Cựu quân nhân sa ngã và 2 lần “nhốt đời sau song sắt”
Từng là quân nhân, nhưng sau khi xuất ngũ Long đã cùng đồng bọn tổ chức mua bán ma túy.
Trần Văn Long bị giải về trại giam.
Năm 1998, y bị TAND TP.HCM xử phạt 15 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Nhưng có vẻ 15 năm tù còn chưa đủ sức răn đe đối với Long. Mãn hạn tù, ngựa quen đường cũ, Long về Nghệ An tiếp tục làm giàu bằng việc “gieo cái chết trắng”. Mới đây, Trần Văn Long (SN 1953) trú tại khối 8, phường Cửa Nam TP. Vinh lại bị TAND tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử về tội mua, bán trái phép chất ma túy.
Tội ác sau vẻ ngoài chất phác
Nhìn khuôn mặt người đàn ông hiền lành, thậm chí có phần đạo mạo, có mái tóc bạc phơ này không ai có thể ngờ rằng đó là một “trùm” buôn bán ma túy với nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt. Phiên tòa xử Long chỉ có duy nhất một người thân đến dự.
Trần Văn Long sinh ra trong một gia đình nghèo đông anh chị em. So với các anh chị em trong nhà, Long có khuôn mặt sáng sủa, thông minh hơn cả. Dù nghèo nhưng bố mẹ vẫn cố gắng tích góp cho Long ăn học đến nơi đến chốn. Năm 1972, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Long hăng hái xung phong đi bộ đội và tham gia chiến trường khốc liệt tại mặt trận phía Nam.
Năm 1977, Long xuất ngũ trở về quê hương. Một thời gian sau, Long yêu và lấy một người phụ nữ cùng quê. Cuộc sống vợ chồng Long tuy nghèo nhưng hạnh phúc, ai cũng phải kính nể.
Thời gian cứ thế trôi qua, hai đứa con mỗi ngày một lớn và chăm ngoan. Nhưng vì không có điều kiện cho con theo học, người con trai út đành phải bỏ học giữa chừng đi làm thuê kiếm sống. Cô con gái đầu mắc bệnh nên đành chấp nhận ở nhà cùng bố mẹ bữa cơm, bữa cháo sống qua ngày.
Mặc dù đã gồng mình để kiếm sống nhưng vẫn túng thiếu đủ bề, rồi giữa vợ chồng Long bắt đầu mâu thuẫn, cãi nhau về tiền bạc. Một thời gian sau, vì hoàn cảnh quá khó khăn, Long đã tìm vào TP.HCM để tìm gặp những người bạn chiến đấu cũ với hy vọng tìm được việc làm khắc phục cuộc sống khó khăn.
Nhưng không may, người bạn chí cốt của Long đã chuyển đi nơi khác, những đồng đội còn lại thì không mấy nhiệt tình. Trong lúc đang “khát” việc thì tình cờ Long gặp một người đàn ông ít hơn mình cả chục tuổi đang tìm người vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh lân cận bán, tiền công theo thỏa thuận, Long vui vẻ nhận lời.
Mỗi tháng ngoài tiền ăn, Long còn tích góp gửi về cho vợ con 3 triệu đồng. Bỗng một hôm, Long nghe bạn rỉ tai về buôn bán thứ hàng “siêu lợi nhuận”, việc vận chuyển lại nhàn hạ. Nghe nói vậy, Long vui vẻ đồng ý. Long có biết đâu, chính gã đàn ông này là kẻ đưa Long vào vòng lao lý.
Video đang HOT
Năm 1998, trong một lần đi giao hàng Long đã bị công an TP.HCM bắt. Nghe tin chồng bị TAND TP.HCM xử phạt 15 năm tù về tội mua, bán trái phép chất ma túy, vợ con Long vô cùng sốc. Khi vào Nam thì họ mới biết, Long đã thi hành án phạt tù được hơn 1 tháng. Mấy mẹ con đành dắt nhau trở về quê…
Tái phạm vì mê nhân tình trẻ
Do cải tạo tốt, ngày 9/10/2008, Trần Văn Long được đặc xá ra tù trước thời hạn 5 năm. Khi về nhà, Long như bị sét đánh ngang tai khi biết, vì mình mà đứa con trai duy nhất mới 20 tuổi cũng “dính” vàoma túy và đang phải thi hành án phạt tù tại trại giam ở Thanh Hóa.
