuyến khích làm việc trong nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới đặt ở tỉnh Hà Nam trong bối cảnh chính quyền địa phương tìm cách thúc đẩy sản xuất tại cơ sở này.
Ngày 15/11, Ban Cựu chiến binh ở huyện Trường Cát, một huyện có hơn 700.000 dân, đã đăng một bức thư ngỏ trên nền tảng WeChat, kêu gọi các cựu quân nhân đáp lại lời kêu gọi của chính phủ và tham gia nối lại hoạt động sản xuất tại nhà máy Foxconn. Tuy nhiên, bài đăng này sau đó đã bị xóa.
Trước đó, giới chức tỉnh Hà Nam đã phát động một chiến dịch toàn tỉnh để tuyển dụng công nhân dây chuyền lắp ráp mới cho nhà máy.
Nhà máy trên, cũng như các khu vực xung quanh của Khu kinh tế sân bay Trịnh Châu (ZAEZ), đều bị phong tỏa từ đầu tháng 11 sau khi số ca mắc COVID-19 ghi nhận tăng đột biến trong khu vực.
Để tránh lệnh phong tỏa cũng như lo ngại về dịch bệnh bùng phát tại cơ sở, một bộ phận công nhân đã rời khỏi nhà máy.
Sau vụ việc, tập đoàn Apple cảnh báo đơn hàng đặt mua những mẫu iPhone đời mới nhất có thể sẽ bị trễ. Nguyên nhân là do đứt gãy sản xuất ở các cơ sở, nhà cung cấp chính của Apple đặt tại Trung Quốc vốn nằm trong khu vực bị áp quy định hạn chế, giãn cách phòng chống COVID-19.
Đây được coi là diễn biến không mong đợi đối với Apple, trong bối cảnh tập đoàn này bước vào giai đoạn bứt tốc về doanh thu, lợi nhuận gắn với mùa mua sắm nhộn nhịp cuối năm. Trong thông cáo được đưa ra ngày 6/11, Apple thừa nhận việc vận chuyển các đơn hàng iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ chậm hơn dự kiến và khách hàng phải đợi lâu hơn để có được sản phẩm đặt mua.
Nhà máy của Foxconn ở Trịnh Châu là nơi làm việc của khoảng 300.000 công nhân và là nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới. Theo ước tính của trang tin Bloomberg, nhà máy này chịu trách nhiệm lắp ráp và sản xuất 80% dòng iPhone 14 mới.
Cán bộ làng dùng tiền thuyết phục công nhân quay lại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới
Tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc đang huy động cán bộ địa phương tuyển dụng công nhân cho nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới ở thành phố Trịnh Châu do Foxconn điều hành.
Đây là động thái khác thường từ chính quyền Hà Nam nhằm bảo vệ vị thế của Trung Quốc trong nguồn cung ứng iPhone.
Video đang HOT
Sự trợ giúp này diễn ra sau khi việc phong tỏa hà khắc làm gián đoạn sản xuất tại nhà máy thường sử dụng gần 300.000 công nhân, khiến Apple phải đưa ra tuyên bố hiếm hoi cảnh báo số lượng iPhone 14 Pro và Pro Max xuất xưởng sẽ thấp hơn so với dự đoán trước đó, đồng thời đặt ra câu hỏi về việc liệu Trung Quốc có còn là trung tâm sản xuất lý tưởng cho công ty Mỹ hay không.
Ba công nhân trong số nhiều người đã bỏ trốn khỏi nhà máy Foxconn hai tuần qua vì lo ngại vi rút SARS-CoV-2, xác nhận với tờ SCMP rằng đã nhận được điện thoại từ các cán bộ ở quê nhà, thuyết phục họ quay trở lại dây chuyền lắp ráp iPhone.
Một công nhân giấu tên cho biết cán bộ địa phương thậm chí còn hứa thưởng 600 nhân dân tệ (83 USD) tiền mặt nếu anh đồng ý quay lại làm việc, cao hơn mức thưởng 500 nhân dân tệ mà Foxconn đưa ra cho người lao động trở lại.
Foxconn cũng tăng gấp bốn lần tiền thưởng hàng ngày lên 400 nhân dân tệ cho những công nhân ở lại nhà máy kể từ đầu tháng 11.