Năm 2010, không thể chấp nhận người chồng tù tội, vợ Long đã xin ly hôn. Hạnh phúc tan vỡ. Không một xu dính túi, Long đánh liều lên huyện Quỳ Hợp làm thuê cho dân khai thác mỏ, tiền lương mỗi tháng 4 triệu đồng.
Sống ở vùng miền núi, lương 4 triệu đồng là tạm ổn đối với một người từng vào tù ra tội như Long. Được một thời gian, Long quen với một người đàn bà kém mình một giáp, trú ở huyện Qùy Hợp. Mê muội, bao nhiêu tiền kiếm được, Long đều cống nạp hết cho nhân tình. Quá túng quẫn, Long lại nghĩ cách kiếm tiền bằng kinh doanh “hàng trắng”.
Tuy mới lên địa phận Qùy Hợp nhưng Long tỏ ra rất sành sỏi và biết quan hệ. Chỉ trong một thời gian ngắn, hắn đã móc nối với đường dây buôn ma túy trên địa bàn. Sau khi tìm được nguồn hàng, hắn bắt đầu tìm cách để phân phối hàng cho các con nghiện.
Khoảng 5h ngày 23/4/2013, Trần Văn Long đón xe khách từ Vinh lên huyện Quỳ Hợp. Đến cổng nhà máy đường Nghệ An (huyện Tân Kỳ) thì Long xuống xe tấp vào quán uống nước. Tại đây, Long phát hiện một nam thanh niên có biểu hiện nghiện hút ma túy. Long kêu hắn ra chỗ vắng người để nói chuyện. Qua tiếp xúc, hắn biết con nghiện đang tìm người để tiêu thụ lượng hành lớn. Sau khi hai người mặc cả với nhau, thống nhất lô hàng ma túy với giá 15 triệu đồng/cây, gã thanh niên bảo Long chờ để hắn đi lấy hàng.
Qụy ngã khi nghe tuyên án
Theo nguồn thông tin riêng của PV, công an TP.Vinh cùng lực lượng PC47 đã ngấm ngầm theo dõi mọi hoạt động của Long. Đúng như dự đoán, khoảng 11h cùng ngày, Long nhận 4 cây heroin, trao 60 triệu đồng cho người bán rồi đón xe khách về TP.Vinh. Đến thị xã Thái Hòa, Trần Văn Long xuống xe thì bị công an kiểm tra, phát hiện và bắt quả tang khi Long mang theo trong người 150 gam chất bột màu trắng (heroin).
Ngày 20/8/2013, Trần Văn Long bị TAND tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử về tội mua, bán trái phép chấtma túy. Do khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình, tòa đã cử luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo. Tại phiên tòa, Long đã thừa nhận tất cả hành vi phạm tội của mình và mong tòa giảm nhẹ tội.
Sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ, nhất là bị cáo có thời gian tham gia quân ngũ trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, được tặng thưởng Huân chương, HĐXX tuyên phạt Trần Văn Long 20 năm tù.
Nghe công bố mức án, Long đã không đứng vững rồi ngã quỵ xuống. Chứng kiến cảnh tượng này, người dự phiên tòa không khỏi xót xa và tiếc nuối cho người đàn ông trải qua mọi gian khổ vẫn vững tâm song những ngày cuối đời lại phải chôn đời mình trong chốn lao tù.
Theo Xahoi
Truy bắt "nữ quái" trốn nã 10 năm
Cuối năm 2003, Phạm Thị Hà (SN 1968) trú tại xã Nghi Phú (TP. Vinh) bị bắt về tội buôn bán chất ma túy.
Đối tượng Phạm Thị Hà tại cơ quan công an
Tuy nhiên, do lúc bấy giờ thị vừa sinh con, không may đứa bé qua đời nên cơ quan chức năng đã cho Hà được tại ngoại, chờ ngày xét xử. Lợi dụng sự khoan hồng của pháp luật, thị đã cùng chồng bỏ trốn khỏi địa phương để tránh sự trừng phạt của pháp luật.
Thị cùng chồng thay tên đổi họ, trốn nã dưới vỏ bọc của người đàn bà bán vé số ở thị xã Hương Trà (Thừa Thiên- Huế). Nhưng lưới trời lồng lộng, mới đây, Hà bị lực lượng công an Nghệ An phối hợp với công an tỉnh Thừa Thiên- Huế tóm gọn.
Lợi dụng sự khoan hồng
Hành trình trốn lệnh truy nã của thị giống như những thước phim buồn. Trong lời kể của thị, bên cạnh những chuyến hàng buôn bán ma túy còn có sự ân hận về hành trình gian nan trên con đường lẩn trốn.
Phạm Thị Hà sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh chị em. Vì không có tiền nên thị phải nghỉ học sớm để lấy chồng. Hai vợ chồng Hà đều làm công nhân, lương ba cọc ba đồng nên không đủ để trang trải cho hai đứa con ăn học. Ngoài công việc chính, Hà còn tranh thủ tìm việc làm phụ để kiếm thêm thu nhập.
Khoảng những năm 2000, xã Nghi Phú, TP.Vinh (Nghệ An) là một trong những điểm nóng về ma túy. Lúc bấy giờ, Phạm Thị Bắc (chi ruột Hà) trú tại xóm 5, xã Nghi Phú (TP.Vinh) cầm đầu được xem là trùm ma túy lớn.
Do tính chất đặc thù của việc buôn bán ma túy đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối nên các ông trùm thường sử dụng người nhà, họ hàng, anh em, vợ chồng trong một gia đình để tạo nên một vòng tròn khép kín. Vì thế mà trùm buôn ma túy Phạm Thị Bắc đã lôi kéo cả chính em gái ruột mình là Phạm Thị Hà (SN 1968) cùng trú tại xóm 5, xã Nghi Phú vào con đường buôn bán hàng trắng.
Lúc đầu, Hà cũng đắn đo, nhưng trước những lợi nhuận kếch xù từ việc buôn ma túy mang lại thị đã đồng ý và làm theo sự chỉ dẫn của chị gái mình. Từ đó, Hà trở thành một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn ma túy lẻ cho các đối tượng nghiện trên địa bàn TP.Vinh.
Tuy nhiên, không bao lâu, đường dây buôn bán ma túy do Phạm Thị Bắc cầm đầu bị lực lượng công an tỉnh Nghệ An triệt phá. Khi vụ án được đưa ra xét xử, các đối tượng đồng phạm đều phải chịu chung số phận.
Cuối năm 2003, Phạm Thị Bắc bị kết án 10 năm tù về tội danh mua bán trái phép chất ma túy, các đối tượng khác trong đường dây này lần lượt bị bắt và bị đưa ra xét xử. Sau đó, Phạm Thị Hà cũng bị công an TP.Vinh bắt khẩn cấp khi đang bán 2 tép heroin.
Nhưng do lúc đó thị vừa sinh con, không may đứa bé qua đời nên tòa án đã cho Hà được tại ngoại, chờ ngày xét xử. Tưởng Hà về lo mai táng cho con rồi quay lại nhưng thị đã lợi dụng sự khoan hồng, cùng chồng bỏ trốn khỏi địa phương. Sau một thời gian truy tìm tung tích đối tượng không có kết quả, phòng Cảnh sát Hình sự công an tỉnh quyết định phát lệnh truy nã toàn quốc đối với Phạm Thị Hà.
Sau khi rời khỏi địa phương, Phạm Thị Hà đã thay đổi họ tên thành Nguyễn Thị Hòa, đổi luôn ngày tháng năm sinh ở trong giấy khai sinh cũng như giấy đăng ký kết hôn. Sau đó, Hà cùng chồng lang thang khắp các tỉnh phía Nam để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng. Cuối cùng, Hà chọn xã Hương Phong, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên- Huế) là điểm trốn nã.
Trả giá sau 10 năm biệt xứ
Vào đầu tháng 7/2013, theo nguồn tin từ công an tỉnh Thừa Thiên- Huế cung cấp, một người phụ nữ với dáng vẻ khắc khổ, làm nghề bán vé số trên địa bàn có rất nhiều đặc điểm giống với đối tượng Phạm Thị Hà. Người phụ nữ này cũng thường xuyên dò hỏi những người dân xung quanh nơi thị đang ở xem có ai đến tìm mình không.
Trên cơ sở đó, phòng PC52, công an tỉnh Nghệ An tiếp tục xác minh thông tin về người phụ nữ có biểu hiện nghi vấn, thì phát hiện người này có nhiều đặc điểm trùng khớp với đối tượng đang truy nã.