Một số ngôi làng ở Hà Nam đã được yêu cầu đóng góp mỗi nơi ít nhất một công nhân, dù điều đó được coi là kim chỉ nam hơn là yêu cầu bắt buộc, theo tờ National Business Daily (Trung Quốc).
Cán bộ địa phương cũng có thể chịu trách nhiệm sắp xếp hậu cần đi lại cho những người lao động trở về nhà máy Foxconn, chẳng hạn đặt xe đưa đón đến nơi.
Cả ba công nhân nói chuyện với SCMP đều từ chối lời đề nghị của các cán bộ địa phương, với lý do điều kiện vệ sinh kém trong ký túc xá và trợ cấp tài chính không đủ hấp dẫn.
Sự tham gia của các cán bộ địa phương trong việc tuyển dụng công nhân cho nhà máy Foxconn nhấn mạnh tầm quan trọng của công ty Đài Loan với nền kinh tế tỉnh Hà Nam, dưới tư cách là nhà xuất khẩu và đóng thuế chủ chốt.
Nó cũng phản ánh cuộc đấu tranh của Trung Quốc trong việc vượt qua ranh giới giữa hai mục tiêu mâu thuẫn nhau: Ngăn chặn vi rút SARS-CoV-2 lây lan khắp thế giới, trong khi giữ cho tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước đi đúng hướng.
Tòa nhà Foxconn ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan - Ảnh: Reuters
Hôm 11.11, Trung Quốc đã tuyên bố nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt với khách du lịch trong nước, bao gồm cả giảm thời gian cách ly và cách ly tại nhà.
Điều đó diễn ra sau khi đội ngũ lãnh đạo cao nhất Trung Quốc hôm 10.11 kết luận rằng nước này phải tiếp tục chính sách Zero COVID, dù việc thực hiện sẽ được tinh chỉnh để giảm gián đoạn hoạt động sản xuất.
Nhà máy của Foxconn ở Trịnh Châu đã hoạt động theo phương thức khép kín, giúp công nhân làm việc trong khuôn viên cả ngày lẫn đêm. Khi các ca mắc COVID-19 gia tăng trong nhà máy vào tháng trước, các công nhân bắt đầu phàn nàn về điều kiện sống khủng khiếp và nhiều người đã bỏ trốn. Họ càng lo lắng hơn bởi chiến dịch kéo dài của chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh vi rút SARS-CoV-2 nguy hiểm để biện minh cho việc phong tỏa nhanh chóng.
Liu Young-way, Chủ tịch Foxconn, hôm 10.11 cho biết nhà máy ở Trịnh Châu đang "nỗ lực để phục hồi năng suất bình thường càng sớm càng tốt". Liu Young-way nói công ty sẽ điều chỉnh năng lực sản xuất và sản lượng của mình để không bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn tiềm năng tiếp tục với nguồn cung cho kỳ nghỉ Giáng sinh và Tết Nguyên đán. Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Các mẫu iPhone 14 tại cửa hàng Apple ở Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc - Ảnh: EPA-EFE
Các video lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy nhân viên kiểm dịch tại khu nhà ở của Foxconn đã ném hành lý và đồ dùng cá nhân của những công nhân trước đó ra khỏi cửa sổ ký túc xá để dọn chỗ cho những người mới đến.
Hôm 7.11, Foxconn cho biết sẽ điều chỉnh lại triển vọng trong quý 4/2022 do ảnh hưởng của đại dịch với các hoạt động ở Trịnh Châu.
Foxconn có kế hoạch tăng gấp 4 lần lực lượng lao động tại nhà máy ở Ấn Độ
Foxconn có kế hoạch tăng gấp bốn lần lực lượng lao động tại nhà máy sản xuất iPhone ở Ấn Độ trong vòng hai năm sau khi sản xuất đối mặt với sự gián đoạn tại Trung Quốc, theo hai quan chức chính phủ am hiểu vấn đề này.
Foxconn đã gây chú ý trong những tuần gần đây với các biện pháp hạn chế chặt chẽ tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới ở Trịnh Châu, gây xáo trộn sản xuất và làm dấy lên lo ngại về tác động của chính sách Zero COVID với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự gián đoạn khiến Apple phải hạ dự báo về số lượng iPhone 14 Pro và Pro Max xuất xưởng, làm giảm triển vọng bán hàng cho mùa lễ cuối năm bận rộn.