Tìm hiểu được biết, hiện đối tượng sinh sống tại thôn Thanh Phước, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên- Huế cùng chồng và hai con nhỏ. Tuy nhiên, người này lại có tên là Nguyễn Thị Hòa. Phòng PC52 bí mật phối hợp với công an tỉnh Thừa Thiên- Huế theo dõi mọi di biến động của Nguyễn Thị Hòa.
Từ nguồn tin của cơ sở, các trinh sát phòng PC52 xác định được nơi ở của Nguyễn Thị Hòa và thị đang hành nghề bán vé số. Bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc bén, sau 10 năm kiên trì điều tra, không quản khó khăn, vất vả lần tìm tung tích đối tượng, cuối cùng phòng PC52 đã xác định chính xác Nguyễn Thị Hòa chính là đối tượng truy nã Phạm Thị Hà.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Thủ trưởng cơ quan CSĐT công an tỉnh Nghệ An, chuyên án mang bí số 713M được thành lập nhằm kiên quyết tóm gọn đối tượng truy nã Phạm Thị Hà. Chuyên án do đại tá Trần Văn Minh - Trưởng phòng PC52 làm Trưởng ban, đại tá Lê Việt Hà - Phó Trưởng phòng PC52 làm Phó ban cùng 10 thành viên là các trinh sát phòng PC52 có nhiều kinh nghiệm trong công tác điều tra, chiến đấu.
Và theo kế hoạch, vào 4h ngày 24/7, tổ công tác gồm 6 đồng chí trong ban chuyên án do đại tá Lê Việt Hà - Phó Trưởng phòng PC52 chỉ đạo lên đường, vượt hàng trăm km vào tỉnh Thừa Thiên-Huế truy bắt đối tượng.
Đồng thời, ban chuyên án nhanh chóng lên kế hoạch phối hợp với công an tỉnh Thừa Thiên- Huế và công an xã Hương Phong chọn thời cơ thích hợp để vây bắt, quyết không cho đối tượng tẩu thoát. Đến tối 24/7, tổ công tác phòng PC52 công an Nghệ An cùng lực lượng công an tỉnh Thừa Thiên- Huế nhanh chóng tiến hành mật phục xung quanh khu vực nơi ở của đối tượng.
Khoảng 23h cùng ngày, ban chuyên án quyết định phá án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, khi Nguyễn Thị Hòa vừa đi bán vé số về đến nhà, xác định chắc chắn đó chính là đối tượng truy nã nguy hiểm Phạm Thị Hà, lực lượng công an lập tức ập vào khống chế, bắt gọn đối tượng.
Dù thời gian khiến cho nhân dạng Hòa khác biệt nhiều so với bản ảnh đen trắng thu được từ tàng thư căn cước hơn 20 năm về trước, nhưng với những trải nghiệm và linh cảm nghề nghiệp giúp cho đại tá Lê Việt Hà khẳng định, người bán vé số có xương gò má và cánh mũi nhô cao chính Hà.
Ban đầu Hà vẫn ngoan cố không chịu thừa nhận hành vi của mình vì thị đinh ninh rằng, sau 10 năm với vỏ bọc người bán vé số và thay tên đổi họ cùng nhiều thông tin khác trong giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, lực lượng công an sẽ không có bằng chứng để kết tội thị.
Tuy nhiên, qua đấu tranh và đưa ra bằng chứng từ ảnh và dấu vân tay được in sao trong hồ sơ tàng thư căn cước, thị đã phải cúi đầu nhận tội. Sau 10 năm lẩn trốn, kẻ mang lệnh truy nã về tội danh buôn bán ma túy trú ở thị xã Hương Trà (Thừa Thiên- Huế) với vỏ bọc người đàn bà bán vé số cuối cùng cũng bị sa lưới.
Theo Xahoi
Trùm "cái bang" nhởn nhơ làm giàu Ở các xã vùng quê Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều kẻ chuyên sống dựa vào người già, tàn tật và trẻ em xin ăn. Họ sống phè phỡn, nhà cửa khang trang trong khi những người bị chăn dắt thì bị bóc lột thậm tệ, thậm chí còn bị đánh đập, bỏ đói... Theo lời kể của nhiều nạn nhân...