Foxconn hiện có kế hoạch tăng lực lượng lao động tại nhà máy của mình ở miền nam Ấn Độ lên 70.000 bằng cách bổ sung thêm 53.000 công nhân trong 2 năm tới.
Tuy quy mô nhà máy ở bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ nhỏ hơn so với nhà máy Foxconn tại Trịnh Châu, nhưng đó là nỗ lực của Apple nhằm chuyển một phần hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Foxconn đã mở nhà máy ở Ấn Độ vào năm 2019 và đang tăng cường sản xuất. Việc sản xuất iPhone 14 tại quốc gia Nam Á bắt đầu trong những tháng cuối năm nay.
Cả Foxconn và Apple đều từ chối bình luận.
Foxconn đã chia sẻ kế hoạch với các quan chức Tamil Nadu về việc đẩy nhanh nỗ lực tuyển dụng của mình tại nhà máy ở Ấn Độ do sự gián đoạn tại Trung Quốc, nguồn tin chính phủ đầu tiên cho biết.
Nhà máy này còn sản xuất các sản phẩm cho các hãng công nghệ toàn cầu khác, nhưng việc thúc đẩy tuyển dụng mới chủ yếu do cần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về iPhone.
Một người ở Đài Loan có hiểu biết về vấn đề này nói Foxconn đang mở rộng hoạt động tại Ấn Độ để tăng công suất cho các mẫu iPhone cơ bản và đáp ứng nhu cầu của nước này.
" Chúng tôi đang dần tăng quy mô sản xuất của mình ở đó", người này nói và từ chối cho biết chi tiết về kế hoạch tuyển dụng ở Ấn Độ.
Theo nguồn tin thứ hai của chính phủ Ấn Độ, một quan chức cấp cao trong chính quyền Tamil Nadu cho biết chính quyền bang đang làm việc với Foxconn để hoàn thiện việc mở rộng sản xuất.
Vào ngày 27.10, chi nhánh xúc tiến đầu tư của bang Tamil Nadu tweet rằng các quan chức chính phủ Ấn Độ hàng đầu đã đến Đài Loan và gặp ông Liu Young-way. Họ đã thảo luận tỉ mỉ về kế hoạch của Foxconn về các dự án và việc đầu tư mới, đề nghị chính phủ Ấn Độ hỗ trợ.
Bang Tamil Nadu đang thảo luận với các nhà cung cấp để giải quyết các vấn đề như cơ sở vật chất nhà ở cho người lao động khi nó muốn mở rộng.
Năm ngoái, nhà máy Foxconn ở bang Tamil Nadu xôn xao bởi vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt, dẫn đến các cuộc biểu tình và đưa ra ánh sáng về điều kiện sống của công nhân trong các ký túc xá gần đó.
Các quan chức tại Tamil Nadu, trung tâm sản xuất ô tô và điện tử, cũng đang thúc đẩy các nhà cung cấp cho Apple phân nhánh sang sản xuất linh kiện cho iPhone ngoài việc lắp ráp.
Hiện iPhone được lắp ráp tại Ấn Độ bởi ít nhất ba nhà cung cấp toàn cầu cho Apple: Foxconn và Pegatron ở Tamil Nadu;Wistron tại bang Karnataka gần đó.
Các nhà phân tích của hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase đã ước tính rằng Apple có thể sản xuất 1/4 số iPhone ở Ấn Độ vào năm 2025.
Cũng theo JPMorgan Chase, 25% tất cả sản phẩm Apple, bao gồm Mac, iPad, Apple Watch và AirPods, sẽ được sản xuất bên ngoài Trung Quốc vào năm 2025 từ mức 5% hiện tại.
Công nhân từ nhà máy lớn nhất Trung Quốc hoảng loạn chạy trốn vì nỗi sợ Covid-19 Các công nhân đã hoảng loạn chạy thoát ra khỏi nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới do lo ngại bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại nhà máy. Theo các báo cáo, công nhân tại nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới ở Trung Quốc đang tìm cách thoát ra khỏi cơ sở sản xuất này, trong bối cảnh...